Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần lưu ý những gì? Các loại thực phẩm, hoa quả, sữa dành cho người ung thư? Tìm hiểu thực đơn cho bệnh nhân ung thư hằng ngày để hỗ trợ điều trị, tăng khả năng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
Dưới đây là những nguyên tắc chung khi lực chọn chế độ dinh dưỡng cho người ung thư và các loại thực phẩm cụ thể dành cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần lưu ý
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong và sau điều trị
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Nhiều người kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh và khả năng hồi phục.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong bữa ăn cần bổ sung các nhóm chất:
– Chất đạm:
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư hằng ngày cần cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng có lợi cho sức khỏe hơn thịt màu đỏ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần bổ sung nguồn sắt, kẽm… từ thịt màu đỏ nhưng cần hạn chế.
Nên cân đối thực phẩm cho người bệnh ung thư theo tỷ lệ: 30% các loại hạt; 30% các loại củ; 10% đạm động vật, 20% rau, quả; 10% từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác.
– Chất béo:
Chất béo có giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào. Nhưng người bệnh cần lưu ý bổ sung chất béo không no. Hàm lượng chất béo không quá 50% tổng năng lượng.
– Tinh bột:
Nên lựa chọn các loại củ và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn.
– Rau quả:
Rau quả cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cần chọn các loại rau quả tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chế độ ăn riêng cho người đang điều trị ung thư
– Đối với người biếng ăn:
Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, luôn chuẩn bị sẵn thức ăn cho người bệnh. Chế biến món ăn với hương vị thơm ngon hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn. Bổ sung đầy đủ các loại nước như sữa, nước ép trái cây, canh…
– Với chứng đắng miệng:
Người bệnh cần súc miệng trước khi ăn. Hoặc để loại bỏ chứng đắng miệng, bệnh nhân có thể ăn những loại trái cây vị chua như cam, bưởi…
– Với chứng khô miệng:
Khi bị khô miệng, người bệnh thường khó nhai và nuốt thức ăn. Do đó, nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp hoặc xay nhuyễn thức ăn. Khi ăn, uống nhiều nước theo từng ngụm để dễ nuốt. Tránh ăn uống các loại thức ăn nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng dung dịch chứa cồn.
– Với chứng buồn nôn và nôn:
Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, không uống nước khi ăn. Ăn trước khi đói vì khi đói cảm giác buồn nôn sẽ tăng lên. Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nặng mùi, cay nồng.
– Với chứng táo bón:
Người bệnh cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước (1-2 lít/ngày). Bổ sung các loại nước ép rau, củ, quả, trà xanh… Đồng thời, người bệnh nên vận động thường xuyên.
Các loại thực phẩm, hoa quả, đồ uống dành cho người ung thư
Trong cuộc chiến chống ung thư, tinh thần lạc quan, chế độ dinh dưỡng góp phần rất lớn để làm nên chiến thắng. Vì thế, cần biết người ung thư nên ăn gì, uống gì và không nên ăn gì để bổ sung nhóm thực phẩm có ích nhất.
Thức ăn tốt nhất cho người ung thư
– Cá hồi
Trong chế độ dinh dưỡng người ung thư nên bổ sung cá hồi vào thực đơn. Cá hồi giàu vitamin D, vitamin B12 và axit béo omega-3 có thể kiềm chế tăng trưởng ung thư. Ngoài ra, cá hồi còn chứa chất astaxanthin – một chất dinh dưỡng chống ung thư. Chất này đã được chứng minh có hiệu quả tiêu diệt các gốc tự do.
Bằng những nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học cũng đã khẳng định mối liên hệ giữa vitamin D và ung thư. Bệnh nhân có hàm lượng vitamin D cao hơn thời gian sống cũng như thời gian bệnh tái phát lâu hơn người có hàm lượng vitamin D thấp. Ngoài bổ sung vitamin D từ cá hồi, người bệnh ung thư cũng nên tắm nắng vào buổi sáng.
Tuy nhiên, cá hồi cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần. Bởi nếu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể dung nạp nhiều độc tố như thuốc trừ sâu, thủy ngân.
– Nghệ
Thành phần chính của nghệ là curcumin có khả năng làm chậm phát triển tế bào ung thư. Bên cạnh đó, nó còn làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành tế bào ung thư, giảm viêm. Đối với tế bào ung thư đã bị đột biến, curcumin tiêu diệt và khiến chúng không lan ra. Curcumin có khả năng tấn công tế bào ung thư nhiều hơn tế bào thường, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, nghệ còn giúp ức chế tăng sinh mạch máu mới và hạn chế sự di căn của tế bào ung thư. Nghệ cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người ung thư.
Nghệ có thể thêm vào món ăn cho người ung thư hằng ngày hoặc uống bột nghệ.
– Tỏi:
Tỏi là thực phẩm nổi tiếng với tác dụng ngăn ngừa ung thư. Bổ sung tỏi vào thực đơn cho bệnh nhân ung thư hằng ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Tỏi chứa nhiều chất photochemicals có tác dụng ngăn chặn sự tạo thành của chất ung thư nitrosamines. Ăn tỏi thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh ung thư như ung thư vú, kết tràng, dạ dày, thực quản…
Trong thực đơn cho người bệnh ung thư hằng ngày nên thêm tỏi vào các món ăn. Sử dụng tỏi dưới dạng băm nhỏ, đập dập hoặc ăn tỏi sống với nước ấm.
– Các loại rau họ cải
Cải là nhóm thực phẩm chứa nhiều beta-carotene, zeaxanthin, lutein, folate, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, Glucosinolate trong rau cải có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư.
Ngoài ra cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, số ca mắc ung thư giảm thiểu đối với nhóm tiêu thụ nhiều rau cải. Các loại rau họ cải thường dùng như:
+ Bông cải xanh
+ Cải xoăn
+ Cải xoong
+ Cải horseradish
+ Mầm cải Brussels
Một số loại củ và hoa quả tốt cho người ung thư
– Cà rốt:
Cà rốt rất giàu beta carotene – là một chất chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, cà rốt còn chứa một hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư có tên gọi là falcarinol. Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư nên bổ sung cà rốt trong bữa ăn hằng ngày.
Để giữ cho các chất chống oxy hóa và falcarinol trong cà rốt không bị mất khi chế biến, nên luộc hoặc hấp nguyên củ cà rốt, sau đó thái nhỏ để dùng. Hoặc người bệnh ung thư có thể ép cà rốt tươi lấy nước uống.
+ Nho:
Loại quả này chứa nhiều Resveratrol giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bình thường. Bên cạnh đó, nó ức chế sự khuếch tán tế bào ác tính. Mặt khác, nho còn ích khí bổ huyết, lợi tiểu, hỗ trợ hoạt động của dạ dày, giảm lo lắng. Người bệnh ung thư nên ăn gì khi trải qua phẫu thuật và xạ trị thì nho là thực phẩm không thể bỏ qua.
+ Chuối:
Các chất aflatoxin B1 trong chuối có tác dụng ức chế và giảm thiểu chất gây ung thư. Thêm vào đó, chuối còn phòng chống nguy cơ ung thư tái phát hiệu quả nhờ chứa nhiều magiê và kali. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng càng nên bổ sung chuối trong thực đơn của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt, táo bón, khô miệng, rát họng… do xạ trị.
Người bệnh nên sử dụng chuối chín hoặc xay sinh tố, không nên dùng chuối sấy khô.
+ Quả mâm xôi:
Quả mâm xôi có nồng độ axit ellagic cao, đây là hợp chất tự nhiên có tác dụng chống đột biến và chống ung thư. Một số trường hợp, chất này còn có khả năng gây hiệu ứng apoptosis (làm chết tế bào ung thư).
Quả mâm xôi dù ăn dưới dạng quả tươi, sấy khô hay đông lạnh đều vẫn giữ được axit ellagic.
+ Việt quất:
Việt quất chứa nhiều chất phytochemical và flavonoids – là những chất có tính chống oxy mạnh. Chúng có tác dụng làm giảm tổn thương AND do các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn ngừa ung thư. Đồng thời, các chất này còn làm giảm sự phát triển và kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
Người bệnh ung thư nên ăn quả việt quất tươi để giữ nguyên được các chất chống ung thư.
Người bệnh ung thư nên uống gì?
– Sữa dành cho người ung thư:
Rất nhiều người bị ung thư kiêng uống sữa. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Sữa cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Sữa rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thu nên sẽ nâng cao thể trạng cho người bệnh. Tuy nhiên sữa cho người ung thư cần lựa chọn cho phù hợp. Nên dùng loại chuyên dùng cho bệnh nhân ung thư đã được bổ sung thêm axit béo không no EPA. Loại axit béo này sẽ điều trị chứng sụt cân cho bệnh nhân.
Các loại sữa người bệnh ung thư nên dùng như:
+ Sữa dạng lỏng
+ Sữa chua
+ Phô mai
Đối với các loại sữa khác cần có tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng vừa đủ. Sữa cho người ung thư cũng không nên quá nhiều EPA để tránh kích thích tế bào ung thư phát triển. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
– Trà xanh:
Hoạt chất catechin trong trà xanh đã được chứng minh là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ AND khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp ngăn chặn một loại enzyme kích thích các tế bào ung thư di căn có tên gọi là urokinase.
Khi mua trà xanh, nên chọn lá rời thay vì trà túi. Bởi trà lá rời có khả năng khuếch tán catechin trong nước nóng tốt hơn. Để tăng sự hấp thu của catechin, khi uống nên pha thêm một chút nước ép cam quýt. Bệnh nhân ung thư nên uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày.
– Nấm lim xanh:
Nấm lim xanh là loại thảo dược giúp phòng chống, ngăn ngừa ung thư tái phát không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các dược chất trong nấm lim xanh như Germanium, Triterpenes, Beta-glucans, Ling zhi-8 protein… không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mà còn hỗ trợ chữa ung thư rất tốt. Ngoài ra, nấm lim xanh còn giúp đào thải các chất độc trong quá trình hóa trị, xạ trị. Công dụng nấm lim xanh còn giúp người bệnh ung thư nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe, sớm hồi phục sau điều trị. Người bệnh sau điều trị sử dụng nấm lim xanh đều đặn còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Xem thêm: Thực phẩm cho người bệnh ung thư
Bị ung thư kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cũng cần phải lưu ý những thực phẩm nên kiêng để không khiến bệnh thêm trầm trọng.
– Người bệnh cần tránh thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu tái, sống; các gia vị cay như ớt, hà tiêu, mù tạc…
– Ung thư kiêng ăn gì? Hãy tránh các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực phẩm biến đổi gen.
– Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản, chất tạo màu, đường hóa học như xúc-xích, thịt muối, thịt xông khói, tương cà…
– Bỏ thuốc lá, rượu, hạn chế các loại đồ uống chứa caffeine.
– Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu… cần hạn chế ăn vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó hấp thu. Không những thế, thịt màu đỏ còn có tính axit, dư hormone tăng trọng, kháng sinh, kí sinh… không tốt. Người bệnh ung thư chỉ nên ăn từ 300-500 gam thịt đỏ mỗi tuần.
Xem thêm: