Chuối tiêu là gì? Tác dụng của chuối tiêu chữa bệnh gì: Cách dùng chuối tiêu tốt, tránh tác dụng phụ, tác hại của chuối tiêu. Cách sử dụng chuối tiêu chế biến nấu uống, bảo quản. Giá bán chuối tiêu như thế nào, mua ở đâu? Hình ảnh chuối tiêu.
Cây chuối tiêu là gì?
Chuối tiêu có danh pháp hai phần là Musa Basloo Sieb. Et Zucc. Tên khác của nó là ba tiêu, ba thư, chuối Cavendish,… Đây là một giống chuối cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn 1998 – 2000, giống chuối này sở hữu giá trị thương mại cao, chiếm 47% tổng sản lượng toàn cầu.
Đặc điểm cây chuối tiêu
Đây là loại cây thảo, có chiều cao khoảng 5 – 6m. Cây sống lâu năm, thân mềm, thẳng và tròn.
Cây có nhiều bẹ lá lớn, bản to, mọc sát nhau. Cuống lá có hình tròn, khuyết rãnh. Quả của cây nằm trên từng buồng, mỗi buồng có 6 – 8 nải. Cây có khoảng 12 quả chuối ở mỗi nải.
Quả chuối cong, dài, mang mùi thơm đặc trưng. Khi chưa chín, quả có màu xanh, sau đó chuyển vàng là chín hẳn. Chuối có vị ngọt đặc trưng, tốt cho sức khỏe, không chứa chất độc.
Chuối tiêu phân bố ở nhiều nước thuộc Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây được trồng và sử dụng rộng rãi.
Thành phần hóa học của chuối tiêu
Chuối tiêu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe người dùng. Thành phần hóa học chủ yếu gồm có:
- Protein, tinh bột, chất béo, các loại đường.
- Canxi, phốt-pho, kali, kẽm, vitamin A, C, E, B11.
Cụ thể, trong 100g chuối có những chất:
- 27,7g bột đường
- 1,1g chất đạm
- 74,1g nước
- C, B1, B2, sắt, caroten,…
Đặc biệt, pectin có rất nhiều trong chuối, tạo sự hấp thụ tốt cho hệ tiêu hóa, chống nhiễm trùng đường ruột. Bột đường trong chuối cung cấp ra nhiều năng lượng nhất.
Tác dụng của chuối tiêu
– Chuối có hàm lượng vitamin C cao, cung cấp tới 15% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày. Đây là chất oxy hóa quan trọng, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu khả năng gây bệnh tật với cơ thể. Vitamin C còn giúp bảo vệ mạch máu, sản xuất ra nhiều collagen kết nối xương, cơ, mô.
– Hàm lượng kali cao giúp tăng chức năng của cơ bắp và tim mạch. Huyết áp luôn được đảm bảo, không bị hạ đột ngột. Bên cạnh đó, kali trong chuối giúp đưa phần muối bài tiết ra ngoài cơ thể, cải thiện phù thũng.
– Chuối có nhiều chất xơ và ít calo, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong chuối giảm nguy cơ ung thư và các bệnh về tim. Chuối còn giúp duy trì trọng lượng cơ thể, vì chất xơ tạo cảm giác no lâu, không nhanh đói.
– Ăn chuối thường xuyên cải thiện rụng tóc, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng.
– Chuối trị bệnh mẩn ngứa da, mụn cơm, cắt cơn ho.
– Chuối chín giúp tăng hồng cầu, tăng hấp thụ cho trẻ suy dinh dưỡng, tạo tinh thần khỏe mạnh, phấn chấn.
– Phụ nữ ăn nhiều chuối sẽ cải thiện được hệ thần kinh, điều hòa kinh nguyệt.
– Chuối cải thiện chứng trầm cảm, giảm khó chịu với phụ nữ mang thai.
– Với những người thường xuyên tập thể thao, chuối là món ăn không thể thiếu, dùng để bổ sung năng lượng, tăng sự minh mẫn.
– Chuối giảm đau đầu sau uống rượu, trị sưng khi muỗi đốt, cai thuốc lá, giảm stress.
Cách dùng chuối tiêu
Không những cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chuối còn được dùng chữa bệnh rất hiệu quả.
Cách sử dụng chuối tiêu cho trẻ nhỏ gầy ốm, suy dinh dưỡng
Dùng 12g chuối thật chín, 10g thịt cóc (cóc lột da, rửa sạch, bỏ hết nội tạng, chỉ lấy thịt – nhất là ở 2 đùi, sấy khô xong tán bột. Luộc chín 2g trứng đà, chỉ giữ lại lòng đỏ.
Trộn chung hỗn hợp trên, giã nhuyễn, làm thành viên xong sấy khô (6g/viên). Ngày uống 2 lần, kết hợp ăn uống đầy đủ.
Cách dùng chuối tiêu làm thuốc bổ cho người mới khỏi bệnh, sút cân, mất ngủ
Bóc vỏ 15 quả chuối tiêu, luộc 15 lòng đỏ trứng gà, dùng 1kg gạo nếp và 10 thìa men rượu.
Nấu cơm gạo nếp xong để nguội. Tiếp theo, nghiền nhỏ chuối tiêu và lòng đỏ trứng gà, tán bộ men rượu. Trộn đều các thứ, ủ thành rượu trong hũ sành. Có thể dùng được sau 20 ngày, ăn nửa chén vào lúc đói.
Cách sử dụng chuối tiêu trị hắc lào
Dùng chuối còn xanh, thát thành nhiều lát mỏng. Người bệnh dùng lát chuối xát liên tục lên vùng da bị tổn thương. Duy trì đến khi hiệu quả.
Cách dùng chuối tiêu trị bạch đới
Dùng 250g chuối tươi, 120g thịt heo. Rửa sạch rồi đem đi hầm nhừ. Sau khi xong, lấy nước đã hầm để uống.
Cách sử dụng chuối tiêu trị bỏng
Lấy lá chuối sấy khô rồi tán nhuyễn. Sử dụng trứng gà để trộn chung, sau đó dùng hỗn hợp đắp lên vùng da bị bỏng.
Cách dùng chuối tiêu trị ho, lao phổi
Sử dụng 60g hoa chuối tươi, 250 phổi heo. Rửa sạch bằng nước rồi mang đi hầm. Sau khi sôi, lấy ra ăn ngay, sử dụng được cả nước lẫn cái.
Cách sử dụng chuối tiêu trị đau thắt ngực
Chuẩn bị 250g hoa chuối tươi, 1 cái tim heo. Rửa sạch sẽ xong cho vào nồi, thêm đủ nước để hầm. Sau khi đã chín, múc ra bát rồi ăn luôn.
Cách dùng chuối tiêu trị tai giữa viêm
Sử dụng một khúc nõn chuối, ép ra để lấy nước cốt. Người bệnh dùng nước cốt để nhỏ vào vùng tai bị viêm. Một ngày nhỏ từ 2 – 3 lần.
Cách sử dụng chuối tiêu trị chứng họng khô, phiền nóng
Lấy 1kg rễ chuối tươi, ép lấy nước. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml nước.
Cách dùng chuối tiêu trị huyết áp cao, xung huyết não
Chuẩn bị 30 – 60g chuối hoặc vỏ cây. Đem tất cả đi sắc thành nước để uống. Duy trì đến khi hiệu quả.
Cách sử dụng chuối tiêu trị bàng quang viêm, tiểu gắt
Lấy 30g rễ cây chuối, hạt liên thảo. Đem hỗn hợp đi sắc thành nước để uống. Một ngày chia ra ba lần uống.
Cách dùng chuối tiêu trị thai động không yên
Sử dụng 60g rễ cây chuối tươi, 120g thịt lợn nạc. Rửa sạch, cho vào nồi rồi thêm đủ nước. Hầm nhừ chuối với thịt, ăn ngay sau khi chín.
Cách sử dụng chuối tiêu trị băng lậu
Chuẩn bị 250g chuối, 200g thịt lợn nạc. Nấu nhừ chuối với thịt rồi sử dụng. Món ăn này dùng được cả nước lẫn cái.
Cách dùng chuối tiêu chữ viêm khí phế quản, đờm ít dính, táo bón
Lấy 3 quả chuối chín, 100g đường phèn. Chuối bóc vỏ, đem cắt thành nhiều đoạn dài khoảng 2cm. Sau đó, hấp cách thủy cùng với đường phèn. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Cách sử dụng chuối tiêu với bệnh nhân cao huyết áp
Mỗi ngày ăn chuối 3 lần, mỗi lần ăn 1 – 2 quả. Trong hai tháng, tình trạng bệnh sẽ giảm.
Cách dùng chuối tiêu chữa viêm loét dạ dày
Đem sấy khô chuối xanh, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
Cách sử dụng chuối tiêu chữa đau dạ dày
Gọt vỏ chuối xanh, rửa sạch, xắt thành nhiều miếng nhỏ. Tiếp theo, ngâm chuối với nước muối, sấy khô rồi tán thành bột mịn.
Mỗi lần dùng 30g bột chuối, trộn thêm mật ong và nước để uống chữa bệnh dạ dày.
Xem thêm: Tác dụng bất ngờ khi ăn 2 quả chuối mỗi ngày
Hình ảnh chuối tiêu
Chuối tiêu là loại cây dễ nhận biết với hình dáng đặc trưng, không thể nhầm lẫn.
Cách làm rượu chuối tiêu
Rượu chuối có lịch sử lâu dài và mang ý nghĩa văn hóa của Đông Phi, Trung Mỹ, Nam Ấn Độ và Philippines. Dù rượu chuối có quy mô nhỏ, hiếm được bày bán, nhưng vị ngon của nó không thể chối từ. Ngoài ra, chuối đem lại nhiều dinh dưỡng. nên chuối tiêu ngâm rượu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Thành phần nguyên liệu
- Chuối chín: 3kg
- Đường: 900g
- Axit xitric: 15g (Hoặc một quả chanh đã chín)
- Nho trắng: 200g (Không có cũng được)
Cách làm rượu chuối tiêu
Chọn chuối
Khi chọn chuối, chúng phải thực sự chín muồi để tạo độ ngon nhất. Nếu chưa, ủ với táo và cà chua qua một đêm để chuối chín hẳn.
Vỏ chuối tạo hương vị đặc trưng, có thể giữ cả vỏ nếu đảm bảo được độ sạch của chuối. Nếu không thì loại bỏ vỏ.
Lên men
Cho chuối vào chảo lớn hoặc nồi, thêm đường rồi khuấy.
Đổ khoảng 2 lít nước nóng vào, nấu với nhiệt độ trung bình khoảng 45 phút (không bao giờ cho hỗn hợp sôi kỹ, vì đường dễ bị cháy). Khuấy hỗn hợp liên tục trong khi nấu.
Xắt nhỏ nho, bỏ vào thùng lên men. Chờ hỗn hợp chuối nguội hẳn, cho nó vào thùng lên men. Tiếp theo, bạn bỏ thêm nước chanh và nấm men rượu.
Đậy nắp và để hỗn hợp lên men trong 5 ngày, luôn khuấy đều mỗi ngày.
Sau 5 ngày lên men, đổ hỗn hợp lên một túi vải căng đã trải trên một chậu lớn. Lọc bỏ bã để lấy chất lỏng.
Lọc hỗn hợp ít nhất hai lần. Sau đó, lấy chất lỏng bỏ vào bình để tiếp tục việc tạo rượu. Bảo quản nơi thoáng mát trong 1 tháng.
Sang chiết
Sau 1 tháng ủ rượu, ở đáy bình hình thành một số trầm tích. Ở giữa các bong bóng và trầm tích sẽ xuất hiện chất lỏng màu cam bắt mắt.
Lấy một ống nhựa dẻo và bình thứ hai để sang chiết rượu. Lắp lại nắp bình, bảo quản tiếp trong 3 tháng.
Sau 3 tháng, lặp lại quá trình sang chiết. Để thêm một tháng rồi kiểm tra bong bóng. Khi rượu không còn nổi bong bóng, bảo quan thêm 3 tuần để chắc chắn hơn.
Hoàn thành
Sử dụng ống nhựa để chuyển rượu từ bình vào chai. Sau khi đầy chai, đóng nắp thật kỹ.
Rượu có thể sử dụng được luôn nhưng sẽ “chín” thực sự nếu để thêm 6 tháng.
Phân biệt chuối tiêu và chuối tây
Chuối tiêu thường bị nhầm lẫn với chuối tây. Để nhận biết được hai loại chuối, bạn cần nắm rõ sự khác biệt của chúng.
- Chuối tiêu cong, vỏ có 5 – 6 gờ, cuống ngắn. Chuối tây nhỏ gọn, thon, vỏ có 3 gờ, cuống dài.
- Chuối tiêu chín có màu vàng lốm đốm, thịt vàng nõn. Chuối tây chín có vỏ vàng không đốm, thịt trắng nõn.
Những người không nên sử dụng chuối tiêu
Chuối tiêu dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng một số người sau nên hạn chế sử dụng:
- Người bị bệnh thận, đau đầu, đau dạ dày.
- Người đang thiếu tỉnh táo, tiểu đường, đang đói.
Video: Tác dụng thần kỳ của chuối tiêu
Mua chuối tiêu ở đâu?
Chuối tiêu được rất nhiều người ưa chuộng, hầu như có mặt ở chợ, siêu thị lớn nhỏ. Bạn nên chọn những nải chuối tốt, tránh hư hỏng để đảm bảo chất lượng.
Giá chuối hiện nay dạo động từ 15.000 – 30.000 VND/nải.
.