Giỏ hàng

Hình ảnh sâm cau đỏ rừng? Phân biệt sâm cau đen, đỏ thật giả? Dân trí

Hình ảnh sâm cau đỏ trong rừng khác gì với sâm cau đen? Tác dụng của sâm cau. Cách dùng sâm cau. Báo Dân trí. Cây sâm cau mọc ở đâu? Có mấy loại sâm cau, loại nào tốt nhất để chữa yếu sinh lý? Cách phân biệt các loại củ sâm cau tươi, khô. Cách nhận biết hình ảnh cây sâm cau rừng thật giả. Phân biệt sâm cau đỏ rừng với củ cây bồng bồng, các loại rễ dại khác?

Hình ảnh sâu cau như thế nào, thảo dược thiên nhiên này có tác dụng gì? Đây là những thắc mắc của rất nhiều độc giả. Chuyên gia nói gì về thảo dược này?

hình ảnh sâm cau

Hình ảnh sâm cau mọc tự nhiên.

Hình ảnh sâm cau trong rừng

Hình ảnh sâm cau thường dễ nhầm lẫn với một số loại rễ cây khác như bồng bồng, huyết giác… Vì vậy, nhiều gian thương làm giả sâm cau bằng các loại rễ dại kiếm lời.

Sâm cau có tên học thuật là Curculigo orchioides. Cây thuộc họ Hypoxidaceae. Sâm cau được dân gian gọi với nhiều tên khác nhau như sâm đen, tiên mao, cồ nốc lan, ngải cau… Theo y học cổ truyền, sâm cau có nhiều tác dụng khác nhau như chữa sốt xuất huyết, thận hư, tăng cường sinh lực, chữa tinh trùng yếu…

Đến nay, khoa học nghiên cứu, sâm cau chứa hàm lượng lớn các dược chất:

  • Curculigin A: Kích thích ham muốn tình dục;
  • Nhóm chất cycloartan triterpen saponin: Kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nam. Nhóm chất này cũng giúp sự điều hoà máu trong cơ thể hiệu quả hơn.

Trước khi chọn mua thảo dược này để chữa yếu sinh lý, tăng cường sức khoẻ, người tiêu dùng cần thông minh để nhận biết đúng loại sâm cau tốt, chất lượng.

Có mấy loại sâm cau?

Trên thị trường thường phân sâm cau làm 2 loại: Sâm cau đỏ và sâm cau đen. Một số người bán giải thích, sâm cau đỏ có màu hồng gần giống màu khoai lang tím. Theo họ, sâm cau đen có hình dáng gần giống cây cau, có màu đen. Nhiều thương lái cũng cho biết, sâm cau đỏ tốt hơn nhiều và được dùng phổ biến hơn hẳn so với sâm cau đen.

Tuy nhiên, những người trong ngành Đông y cho biết, sâm cau chỉ có một loại duy nhất. Đó là sâm cau đen. Sâm cau đỏ thực chất là rễ bồng bồng mà các gian thương tự đặt nhằm qua mắt người chưa từng biết hình ảnh sâm cau. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác. Trong khi sâm cau đen có nhiều tác dụng khác nhau như tăng cường sinh lý, tốt cho xương, chữa cao huyết áp… Còn sâm cau đỏ (rễ bồng bồng) chỉ có công dụng lợi tiểu. Thậm chí, sâm cau đỏ còn có tác hại nếu không làm sạch vỏ.

Bên cạnh đó, loài cây này rất quý và hiếm, trong khi lượng cầu trên thị trường lại rất cao. Vì vậy, có rất nhiều địa phương trồng sâm cau để bán. Tiên mao nhân tạo cũng tốt cho sức khoẻ, nhưng hàm lượng dược chất không thể cao như tiên mao rừng.

Báo Dân trí đã đưa tin về cách phân biệt cây sâm cau với các loại rễ dại khác. Độc giả có thể tham khảo theo đường dẫn dưới đây:

Hướng dẫn nhận biết rễ cây sâm cau với các rễ cây khác – Báo Dân trí

Hình ảnh cây sâm cau tươi

Hình ảnh sâm cau tươi khá đặc trưng nên rất dễ nhận biết. Do đó, chỉ cần tinh mắt quan sát, bạn có thể chọn đúng loại sâm cau đỏ tốt.

hình ảnh cây sâm cau

Rễ củ cây sâm cau là phần được sử dụng trong Đông y.

Sâm cau mọc ở đâu?

Sâm cau (tiên mao) thuộc họ cây thích ẩm và ánh sáng. Do đó, loài cây này thường mọc ở nơi có đất màu mỡ tại các thung lũng hoặc chân núi. Cây phát triển tốt nhất vào mùa mưa ẩm. Cây sâm cau gồm có các phần: Rễ (củ sâm cau), hoa, quả, lá. Đây là loài cây khá phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Ở nước ta, tiên mao sinh trưởng chủ yếu tại các tỉnh miền núi như: Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

Đặc điểm nhận dạng cây sâm cau

Một số đặc điểm nhận dạng cây sâm cau tươi:

  • Lá cây có màu xanh, gần giống lá sả nhưng to và ngắn hơn. Màu lá sâm cau đậm hơn lá sả.
  • Hoa màu vàng tươi, gần giống hoa bí.
  • Rễ cây sâm cau ở dạng nguyên củ và chia làm nhiều đốt. Một cây sâm cau chỉ có một củ lớn. Xung quanh củ này sẽ có những rễ con mọc. Vì vậy, hình dạng củ rễ sâm cau gần giống với cây cau.
  • Sâm cau tươi có màu hơi nâu đen.
  • Chiều dài: 15 – 20cm.
  • Có mùi hăng.
  • Cây thường mọc thành các cụm gần như cây sắn.

Hình ảnh cây sâm cau khô

Sâm cau sau khi phơi khô vẫn giữ màu nâu đen gần giống khoai sọ. Mùi hăng của cây nhẹ hơn. Sau khi phơi khô, nếu không cạo sạch vỏ khi uống sẽ bị ngứa, đau bụng.

Xem thêm: Sâm cau có tác dụng phụ gì? Sử dụng sâm cau đỏ cần kiêng gì?

Hình ảnh cây sâm cau trong rừng và nhân tạo

Hiện nay, cây sâm cau thường được trồng khá nhiều. Sâm cau mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâm cau trồng sẽ không tích luỹ nhiều dinh dưỡng như sâu cau trong rừng. Một số khác biệt giữa hai loại sâm cau này:

  • Sâm cau trồng có tán lá rộng hơn, màu không xanh bằng;
  • Củ sâm cau trồng to hơn so với sâm cau rừng;
  • Kích thước các củ sâm cau trồng thường rất đều nhau. Kích thước các củ sâm cau rừng không đồng đều;

Phân biệt hình ảnh cây sâm cau thật giả

Hình ảnh sâm cau trên nhiều website khác thường là rễ bồng bồng, các loại rễ dại khác. Các loại rễ này thường không gây hại nhưng cũng không hề có tác dụng chữa yếu sinh lý. Vì vậy, việc sâm cau được nhận biết đúng loại thật là rất cần thiết.

Do sâm cau có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khoẻ, dược liệu này là tâm điểm tìm kiếm của các quý ông. Để kiếm lợi nhuận, các gian thương đua nhau bán thảo dược này một cách tràn lan. Chỉ vì tin những lời quảng cáo phóng đại lên mây của người bán, nhiều người mua phải sâm cau giả không hề có tác dụng.

Họ không “táng tận lương tâm” đến mức bán “độc dược” cho người tiêu dùng. Nhưng sâm cau được làm giả chủ yếu bằng các loại rễ cây rừng vô hại. Một trong số rất phổ biến là rễ cây bồng bồng. Thị trường thường gọi rễ bồng bồng là sâm cau đỏ. Phái mạnh mua rễ bồng bồng về uống thường thấy thanh nhiệt, đi tiểu tốt hơn.

Thế nhưng, dù uống bồng bồng cả năm cũng không thấy có hiệu nghiệm tăng cường sinh lý như dân gian vẫn đồn đại. Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng, sâm cau thuộc họ cỏ, lá mọc tụ lại thành túm và xếp nếp lại gần giống lá cau. Rễ sâm cau, phần thường được dùng làm thuốc có màu nâu và ăn rất sâu trong lòng đất.

Cách phân biệt các loại sâm cau 

Sâm cau chỉ có một loại duy nhất là sâm cau đen. Sâm cau đỏ thực chất là rễ bồng bồng, chỉ có tác dụng lợi tiểu, không giúp tăng cường sinh lý. Thậm chí, vỏ sâm cau đỏ còn có độc tố. Nếu sâm cau đỏ không được làm sạch vỏ có thể gây ngộ độc.

  • Màu sắc: Sâm cau có màu nâu đen. Sâu cau đỏ (bồng bồng) có màu hồng, đỏ cam.
  • Kích thước: Sâm cau dài từ 15 – 20. Bồng bồng dài 20 – 30cm.
  • Hình dạng: Bề mặt sâm cau có nhiều dễ li ti. Bề mặt bồng bồng mịn như khoai lang.
  • Sâm cau có nhiều đốt, khoảng 10 – 20cm mỗi đốt. Sâm cau đỏ không có đốt.

Ngoài ra, cây bồng bồng có nhiều lá, mọc chia thành nhiều nhánh. Cây sâm cau không có cành, lá mọc sát với đất. Lá cây bồng bồng có màu tím, lá cây sâm cau có màu vàng.

hình ảnh cây sâm cau đỏ

Hình ảnh sâm cau đỏ khá phổ biến trên internet. Thực chất đây là rễ cây bồng bồng, chỉ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt.

Cách phân biệt cây sâm cau với các loại rễ khác?

Sâm cau cũng thường được làm giả bởi các loại rễ cây thuộc họ huyết giác khác. Các rễ cây này thường có màu đỏ hồng, bề mặt phẳng. Thậm chí một số gian thương dùng rễ ngải cứu, rễ đinh lăng… để giả làm sâm cau. Do đó, khi chọn mua sản phẩm, bạn nên chọn đúng loại rễ sâm cau có hình dạng giống như trên.

Mua sâm cau ở đâu?

Có rất nhiều loại rễ cây khác gần giống với hình ảnh sâm cau. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở rao bán sâm cau tràn lan. Trong khi thảo dược này rất hiếm, năng suất trồng cũng không cao. Cây bồng bồng lại dễ trồng và đem lại năng suất cao hơn. Vì vậy, lựa chọn mua sâm cau đỏ ở những nơi uy tín là quan trọng nhất. Sâm cau thường mọc ở các tỉnh miền núi: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn… Vì vậy, có thể mua sâm cau trực tiếp tại các tỉnh thành này. Ngoài ra, có thể mua sâm cau chính hãng qua các nhà thuốc Đông y, các công ty dược phẩm.

Giá sâm cau bao nhiêu 1kg?

Giá sâm cau khô

Sâm cau khô có giá dao động từ 350.000 – 450.000đ/ kg. Do đó, nên cân nhắc nếu mua được sâm cau có giá rẻ hơn. Bởi thời gian sinh trưởng của sâm cau mất khá nhiều năm, chi phí sơ chế, vận chuyển cũng khá tốn kém. Nên sâm cau không thể có giá rẻ.

Giá sâm cau tươi

Giá sâm cau tươi dao động từ 100.000 – 200.000đ/kg. Một cân tiên mao tươi sấy khô chỉ còn khoảng 0.5 – 0.7kg. Sâm cau tươi thường không được bán ở Hà Nội, bán chủ yếu tại các tỉnh miền núi.

Hình ảnh sâm cau tươi khá dễ phân biệt so với các loại sâm cau khác. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua tại địa chỉ uy tín, tin cậy. Ngoài việc sử dụng sâm cau để tăng cường sinh lý, một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao thường xuyên là rất quan trọng. Ngoài ra, sâm cau tươi cũng cần được dùng đúng cách với liều lượng vừa phải để tránh gây hại cho sức khoẻ. Nếu uống rượu sâm cau quá nhiều có thể gây bệnh.

Xem thêm rượu nhung hươu, tác dụng nhung hươu ngâm rượu:
Nhung hươu là gì? Tác dụng, cách dùng lộc nhung tốt nhất? Viện Y dược

Xem thêm rượu nấm ngọc cẩu, tác dụng nấm ngọc cẩu ngâm rượu:
Nấm ngọc cẩu: Tác dụng và cách dùng? – Viện Y học Việt Nam

Xem thêm rượu vang, tác dụng và cách uống rượu vang:
Rượu vang: Tác dụng và cách uống rượu vang tốt. Viện Dinh dưỡng

Xem thêm rượu nho, tác dụng cách dùng rượu nho:
Rượu nho: Tác dụng và cách uống rượu vang nho tốt. Viện Dinh dưỡng

Ngoài sâm cau, các loại thảo dược khác như nấm lim xanh, nấm ngọc cẩu, cà gai leo… cũng rất tốt để tăng cường sinh lý, phòng ngừa bệnh tật. Việc sử dụng sâm cau chỉ là phương án bổ sung. Người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều trị bệnh lý cũng như sử dụng bổ sung thuốc Đông y.

Bài viết tổng hợp nội dung về hình ảnh sâm cau từ các báo chính thống nhằm cung cấp thông tin cho người đọc, không có mục đích truyền thông, quảng bá sản phẩm cho bất cứ đơn vị, doanh nghiệp nào. Mong rằng những thông tin trên hữu ích giúp độc giả chọn đúng sản phẩm tốt.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button