Nấm hương là loại thực – dược phẩm cần thiết để điều trị nhiều chứng bệnh như: ung thư, bổ thận tráng dương, tăng cường hệ miễn dịch…
Khái niệm về nấm hương
Tên gọi
+ Nấm hương còn có tên gọi khác là nấm đông cô, nấm hương đàm hay bioóc hom. Đây là loại thực phẩm thuộc họ nấm tán polyporaceae (pleurotaceae). Loại nấm này có nguồn gốc từ Đông Á với giá trị dinh dưỡng cao.
+ Tên khoa học: Lentinus (Berk.) Sing, Agaricus rhinozerotis Berk.
Đặc điểm của nấm hương
Nấm hương có hình dạng như thế nào?
Nấm hương có hình dạng giống cái ô với đường kính khoảng 4 – 10cm. Bình thường, nó mang màu nâu nhạt. Khi chín, loại nấm này chuyển sang màu nâu sậm. Bên trong thịt nấm mang sắc trắng và có cuống hình trụ. Tai nấm thường có màu nâu ở mặt trên. Ở mặt dưới có sự đan xen giữa những vảy nhỏ màu trắng. Loại nấm này hay mọc trên những cây có tán lá to như sồi, phong….
Đặc tính của nấm hương trong y học
Theo Y học cổ truyền, “dược liệu” này có vị ngọt với công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết…. Vì thế, đây được xem là “thực phẩm vàng” cho những người bị bệnh thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng, hay bệnh tiểu đường…
Trong Đông y, đây vị thuốc bổ nổi tiếng có thể giúp trường thọ. Nguyên nhân là do loại dược liệu này có chức năng chống lão hóa cơ thể.
Thành phần của nấm hương
Nấm hương chứa nhiều chất đạm, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu. Theo thông tin từ Zing News, trong loại thực phẩm này có đa dạng các loại vitamin A,C, B, D…. Những loại vitamin này có tác dụng duy trì cuộc sống, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus gây bệnh. Trong nấm hương khô còn có chứa khoảng 30 loại enzym cùng tất cả các loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm dinh dưỡng này còn có một số loại alcool hữu cơ – chất tạo mùi thơm đặc trưng của nấm.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 100g nấm hương khô sẽ chứa 12,5g đạm, 1,6g chất béo, 16mg canxi, 240mg kali, 3,9g sắt và 60g đường cùng nhiều loại vitamin khác.
Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong loại dược liệu này có chứa dược chất giúp kìm hãm sự phát triển ung thư. Vì thế, loại nấm này còn được sử dụng như một loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư ở xứ sở hoa anh đào.
Công dụng của nấm hương
Nấm hương giúp phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư
Tác dụng dược lý của nấm hương với bệnh ung thư
Nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản cho thấy, trong nấm đông cô có chứa chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM). Đây là 2 chất khiến nó mang tác dụng dược lý. Đồng thời, đây cũng là chất hỗ trợ điều trị ung thư, tăng tỷ lệ sống của người bệnh ở Nhật.
Trong một nghiên cứu khác, “vua của các loại nấm” còn chứa AHCC. Đây là dạng hợp chất có sự pha trộn giữa acid amin, polisaccarit và các khoáng chất. Hợp chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
Theo đó, giáo sư Smith từng thực hiện thí nghiệm trên loại chuột với chất AHCC. Kết quả thật bất ngờ khi hợp chất này có thể loại bỏ những loại virus HPV trong 90 ngày và khiến khối u cổ tử cung chững lại.
Bài thuốc chứa bệnh ung thư từ nấm hương
+ Chuẩn bị: Nấm hương khô, mộc nhĩ đen, hải sâm, gừng, tỏi, gia vị.
+ Cách làm:
- Sơ chế: Tất cả nguyên liệu mang rửa sạch. Hải sâm cần thái miếng, riêng với những loại gia vị như gừng cần thái chỉ.
- Thực hiện: Hải sâm mang xào qua, sau đó cho thêm mộc nhĩ và nấm đã sơ chế. Khi tất cả đã chín đều, thêm gia vị như gừng, tỏi… vào và đun khoảng 2 phút.
Nấm hương giúp bổ thận tráng dương
Theo dân gian, khi kết hợp nấm hương và bồ dục lợn cùng gia vị sẽ có tác dụng tráng dương. Với những người bị bệnh về sinh lý, nấm hương vừa là thực phẩm vừa là “thần dược”.
Tác dụng dược lý của nấm hương
Kết hợp hai loại thực phẩm này giúp kích thích khả năng tiêu hóa của cơ thể. Đây là phương pháp phù hợp cho những người bị yếu sinh lý, người hay bị đau lưng, mỏi gối, ăn không ngon miệng.
Bài thuốc giúp tráng dương bằng nấm hương
+ Chuẩn bị: Nấm hương, bồ dục lợn
+ Cách làm:
- Sơ chế: Mang rửa sạch nấm và cắt bỏ phần chân. Với bồ dục lợn, bạn cần bổ đôi và ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng để rửa sạch những chất cặn bã. Tiếp đó, bạn loại bỏ hết phần gân trắng và thái miếng.
- Thực hiện: Để có món ăn vừa ngon vừa bổ, tốt nhất bạn nên xào riêng bồ dục lợn và nấm. Sau khi cả hai đã chín đều, bạn mới cho chúng vào và trộn đều với nhau.
Nấm hương giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng dược lý
Theo báo sức khỏe đời sống, loại thực phẩm dinh dưỡng này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Với tác dụng kiện tỳ, bổ thận, ích khí dưỡng huyết, nấm hương được xem như “thần dược” của những người bị suy nhược, mệt mỏi hay bị mất ngủ.
GS. Sue Percival cho biết, ăn nấm hương mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, nó còn giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
Bài thuốc từ nấm hương
+ Chuẩn bị:
- 250g nấm hương
- 100g mộc nhĩ đen
- 500g thịt gà mái
- Gia vị
+ Cách làm:
- Sơ chế: Mang nấm khô cùng mộc nhĩ ngâm vào nước tới khi nở hết. Sau đó, bạn thái chỉ cả hai loại thực phẩm này. Thịt gà mang chặt miếng vừa phải.
- Thực hiện: Cho tất cả những loại thực phẩm đã được sơ chế vào nồi với lượng nước vừa đủ và hầm. Nhớ để lửa nhỏ khi đang hầm. Khi thịt gà đã chín, bạn cho thêm gia vị vừa đủ vào. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mọi người nên ăn lúc còn nóng.
Giải độc và bảo vệ gan bằng nấm hương
Tác dụng của nấm hương
Nấm hương chứa nguồn chất khoáng phong phú. Nó có khả năng làm giảm nguy cơ gây bệnh từ chất gây hại như: carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đến mức tối đa. Nhờ đó, lượng glycogen trong gan tăng cao khiến men gan hạ thấp.
Bên cạnh đó, loại thực – dược phẩm này còn có thể giải độc và bảo vệ gan. Chất polysaccharide giúp hoạt hóa và miễn dịch các tế bào. Thông qua quá trình chuyển hóa, tế bào lympho được sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Loại nấm này đặc biệt tốt với những người hay uống rượu, hút thuốc lá.
Bài thuốc chữa bệnh bằng nấm hương
+ Chuẩn bị:
- 5 cây nấm cỡ trung bình
- 2 miếng thịt gà hoặc chân gà
- 1 thìa rượu
+ Cách làm:
- Sơ chế: Mang rửa sạch 2 thịt gà và nấm. Vì là nấm khô nên cần được ngâm trong nước khoảng 1 tiếng và bỏ cuống.
- Thực hiện: Cho cả nấm vào nồi cùng 1 lít nước và đun sôi. Sau đó, để lửa liu riu trong vòng 40 phút. Cần chú ý tới lửa tránh tính trạng nước trào ra ngoài. Sau đó, cho thịt gà vào và tiếp tục hầm trong vòng 10 phút là bạn đã có món canh ngon mắt, bổ dưỡng cho cả gia đình. Cuối cùng, thêm 1 thìa rượu và đun trong 2 phút để thêm hương vị cho món ăn.
- Liều lượng: Ăn liên tục trong 1 tuần với tỷ lệ 6 – 16g nếu là nấm khô và 90g với nấm tươi trong 1 lần.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có tác dụng bổ sung sắt cho cơ thể, trị bệnh viêm dạ dày, sởi, đau lưng mãn tính, trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Cách chế biến, lựa chọn và bảo quản nấm hương
Chế biến nấm hương
Nấm hương là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vừa có thể là thực phẩm vừa được dùng làm dược liệu.
Nấm hương tươi
Trước khi đưa vào chế biến, bạn cần cắt gốc và ngâm vào nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó, chần qua nước sôi khoảng 1-2 phút và rửa sạch. Trong khi nấu, chỉ nên để nấm đun trong khoảng 7 phút để giữ độ giòn. Tuy nhiên, với món hầm, bạn có thể đun trong nước sôi lâu hơn.
Với nấm hương khô
Trong khâu sơ chế, bạn cần để ngâm nấm trong nước ấm khoảng 30 phút. Việc này sẽ giúp chúng nở hết, và bạn có thể rửa sạch bụi bẩn bám trong kẽ nấm. Khi rửa, cần chú ý phần mũ nấm, nên rửa thật kĩ vì đây là nơi “trú ngụ” của vi khuẩn và bụi, đất. Cuối cùng, hãy cắt hết chân và vắt sạch nước để đảm bảo chúng có thể ngấm gia vị nhanh hơn. Khi nấu, nên thả nấm vào ngay từ đầu (với món hầm) để những chất dinh dưỡng tiết ra làm ngọt nước.
Một số món ăn làm từ nấm hương
Nhờ sử dụng loại thực phẩm dinh dưỡng này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn với công dụng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, bạn cần tham khảo quan điểm dinh dưỡng trong y học cổ truyền.
Nấm nấu đậu
+ Chuẩn bị:
- 2 bìa đậu phụ
- 10 tai nấm hương tươi
- 2 tép
- Gừng
- 3 củ hành khô
- 1 thìa dầu ăn
- 1 thìa tinh bột bắp
- Gia vị khác
+ Cách làm:
- Sơ chế: Đậu phụ mang cắt lát (mỗi lát khoảng 3cm). Sau đó mang ngâm nước muối trong 10 phút. Nấm mang rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Gừng thái lát, tỏi băm nhỏ.
- Thực hiện: Cho nước và bột bắp vào khuấy đều. Cho dầu ăn vào đun nóng, tiếp đó bỏ gừng và tỏi vào, phi thơm. Lúc này, bạn cho nấm đã qua sơ chế vào xào tới khi thấy mềm. Tiếp theo, bạn cho nấm cùng những gia vị khác vào chảo và đảo đều. Nên nhẹ tay để đảm bảo rằng đậu phụ không bị vỡ nát.
Xem thêm: Các món ăn từ nấm đông cô
Chân giò hầm nấm hương
+ Nguyên liệu:
- 150g nấm hương
- 1 chân giò lợn
- Gia vị
+ Cách làm:
- Sơ chế: Chân giò lợn mang hơ lửa, làm sạch và chặt miếng. Nếu chọn nấm tươi chỉ cần rửa sạch và cắt chân. Với nấm khô, bạn nên ngâm trong nước khoảng 15 phút và cắt bỏ chân, rửa sạch.
- Thực hiện: Cho chân giò lợn đã chặt miếng vào nồi, thêm 500ml nước. Mang hầm nhừ chân giò rồi mới cho nấm vào nấu trong 20 phút. Sau đó, bạn bỏ thêm gia vị tùy theo khẩu vị của từng người.
Cách bảo quản nấm hương
Với nấm hương tươi
Trước khi mang bảo quản, bạn nên cắt rễ, nhúng qua nước sôi trong khoảng 1-2 phút. Sau đó, mang rửa lại với nước lạnh. Cuối cùng, mang nấm bỏ vào hộp có nắp, đổ ngập nước và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, bạn có thể giữ chúng luôn tươi trong vòng 3-4 ngày mà không phải lo nấm bị mất chất.
Với nấm hương khô
Thông thường, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm khô để có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, với thời tiết ở nước ta, nhất là thời điểm đầu xuân, đồ khô rất dễ bị mốc. Vậy bảo quản nấm khô như thế nào?
Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ khi muốn bảo quản chúng chính là chọn nơi khô ráo, thoáng mát.
Không đặt nấm ở nơi ẩm ướt, tránh xa vị trí thường có sự xuất hiện của côn trùng.
Nên đặt chúng vào những chiếc giỏ tre và treo lên cao để tránh bị nấm mốc xâm nhập.
Để nấm hương khô không bị đổi sắc, thay vị hay bị mọt xâm nhập, bạn cần cho chúng vào hộp nhựa hoặc túi nilon. Điều bạn cần làm bây giờ chỉ là đặt chúng ở nơi thoáng, với nhiệt độ vừa phải.
Một cách làm khác là cho loại thực phẩm này vào túi bóng kính, túi ziplog, buộc chặt. Sau đó, mang cất ở ngăn mát. Với cách làm này, bạn sẽ chẳng phải lo lắng lũ vi khuẩn, nấm mốc đáng ghét sẽ xâm nhập vào.
Cách lựa chọn nấm hương
Nấm hương là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn đúng cách.
Đối với nấm hương tươi
Trên thực tế, những cây nấm nhỏ và non lại càng ngon. Khi chọn, bạn nên lựa loại nấm có màu hơi nâu, dày và có mùi thơm đặc trưng. Hơn nữa, phần chân nấm phải nhỏ, ngắn và có cảm giác khô tay khi sờ vào. Nên mua những cây nấm đều nhau, phần thân chắc, ở mũ nấm không có dấu hiệu bầm dập hay bị khô do mất nước. Loại nấm đã bắt đầu có mùi lạ thì nhất định không nên mua bởi chúng đã để quá lâu. Tốt nhất, người tiêu dùng chỉ nên mua loại nấm còn tươi, thời gian thu hoạch tối đa từ 1-2 ngày.
Với nấm hương khô
Bạn nên chọn mua những cây nấm đã được phơi khô. Đặc biệt, chúng phải đều nhau và không bị nấm mốc. Hãy tìm mua những cây nấm có hình cúc áo. Khi ngâm nước, nấm nở ra nhưng vẫn giữ được độ dai vốn có của nó. Đặc biệt, chúng thường có mùi thơm dịu nhẹ.
Người tiêu dùng cũng nên loại bỏ loại nấm có màu nâu đậm. Bởi, đây có thể là những cây nấm độc.
Xem thêm:
Nên mua nấm hương ở đâu?
Nấm hương không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu. Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng. Vì thế, khi mua dược liệu này, tốt nhất bạn nên lựa chọn mua ở địa chỉ uy tín.
Những hiệu thuốc đông dược, phòng khám đông y… là địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng. Bạn cũng có thể mua ở bên ngoài nhưng nên chọn sản phẩm ở nơi có giấy phép hoạt động.
Một địa điểm tốt nhất cho khách hàng là những tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn…. Đây là những nơi chuyên nuôi trồng và thu hoạch nấm hương rừng. Vì thế, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng sản phẩm.
Giá nấm hương trên thị trường Việt
Bảng giá nấm hương bán lẻ
STT | Loại nấm | Bảng giá (Đồng/kg) |
1 | Nấm hương cỡ lớn | 800.000đ/kg |
2 | Nấm hương cỡ trung bình | 600.000đ/kg |
3 | Nấm hương cỡ nhỏ | 500.000đ/kg |
4 | Nấm hương cỡ nhỏ nhất | 400.000đ/kg |
Bảng giá nấm hương bán buôn
STT | Loại nấm | Bảng giá |
1 | Nấm hương loại thường | 205.000đ/kg |
2 | Nấm hương loại đặc biệt | 255.000đ/kg |
3 | Chân nấm hương | 55.000đ/kg |
Xem thêm: