Giỏ hàng

Cây hy thiêm và tác dụng của cây hy thiêm với cách dùng để chữa bệnh

Cây hy thiêm là gì với tác dụng của cây hy thiêm chữa bệnh gì: đau xương khớp. Cách dùng cây hy thiêm tốt nhất, tránh tác dụng phụ tác hại của hy thiêm. Cách sử dụng cây hy thiêm sắc nấu uống hàng ngày có tốt không? Giá cây hy thiêm bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây hy thiêm và cách phân biệt thật giả qua video.

Hình ảnh cây hy thiêm trong tự nhiên và công dụng của cây hy thiêm

Hình ảnh cây hy thiêm trong tự nhiên và công dụng của cây hy thiêm

Cây hy thiêm là gì?

Cây hy thiêm còn được gọi là hy thiêm thảo, có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis. Loài cây này thuộc họ cúc Asteraceae, thường bị nhầm lẫn với cây chó đẻ và cây cứt lợn. Theo Đông y, loại cây này có tính mát, vị cay đắng, rất tốt cho những người bị bệnh xương khớp, nhất là những người cao tuổi.

Cây hy thiêm mọc ở đâu?

Loài cây này sống hàng năm, thân thảo nên thường mọc ở những khu vực đất đai màu mỡ và có độ ẩm cao. Hy thiêm phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè xuân và thường bị lụi đi vào mùa đông. Khả năng tái sinh của cây này rất tốt. Nên chỉ cần trồng ở 1 khu vực nhỏ có thể phát tán thành cả 1 vùng rộng lớn. Khu vực trồng có nhiều hy thiêm thảo nhất ở nước ta là các tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình…

Hình ảnh cây hy thiêm là gì và mọc ở đâu cùng đặc điểm

Hình ảnh cây hy thiêm là gì và mọc ở đâu cùng đặc điểm

Phân biệt cây hy thiêm với các loại cây dễ nhầm lẫn

Nhiều người dân bị nhầm lẫn hy thiêm thảo với cây hoa cứt lợn và cây chó đẻ răng cưa. Nhìn bề ngoài thì các cây này khá giống nhau nhưng nếu dùng để chữa bệnh thì sẽ bị nhầm lẫn tai hại. Cây hoa cứt lợn cũng có lông giống như hy thiêm thảo nhưng màu hoa rất khác. Hoa hy thiêm có màu vàng còn hoa cứt lợn có màu trắng và tím. Mùi của 2 loại cây này cũng khác nhau. Còn cây chó đẻ răng cưa lại thuộc họ thầu dầu, có dược tính khác. Cần nắm rõ đặc tính để phân biệt giữa các loại.

Cây hy thiêm thường bị nhầm với cây hoa cứt lợn có hoa màu tím.

Cây hy thiêm thường bị nhầm với cây hoa cứt lợn có hoa màu tím.

Hình ảnh cây hy thiêm trong tự nhiên

Mô tả cây hy thiêm thảo một cách chính xác được ghi lại trong các tài liệu y dược cổ truyền của Trung Quốc. Vì nguồn gốc của cây này được phát hiện đầu tiên ở vùng núi phía Nam Trung Quốc từ xa xưa. Giải thích tên gọi của loại cây này, trong tài liệu có viết: người dân bản địa gọi đây là hy thiêm vì 2 lí do. Đầu tiên là vì vùng đất tìm thấy cây này là nước Sở nên gọi là cây hy. lá cây có vị cay đắng và có thành phần độc dược nên gọi là thiêm. Ghép lại tên gọi của cây này là hy thiêm. Ngoài ra, loài hoa của cây này thường bám vào quần áo của người tiếp xúc khi đi qua nên còn được gọi là cây cỏ đĩ.

Hy thiêm cao khoảng 30 – 60cm, dạng cây thân thảo. Lá cây mọc đối xứng nhau hình tam giác hoặc thoi mũi mác, đầu lá nhọn. Hoa của cây này màu vàng, bề mặt lá và thân đều có lông. Mùa hoa hy thiêm là vào tháng 4 – 5 cho tới tháng 8 – 9.

Mùa hoa hy thiêm bắt đầu từ tháng 4, 5 cho tới tháng 9 hàng năm

Mùa hoa hy thiêm bắt đầu từ tháng 4, 5 cho tới tháng 9 hàng năm

Tác dụng chữa bệnh của cây hy thiêm

Từ xa xưa người dân đã biết đến tác dụng của cây hy thiêm thảo và ứng dụng vào nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Người ta không dùng gốc rễ mà chỉ dùng thân và lá hy thiêm để chế biến thành thuốc.

Tác dụng chữa bệnh của hy thiêm thảo theo Đông y

Từ xa xưa các thầy thuốc Đông y đã dầy công nghiên cứu về vị thuốc nam quý này. Theo đó, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Những người bị tê chân tay, mỏi lưng gối nên dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe.

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần thân và lá cây có hàm lượng lớn chất  darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic. Y học hiện đại chỉ ra rằng hy thiêm có khả năng kháng viêm rất tốt. Vì vậy nhiều loại thuốc kháng viêm có sử dụng thành phần bào chế từ loại cây này. Khi bị ong đốt hoặc rắn cắn, dùng lá hy thiêm thảo giã nát đắp vào vết thương để sơ cứu.

Hy thiêm thảo phơi khô làm thuốc chữa bệnh.

Hy thiêm thảo phơi khô làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của cây hy thiêm

Tác dụng phụ của cây hy thiêm

Thuốc nam có ưu điểm là lành tính và thường ít gây tác dụng phụ cho cơ thể nếu dùng đúng liều lượng. Nhưng cũng như nhiều loại thuốc nam khác, nếu dùng quá nhiều trong thời gian dài sẽ không tránh được tác dụng phụ. Đặc trưng của vị thuốc này là cần sử dụng khi đã qua chế biến, vì vậy, dùng trực tiếp thân, cành, lá tươi không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.

Phơi khô, sao vàng thân và lá cây hy thiêm sau đó sắc lấy nước uống

Phơi khô, sao vàng thân và lá cây hy thiêm sau đó sắc lấy nước uống

Cách sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh

Sử dụng hy thiêm thảo như thế nào để cho hiệu quả chữa bệnh tốt? Trong Đông y đã viện dẫn rất nhiều bài thuốc có hy thiêm dược liệu để chữa bệnh hiệu quả. Một số bài thuốc được ứng dụng nhiều hiện nay đó là:

Chữa bán thân bất toại bằng cây hy thiêm

Bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến, do tai nạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây hy thiêm để cải thiện dần chức năng vận động. Tác dụng của bài thuốc này chủ yếu giảm bớt cảm giác tê bại chân tay, mỏi xương khớp.

Cách dùng: Lấy lá non và cành non phơi khô, sao vàng lên. Sau đó, tán nhỏ thành bột trộn cùng với mật ong. Viên hỗn hợp thành từng viên nhỏ khoảng 5g/viên. Uống thuốc này mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.

Hầu như tất cả các bộ phận của hy thiêm thảo đều có thể làm thuốc chữa bệnh

Hầu như tất cả các bộ phận của hy thiêm thảo đều có thể làm thuốc chữa bệnh

Chữa mụn nhọt bằng cây hy thiêm

Dùng lá hy thiêm giã nát cùng với tỏi tươi, cỏ roi ngựa. Mỗi vị thuốc khoảng 5g hòa với 1 chén nước ấm và lọc lấy nước uống. Giữ lại bã của hỗn hợp để đắp vào vết mụn nhọt từ 1 – 2 lần/ngày. Đắp và uống đều cho tới khi hết mụn.

Xem thêm:

Hy thiêm bổ huyết giảm đau – Sức khỏe đời sống

Chữa viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương cốt bằng cây hy thiêm

Dùng hy thiêm thảo, bạch mao đằng, ngưu tất dạng khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button