Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng gì? – Báo Dân trí. Tác dụng sâm cau đỏ ngâm rượu theo y học cổ truyền và y học hiện đại. Cách chọn sâm cau đỏ đúng chuẩn để ngâm rượu. Hướng dẫn ngâm rượu với sâm cau đỏ tươi và khô. Đối tượng được sử dụng và không được sử dụng rượu sâm cau đỏ. Cách bảo quản sâm cau đỏ ngâm rượu.
Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm ra sao cũng là câu hỏi của nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi. Với sức hút của sâm cau đỏ thì hiện nay đây được coi là dược liệu được săn lùng khá nhiều.
Sâm cau là một loài cây có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên. Cây còn có tên gọi khác như: Tiên mao, ngải cau. Đây là một loài cỏ có chiều cao khoảng 35 – 40cm. Lá dài tầm 15 cm, có hình dáng giống lá cau nên mới có tên là sâm cau. Sâm cau có củ màu đỏ, hoa có màu vàng. Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như: Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam… Đa phần, sâm cau thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi.
Sâm cau có hai loại là: sâm cau đỏ và sâm cau đen. Nếu so sánh về công dụng thì sâm cau đen có nhiều tác dụng hơn sâm cau đỏ. Sâm cau đen tuy có tác dụng bổ thận tráng dương tốt hơn sâm cau đỏ nhưng độc tố cao, lại còn gây ngứa nên ít được dùng ngâm rượu. Sâm cau đỏ ngâm rượu lại ít độc, rượu thơm và ngon hơn rượu ngâm sâm cau đen. Vì thế, khi ngâm rượu, người ta chỉ sử dụng sâm cau đỏ.
Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng gì?
Sâm cao đỏ có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh. Tác dụng của sâm cau đỏ ngâm rượu được chia theo hai hướng: Tác dụng theo y học cổ truyền và tác dụng theo y học hiện đại.
Tác dụng của rượu ngâm sâm cau đỏ theo y học cổ truyền
Sâm cau đỏ ngâm rượu theo y học cổ truyền có tác dụng:
- Giúp cường tráng gân cốt.
- Điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý.
- Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.
- Tác dụng bồ bổ sức khỏe.
- Tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ
- Chữa bệnh về lưng, tay chân lạnh.
- Ngoài ra, chữa các bệnh trĩ, đi phân lỏng, ho, vàng da, đau bụng.
Sâm cau đỏ ngâm rượu theo y học hiện đại có tác dụng gì?
Sâm cau đỏ theo y học hiện đại có tác dụng đẩy mạnh khả năng thích nghi của cơ thể khi rơi vào trường hợp thiếu oxy. Hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch, thay thế hormone sinh dục nam. Thí nghiệm được thực hiện trên chuột bị cắt bỏ hai tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu đã tiêm một lượng cồn 10gr/kg chứa sâm cau đỏ vào con chuột. Sau một thời gian thí nghiệm, trọng lượng của túi tinh của con chuột tăng lên đáng kể.
Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng phổ biến nhất từ cổ truyền đến hiện đại chính là tác dụng tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới.
Chuẩn bị trước khi ngâm rượu sâm cau đỏ
Trước khi tiến hàng ngâm rượu, người dùng phải lưu tâm đến việc chọn củ sâm cau đỏ, cách chọn rượu và chọn bình để ngâm.
Chọn sâm cau đỏ ngâm rượu chuẩn
Bộ phận sâm cau đỏ dùng để ngâm rượu
Củ sâm cau đỏ chính là bộ phận được sử dụng làm nguyên liệu để ngâm rượu. Hàng năm, cứ vào tháng 11, người dân sẽ đi đào củ sâm cau đỏ về phơi khô làm thuốc. Củ sâm có thể để nguyên cả củ ngâm rượu hoặc thái mỏng ra ngâm cho dễ. Củ sâm cau đỏ có vỏ màu đỏ, phần bên trong có màu trắng. Sau khi phơi khô, củ sâm cao đỏ có mùi thơm ngậy.
Chọn củ sâm cau đỏ ngâm rượu
Khi chọn củ sâm cau đỏ ngâm rượu, vấn đề củ to củ nhỏ không quan trọng. Trên cả một nhánh cây, có thể có củ to củ bé là điều không tránh được. Vì thế, khi lựa chọn, vấn đề to hay bé không ảnh hưởng đến chất lượng rượu ngâm. Người dùng chỉ cần chọn củ không bị sâu, bị dập hay thối hỏng. Vỏ khi bóc ra có màu đỏ, bên trong trắng. Cẩn thận hơn, người dùng có thể bẻ đôi để ngửi. Nếu thấy củ có mùi thơm và nồng thì chọn.
Chọn rượu ngâm sâm cau đỏ
Đối với rượu ngâm sâm cau đỏ thì người dùng có thể sử dụng rượu trắng thông thường. Nếu ai muốn dùng những loại rượu đắt tiền đều được. Về độ của rượu thì dao động khoảng 40 – 45 độ là hợp lý. Không chọn loại rượu có nồng độ cao bởi khi đem sử dụng rất khó uống vì nặng.
Chọn bình ngâm rượu sâm cau đỏ
Với bình ngâm rượu, người dùng chỉ nên lựa chọn hai chất liệu là: Thủy tinh hoặc sành sứ. Tuyệt đối không sử dụng chất liệu nhựa dẻo để chứa rượu. Khi để rượu lâu dài trong bình nhựa dễ sinh ra các chất độc gây nguy hại cho cơ thể.
Về dung tích bình thì tùy vào số lượng sâm cau đỏ ngâm với bao nhiêu lít rượu. Tỷ lệ ngâm phổ biến là: 1kg sâm cau tươi ngâm với 3 lít rượu, 1kg sâm cau khô ngâm với 5 – 7 lít rượu.
Sơ chế sâm cau đỏ trước khi ngâm rượu
Củ sâm cau đỏ có tính độc nhẹ nên trước khi ngâm rượu, người dùng bắt buộc phải sơ chế để loại bỏ độc tố nguy hiểm. Khi đã khử được độc tố, người dùng có thể an tâm sử dụng mà không lo các phản ứng phụ. Loại bỏ độc tố có 3 cách cơ bản như sau:
- Ngâm củ sâm cao đỏ vào nước vo gạo nhiều lần trong ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 2 – 3 giờ.
- Ngâm vào nước lã nhiều lần trong ngày. Khi nước không còn vẩn đục mới đem củ sâm cau đỏ ra ngâm rượu.
- “Cửu chưng cửu sái”: Đây là cách đem củ sâm cau đỏ đi đồ hoặc hấp rồi phơi khô. Làm đi làm lại như thế đúng 9 lần rồi cho vào trong đường cát để bảo quản. Đây là cách sơ chế rất hiệu quả nhưng tốn công sức, mất nhiều thời gian.
Để quá trình sơ chế được nhanh, người dùng có thể thái củ thành lát nhỏ để độc tố ra nhanh hơn. Khi củ được thái thành lát nhỏ thì sẽ nhanh ra nhựa hơn. Ngâm qua nước vo gạo khoảng 2 – 3 lần là có thể hết được độc tố. Ngâm xong để ráo là có thể dùng ngâm rượu được.
Xem thêm: Hình ảnh sâm cau đỏ rừng – Phân biệt sâm cau đỏ thật giả
Xem thêm:
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ ngâm rượu có hai cách phổ biến nhất là ngâm với củ sâm cau đỏ tươi và củ sâm cau đỏ khô.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ khô
Củ sâm cau đỏ sau khi được ngâm qua nước vo gạo để loại bỏ độc tố thì đem thái lát mỏng. Đây được coi là cách ngâm dễ ngấm rượu và sử dụng được nhanh. Đồng thời, các dược chất quý trong củ sâm cau đỏ sẽ nhanh chóng chiết xuất ra rượu.
Cách làm ngâm rượu sâm cau đỏ khô như sau:
- Củ sâm cau đỏ thái thành lát mỏng có bề dầy: 1cm.
- Sau đó đem sao vàng, chỉ để nhỏ lửa và sao khoảng 10 phút.
- Đem những miếng sâm cau đỏ đã được sao vàng ngâm cùng 5 – 7 lít rượu trắng 40 – 45 độ
- Ngâm khoảng hơn tháng là sử dụng được.
Đối với trường hợp phơi khô nguyên củ thì khi ngâm với rượu phải để sau 3 – 4 tháng mới được sử dụng.
Cách ngâm sâm cau đỏ tươi với rượu
Nguyên liệu:
- Sâm cau đỏ loại tươi: 1Kg
- Rượu trắng 45 độ: 3 lít
Cách ngâm: Cho sâm cau đỏ loại tươi và rượu trắng vào bình thủy tinh ngâm. Nếu là dạng nguyên củ thì tầm 3 tháng là dùng được. Đối với dạng thái lát thì hơn tháng là có thể uống.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ phối hợp nhiều vị
Ngâm rượu sâm cau đỏ phối hợp với bìm bịp và tắc kè
Thành phần:
- Bìm bịp: 1 con
- Tắc kè núi: 2 – 3 con (đã được làm sạch)
- Sâm cau đỏ: 50g
- Rượu trắng: 1.500 ml
Cách ngâm:
- Ngâm rượu khoảng 100 ngày là dùng được. Để càng lâu, sâm cau đỏ ngâm rượu càng tốt.
- Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống dùng 1 chén nhỏ. Dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.
- Rượu sâm cau đỏ ngâm thêm với bìm bịp và tắc kè có tác dụng bổ thận tráng dương.
Rượu sâm cau đỏ phối hợp với dâm dương hoắc, ba kích…
Nguyên liệu:
- Sâm cau: 12g
- Củ ba kích tím: 12g
- Lá dâm dương hoắc khô: 12g
- Tri mẫu: 12g
- Hoàng bá: 12g
- Đương quy: 12g
- Rượu trắng: 1 lít
Cách ngâm:
- Đem tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh để ngâm.
- Sau 3 – 4 tháng là có thể sử dụng được
- Có tác dụng chữa tăng huyết áp, tiền mãn kinh. Ngoài ra, giúp tăng gân cốt và bổ dương.
Tham khảo thêm: Những điều chưa biết về sâm cau đỏ ngâm rượu – Báo Dân trí
Một số lưu ý khi sử dụng sâm cau đỏ ngâm rượu
Sau khi sâm cau đỏ ngâm rượu đã được hoàn thành, người dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau: Đối tượng được dùng và không dùng rượu ngâm sâm cau đỏ, liều lượng dùng, thời gian và điều kiện bảo quản rượu tránh hư hỏng.
Đối tượng được sử dụng rượu ngâm sâm cau đỏ
- Người già đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
- Người có triệu chứng yếu sinh lý: Liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm…
- Người bệnh bị suy giảm chức năng tình dục.
- Người khỏe mạnh nhưng vẫn muốn tăng cường sinh lý.
- Người không mắc chứng bệnh về gan và thận.
Đối tượng không được sử dụng sâm cau đỏ ngâm rượu
- Người có chức năng gan và thận kém tuyệt đối không sử dụng rượu ngâm sâm cau đỏ.
- Người hay bị dị ứng, nhạy cảm với rượu và dược liệu.
- Người có cơ thể ốm yếu, nhiều bệnh tật.
- Người bị “âm hư hỏa vượng”. Biểu hiện của người “âm hư hỏa vượng” như sau: Đầu choáng, lòng bàn chân tay nóng, họng khô, gò má đỏ, sốt về chiều, mồ hôi trộm, đại tiện táo, phiền táo, mất ngủ…
- Người phải kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng sử dụng sâm cau đỏ
- Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trước bữa ăn.
- Không nên dùng quá 30 ml ngày
- Không nên dùng liên tục trong ngày và nhiều ngày liên tiếp.
- Khi sử dụng rượu ngâm sâm cau đỏ với liều cao và liên tục sẽ gây cường dương mạnh. Từ đó, dẫn tới hao tổn tinh lực của người dùng, tổn hại đến sức khỏe.
Thời gian ngâm rượu sâm cau đỏ
- Thời gian ngâm rượu sâm cau đỏ nguyên củ rơi vào tầm 80 – 90 ngày (tầm 3 tháng). Sau thời gian trên, rượu có thể sử dụng được.
- Thời gian ngâm rượu sâm cau đỏ thái lát sẽ ngắn hơn, khoảng 40 – 50 ngày. Sau thời gian trên, rượu có thể sử dụng được.
Điều kiện bảo quản sâm cau đỏ ngâm rượu
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bình, nơi quá nhiều ánh nắng.
- Để nơi khô thoáng, nhiệt độ khoảng 25 độ C là hợp lý.
- Tránh nơi ẩm mốc, bụi bặm.
Xem thêm: