Tác dụng phụ của chè dây – Báo Dân trí. Uống quá liều lượng là nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ của chè dây. Chè dây giả là căn nguyên của những biến chứng nguy hiểm. Ngoài tác dụng phụ, chè dây có những tác dụng quan trọng nào với sức khỏe con người? Cách sử dụng chè dây tránh tác dụng phụ. Sơ chế chè dây đúng chuẩn.
Tác dụng phụ của chè dây có không là câu hỏi được nhiều người đọc quan tâm và tìm hiểu. Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Đây là một loài thực vật hai lá mầm thuộc họ Nho. Loài này còn có tên gọi khác như: Thau rả, khau rả, hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ… Chè dây được thu hái quanh năm. Mọc nhiều nhất là vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Đây được coi là thời điểm cây chè dây phát triển mạnh nhất.
Chè dây ở Việt Nam mọc khá nhiều. Đa phần cây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi cao. Chè dây có màu trắng như mốc dẫn đến nhiều người dùng tưởng chè bị hỏng. Nhưng màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra bám lại dẫn đến xuất hiện những đốm trắng. Các nhà khoa học khẳng định rằng: Chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ cây có nhiều nhựa và rất tốt.
Chè dây là một cây thuốc quý dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Chè dây theo cách chế biến thông thường sẽ là phơi khô thành trà và thuốc. Nhưng chè dây đôi khi phải trải qua công đoạn chế biến công phu mới có tác dụng điều trị bệnh tốt. Đồng thời, người dùng cần nắm bắt về tác dụng phụ của chè dây để có cách dùng hợp lý nhất. Cách dùng phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Tác dụng phụ của chè dây
Chè dây đang được nhiều người dùng đồn đoán có tác dụng phụ nguy hiểm. Nhưng sự thật về tác dụng phụ của chè dây sẽ được làm sáng tỏ dưới đây.
Chè dây có tác dụng phụ không?
Hiện nay, nhiều người dùng truyền tai nhau rằng chè dây có tác dụng phụ nguy hiểm. Họ cho rằng chè dây chứa chất độc gây hại cho cơ thể. Nếu uống chè dây vào, không những không khỏi bệnh mà còn gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy, tác dụng phụ của chè dây có đúng thật như lời đồn?
Xin khẳng định: Chè dây hoàn toàn không có tác dụng phụ. Khi người dùng tuân thủ sử dụng đúng cách thì chè dây sẽ không gây ra bất kỳ một biến chứng nào. Tác dụng phụ chỉ xảy ra khi người dùng sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc mua phải chè dây kém chất lượng, chè dây giả.
Uống quá liều là nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ của chè dây
Ngày 24/7, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một ca cấp cứu của bệnh nhân 72 tuổi đến từ Hải Phòng. Nạn nhân được cấp cứu trong tình trạng: lơ mơ, hôn mê, rối loạn chức năng gan nặng và tan máu nghiêm trọng. BS Nguyễn Trung Cấp, phụ trách khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân 72 tuổi (Hải Phòng) được gia đình đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm 24/7 trong tình trạng lơ mơ, hôn mê, có rối loạn chức năng gan nghiêm trọng và tan máu nặng.
Bệnh nhân 72 tuổi trên do tình trạng quá nặng dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do bệnh nhân được người quen đem tặng cho chè dây Sapa. Thấy chè dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, bệnh nhân đã uống rất nhiều và không có liều lượng cụ thể. Việc uống liên tục như vậy dẫn đến biểu hiện vàng da, vàng mắt, người mệt lả. Đến khi nặng lên, gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không kịp.
Việc sử dụng chè dây phải có liều lượng và theo chỉ định bác sĩ. Nhiều người dùng hay quan niệm dược thảo sẽ không có độc tính nên chủ quan khi sử dụng. Nguy hiểm nhất là người dùng không quan tâm đến liều lượng hay dùng bừa bãi. Việc dùng dược thảo còn phải phù hợp với cơ địa từng người. Không thể tùy tiện uống thoải mái vì có thể gây hại cho những cơ địa đặc biệt.
Tác dụng phụ của chè dây đến từ chè dây giả, kém chất lượng
Nhiều trường hợp dù uống đúng theo liều lượng chỉ định nhưng vẫn có tác dụng phụ. Theo lời khuyên của chuyên gia, họ đã mang chè dây đang dùng đi kiểm tra. Qua đó, họ biết được chè dây đang dùng là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc đã hỏng. Chè dây mà bệnh nhân 72 tuổi dùng ở trên cũng là chè dây giả.
Bác sĩ Cấp cũng chia sẻ thêm sau ca cấp cứu trên: “Trong tình huống này, chè dây lại được mua ở điểm du lịch bán trôi nổi, ngoài nguy cơ dùng bừa bãi, uống thoải mái không có liều lượng còn thêm nguy cơ uống nhầm lá không phải chè dây. Bởi khi công dụng được đồn thổi, người dân đổ xô đi thu hái, kể cả người không có kinh nghiệm cũng đi thu hái rất có thể dẫn đến hái nhầm cả các loại lá không phải chè dây. Chưa kể nguy cơ là hàng bán trôi nổi nên thậm chí có chất bảo quản gây hại…”
Chè dây có tác dụng gì?
Tác dụng của chè dây từ xa xưa đã được tin tưởng như một loại thảo dược chữa bệnh rất hữu hiệu. Chè dây còn được nghiên cứu trong việc điều trị bệnh lý về dạ dày.
Tác dụng của chè dây theo y học cổ truyền
Theo Đông Y, chè dây có vị ngọt đắng, tính mát. Chè dây có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh. Chè dây thường được dùng như một loại chè giải nhiệt, kháng viêm tiêu độc. Sử dụng chè dây rất an toàn, không gây bất kì tác dụng phụ nào. Loại cây này thường được một số dân tộc miền núi Tây Bắc sử dụng như nước uống hàng ngày.
Xem thêm: Giá chè dây bao nhiêu tiền một 1kg. Mua chè dây ở đâu tốt tại Hà Nội
Tác dụng của chè dây theo nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của PGS.TS Vũ Nam
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của PGS. TS Vũ Nam chỉ ra rằng: Chè dây có hiệu quả đặc biệt với các bệnh lý về dạ dày. Nghiên cứu dựa trên các kết quả thực tiễn thu được từ bệnh viện Bạch Mai, Viện Y học cổ truyền và Viện E. Chè dây có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày dựa trên cơ chết sau:
- Diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP). Có tới 90% bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày mãn tính hiện nay là do vi khuẩn Helicobarter Pylori.
- Giảm đau kháng viêm: Chè dây có tác dụng giảm đau mạnh nhờ cơ chế trung hoà axit. Đồng thời giúp làm liền các vết loét. Thông thường người bệnh sẽ giảm các cơn đau chỉ sau 8 – 9 ngày sử dụng.
- Mát gan, an thần: Nhiều loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh nhưng lại hại gan nặng. Không giống như vậy, chè dây không gây ảnh hưởng đến cơ chế đào thải của gan cũng như rối loạn giấc ngủ. Nhờ dược chất flavonoid mà chè dây có tác dụng mạnh trong việc giải độc gan và an thần. Do vậy, bệnh nhân có thể ăn ngủ tốt, yên tâm trong quá trình điều trị mà không lo biến chứng.
Xem thêm:
Cách dùng chè dây đúng chuẩn tránh tác dụng phụ
Chè dây có nhiều bộ phận nhưng chỉ có dây và lá chỉ được dùng làm thuốc. Người dân thường hái lá và phần dây non hoặc dây nhỏ. Đối với những dây lớn và già sẽ không thu hái vì dây to và già không còn nhựa trắng nữa.
Sơ chế chè dây trước khi sử dụng
Chè sau khi được thu hái về sẽ được cắt ngắn để nhựa trắng của chè chảy ra. Nhựa của chè dây chảy ra càng nhiều thì càng được ưu tiên sử dụng. Khi đã cắt ngắn, chè dây sẽ được đảo đều để phần nhựa trắng lan đều vào các cánh chè. Loại chè dây nào càng nhiều nhựa trắng dính vào thì loại chè đó càng tốt.
Sau khi nhựa đã chảy ra hết, chè dây sẽ được ủ trong thời gian khoảng 8 tiếng để nhựa chè chuyển thành phấn. Từ đó, các chất trong chè dây lên men cùng với phần nhựa bám chặt vào cánh chè sẽ tạo nên độ phấn.
Chè tiếp tục được đem ra sao hoặc phơi đến khi khô hẳn. Chè dây đạt tiêu chuẩn sử dụng được bao gồm đặc điểm: Màu xanh nhạt, mùi thơm dịu, nhiều phấn trắng bám vào búp chè. Nhiều người dùng lầm tưởng phấn bám trên chè dây là dấu hiệu của mốc. Vì vậy, người dùng cần lưu ý đến vấn đề này. Chè dây để sử dụng được là cả một quá trình chế biến rất phức tạp, nhiều công sức.
Cách sử dụng chè dây
Đối tượng sử dụng chè dây
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Người bị trào ngực dạ dày, viêm dạ dày.
- Người hay bị căng thẳng thần kinh, mất ngủ.
- Người hay bị đầy hơi, ợ chua.
- Người bị viêm họng cấp, viêm thận cấp.
- Người bị mụn nhọt, viêm răng lợi.
- Người khỏe mạnh nhưng muốn tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Chuẩn bị nguyên liệu trước khi pha chè dây
- Chè dây: 10 – 15g
- Nước: 150ml
- Ấm pha trà
Tham khảo thêm: Mất mạng do sử dụng chè dây giả – Báo Dân trí
Cách pha chè dây
Cách pha chè dây rất đơn giản. Chè dây được pha hãm như các loại chè thông thường khác. Đem chè dây vào trong ấm tráng qua trà bằng nước đã đun sôi. Lắc nhẹ nước tráng rồi đổ hết nước đi. Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi và ấm pha. Đợi khoảng 10 phút sau chè ngấm là có thể sử dụng được.
Chè dây có thể dùng để uống thay nước trong ngày. Trà pha từ chè dây dùng lúc nóng hoặc lúc nguội bỏ tủ lạnh dùng mát đều được.
Một số lưu ý khi sử dụng chè dây
- Tuân thủ đúng liều lượng khi dùng chè dây: 60 – 70g/người/ngày. Có thể chia ra làm nhiều lần để uống trong ngày mà không tác dụng phụ. Tuyệt đối không pha quá liều lượng cho phép.
- Thời điểm dùng trà tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút. Nên dùng trước khi ăn sáng để chè dây tác động được trực tiếp vào dạ dày.
- Trà nấu từ chè dây có thể uống nóng hoặc uống lạnh. Nhưng để tốt nhất, người dùng nên uống khi nóng. Không nên quá lạm dụng uống lạnh.
- Không dùng trà chè dây đã để qua đêm. Trà chè dây để qua đêm có thể gây đầy bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
- Trong quá trình dùng chè dây chữa bệnh, người dùng không ăn thức ăn có vị chua, chứa nhiều axit như: Dưa muối, cà muối, xoài xanh…
- Không ăn các loại gia vị như: Tỏi, ớt, hạt tiêu để không gây kích ứng dạ dày.
- Không uống rượu bia và các đồ uống kích thích như: Cà phê, thuốc lá …
Xem thêm: