Chè dung là gì? Tác dụng của chè dung chữa bệnh gì: cải thiện hệ tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm dạ dày. Cách dùng chè dung tốt nhất tránh tác dụng phụ của chè dung. Cách sử dụng chè dung sắc nấu uống hàng ngày có tốt không. Giá chè dung bao nhiêu tiền 1kg mua ở đâu. Hình ảnh chè dung cách phân biệt chè dung thật giả.
Chè dung là gì?
Chè dung còn có tên gọi khác là chè lang, chè dại, duối gia. Tên khoa học là Syplocos racemosa Roxb., thuộc họ Dung. Cây thường mọc ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta, nhưng nhiều nhất vẫn là ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra người ta còn tìm thấy chè dung ở Lào, Campuchia và Ấn Độ.
Chè dung là cây gì?
Chè dung (chè lang) là một loại cây mọc tự nhiên. Cây có lá nhìn giống với lá chè xanh. Nhưng nước chè dung có màu vàng đậm hơn, vị ngọt thanh và không chát như chè xanh. Vì thế rất dễ uống. Toàn bộ thân và lá cây đều được dùng làm thuốc. Người dân địa phương thu hái và phơi khô để sắc uống thay nước hàng ngày. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau như: đau dạ dày, kháng khuẩn, giảm đau bụng, giảm đau xương khớp,… hiệu quả.
Đặc điểm cây chè dung
- Chè dung là loại cây nhỏ có chiều cao từ 1,5-2m, cũng có những cây lâu năm cao tới 4 – 9m.
- Lá mọc so le với nhau, có cuống ngắn, hình dạng thun dài. Phiến lá có chiều rộng 3-6cm, chiều dài từ 9-15cm. Mép lá có hình răng cưa, thưa và mặt nhẵn. Khi tươi lá có màu xanh, khi khô lá chuyển sang màu vàng xanh hoặc vàng nâu.
- Hoa có màu trắng hoặc vàng lục, mọc thành từng chùm ở nách lá hay ở đầu cành. Cuống hoa rất ngắn, trên mặt có phủ lớp lông mịn và có mùi thơm nên đặc biệt thu hút nhiều loại côn trùng đến hút mật.
- Quả thuôn dài, từ 6 – 10 mm, ăn được, bên trong có màu tím đỏ. Chỉ có 1 hạt duy nhất có màu nâu.
Tác dụng của cây chè dung
Trong thành phần của chè dung có Tanin, hợp chất Plavonozit, Loturin, coloturin và loturidin và nhiều hoạt chất quý khác rất tốt cho sức khỏe. Còn theo Đông y, trà dung có vị chua ngọt, làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, tác dụng hỗ trợ điều trị dạ dày, tá tràng, tiêu chảy và được dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tiêu độc, tiêu mỡ, hạ huyết áp và tốt cho các bệnh về đường ruột. Dưới đây là một vài công dụng chính của trà dung mà bạn không nên bỏ qua:
Cây chè dung có tác dụng gì: Chữa đau dạ dày
Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi cho thấy: Một số năm trước Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dựa vào kinh nghiệm dân gian đã dùng nước sắc và siro lá cây chè dung để chữa đau dạ dày và đã cho kết quả rất tốt.
Tác dụng của trà dung dùng để khoáng khuẩn, khoáng viêm
Bệnh viện Quân y 103 đã thăm dò và ứng dụng nước sắc từ lá cây trà dung để rửa và đắp vết thương trong hơn 10 năm. Và đã kết luận nước sắc từ lá cây chè dung có tác dụng ức chế trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn. Các vết thương, vết bỏng nhanh chóng được chữa lành, không có mùi hôi và chóng lên da non.
Công dụng của trà dung giúp thông kinh, bổ huyết, giảm đau xương khớp
Theo kinh nghiệm của dân gian sắc uống trà dung mỗi ngày còn giúp thông kinh, bổ huyết, giảm đau xương khớp ở bệnh nhân bị thấp khớp, gout, viêm khớp hiệu quả.
Tác dụng của trà dung: Hỗ trợ điều trị đau bụng, đau mắt, rong kinh do tử cung bị nhiễm trùng
Tại Ấn Độ người ta dùng cây trà dung để sắc uống chữa đau bụng, đau mắt, rửa vết loét, rong kinh do tử cung bị nhiễm trùng, tiểu tiện ra dưỡng chấp. Sử dụng chè dung dưới dạng bột hay thuốc sắc đều rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với nữ giới.
Xem thêm:
Cách dùng cây chè dung
Trà dung tuy không được sử dụng phổ biến như chè xanh. Tuy nhiên công dụng chữa bệnh của nó cũng không hề kém hơn những loại trà khác. Người ta có thể sử dụng lá cây chè dung phơi khô để hãm với nước uống hoặc kết hợp với những vị thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Cách dùng trà dung chữa đau dạ dày
Lá chè dung 120g, hương phụ tử chế 60g, mai mực sao vàng 40g, nam mộc hương 40g, kê nội kim 20g. Tất cả đem sao vàng. Tán thành bột nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 8g. Nên uống trước bữa ăn 1 tiếng. Thực hiện liên tục đến khi cảm thấy đỡ đau dạ dày thì ngừng.
Cách sử dụng trà dung chữa đau bụng, đau mắt và rửa vết loét, rong kinh
20gr lá và thân của cây trà dung đã phơi khô đem sắc với 200ml nước, đến khi còn khoảng 100ml thì bắc ra để uống. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần sẽ giúp tình trạng của bệnh thuyên giảm.
Cách sắc nấu trà dung giúp hỗ trợ tiêu hóa
Với những người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bị đau bụng tiêu chảy có thể dùng từ 15 – 30gr lá dung khô hãm với nước để uống thay trà hàng ngày. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vòng vài ngày sẽ giúp các vấn đề về đường tiêu hóa chuyển biến tốt.
Tìm hiểu tác dụng của cây trà dung và cách sử dụng – Báo gia đình TV
Hình ảnh cây chè dung
Cây chè dung là loại cây nhìn khá giống cây chè xanh, cao từ 1,5 – 2m, có thể cao tới 9m. Lá thuôn dài hình trứng, mọc so le với nhau. Cuống ngắn, mặt lá nhẵn, có lớp lông tơ mịn. Khi lá dung khô có màu vàng xanh hoặc vàng nâu. Hoa mọc nhiều, có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm. Quả hình thuôn dài, ăn được, thịt quả có màu tím đỏ, bên trong có hạt. Vị của lá trà dung rất thơm và ngọt nên khá dễ uống. Là loại cây ưa sáng và thường mọc rải rác ở vùng đồi núi như Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên. Thường được thu hái vào tháng 9, 10 để cho chất lượng tốt nhất.
Giá bán, nơi bán chè dung
Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cây trà dung hiện nay đang được bán rất nhiều trên thị trường. Bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám y học cổ truyền hoặc các webtite chuyên cung cấp những cây dược liệu quý. Vậy giá bán 1kg trà dung bao nhiêu tiền? Mua ở đâu để đảm bảo chất lượng là điều mà nhiều người không khỏi thắc mắc.
Giá bán trà dung trên thị trường
Hiện nay trên thị trường chủ yếu bán loại lá, thân và rễ cây chè dung đã phơi khô. 1kg trà dung khô giá khoảng 90.000 – 120.000đ/kg
Mua cây chè dung ở đâu?
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng lém chất lượng. Người mua nên chọn mua sản phẩm cây chè dung tại những cơ sở uy tín chuyên cung cấp dược liệu chữa bệnh. Tuyệt đối không nên mua những mặt hàng bán trôi nổi trên thị trường mà không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm có lẫn tạp chất, bị hư hỏng,… sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và sức khỏe của người sử dụng.
Xem thêm: