Con cá trắm là gì và tác dụng của con cá trắm chữa bệnh gì: quai bị, đau dạ dày, ho,… Cách dùng cá trắm tốt nhất như thế nào? Cách chế biến cá trắm cho hiệu quả với sức khỏe ra sao? Cá trắm có độc không? Giá bán cá trắm bao nhiêu tiền 1 kg? Nhận biết cá trắm theo hình ảnh.
Cá trắm là gì?
Cá trắm là gì? Đây là một loại cá nước ngọt, còn có tên gọi khác là thanh ngư. Cá trắm gồm có hai loại:
- Cá trắm đen, tên khoa học là Mylopharyngodo Piceus Richardson.
- Cá trắm trắng (trắm cỏ), tên khoa học là Ctenopharyngodo Idellus Cuvier Et Valenciennes.
Cá trắm là loài cá thuộc họ cá chép (Cyprinidae); loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét; nặng 45 kg và sống tới 21 năm.
Đặc điểm của cá trắm như sau:
- Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ.
- Bụng tròn, thót lại ở gần đuôi.
- Chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó.
- Đầu cá trắm cỡ trung bình.
- Miệng rộng và có dạng hình cung.
- Hàm trên dài rộng hơn hàm dưới.
- Cá trắm không có xúc tu.
- Các nếp mang ngắn và thưa thớt.
- Cá trắm có vảy lớn và có dạng hình tròn.
- Hậu môn gần với vây hậu môn.
- Màu sắc: hông màu vàng lục nhạt, lưng màu nâu, bụng màu trắng xám.
Theo phân tích, cứ 100 gram thịt cá trắm có:
- 19,5g đạm.
- Nhiều Axit amin quý.
- 5,2g chất béo.
- Các khoáng Canxi, Phốt pho, Sắt.
- Các loại Vitamin.
Cá trắm là loài cá phòng và chữa được bệnh trong 4 mùa. Vào mùa thu đông thì cá trắm thường ngon hơn những mùa khác. Cá trắm được coi là một trong ba loài cá nước ngọt lớn nhất cùng cá chép và cá mè.
Xem thêm: https://baomoi.com/kham-pha-thu-vi-ve-nhung-con-ca-tram-co-quen-thuoc/c/25509272.epi
Tác dụng của cá trắm
Tác dụng của cá trắm đối với sức khỏe như thế nào? Cá trắm, đặc biệt là cá trắm đen được coi như “thượng phẩm” trong các loại cá nước ngọt. Cá trắm có vị ngọt, tính bình. Công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Có tác dụng thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp.
Cụ thể tác dụng của cá trắm như sau:
- Chữa bệnh quai bị.
- Nâng sức đề kháng, phòng bệnh cúm.
- Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp.
- Suy nhược, mất sức, chóng mặt.
- Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn.
- Bồi dưỡng phụ nữ sau sinh phòng chống ứ huyết.
- Điều trị đau dạ dày mạn tính.
- Phù nề, chi dưới phù không có lực.
- Nữ bị bệnh lâu ngày, cơ thể yếu, kinh nguyệt không đều.
- Thích hợp với các chứng biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức.
- Trị hư lao, phong hư đau đầu sốt rét kinh niên.
- Khí huyết bất túc, suy nhược sau ốm dậy.
- Có tuổi mắt kém, phụ nữ sau sinh, mãn kinh, xuất huyết.
Công dụng của cá trắm dù là trắm đen hay trắm trắng đều rất tốt cho sức khỏe. Trong mật cá trắm có những Sterol tương tự như trong mật cá chép, cá mè.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/gia-tri-dinh-duong-cua-ca-tram-n110692.html
Cách dùng cá trắm
Cách dùng cá trắm chủ yếu là chế biến thành món ăn. Ngoài ra còn sử dụng loại cá này như là một vị thuốc để chữa một số bệnh. Mật cá trắm cũng là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Trong “Nam dược thần diệu” của lương y Tuệ Tĩnh có ghi: mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ.
Cách sử dụng cá trắm để chế biến một số món ăn chữa bệnh như sau:
- Nâng sức đề kháng, phòng cúm:
- Cá trắm đen bỏ vảy, ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá.
- Hấp lên cùng gừng tươi, hành, rượu.
- Thanh nhiệt giải độc:
- Cá trắm 1 con 1kg, giá đậu nành 500g, mầm tỏi 10g thái đoạn.
- Ướp gia vị vừa đủ, rán vàng nấu cùng giá, tỏi thành canh.
- Suy nhược, mất sức, chóng mặt:
- Cá trắm đen 500g, 3 lát gừng với lượng gạo vừa đủ nấu cháo.
- Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn:
- Cá trắm đen, đảng sâm, thảo quả, gừng khô, hồ tiêu, hành, muối,…
- Nấu chín, ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc.
- Đau dạ dày mạn tính:
- Ninh cá trắm đen thành canh để ăn suông hoặc với cơm.
- Phù nề, chi dưới phù không có lực:
- Thịt cá trắm đen, lá hẹ.
- Nấu canh, ăn cái, uống nước.
- Quai bị:
- Nghiền nhỏ mật cá trắm khô với bột chàm (thanh đại).
- Hòa cùng dầu vừng, bôi lên chỗ sưng.
- Nhọt độc:
- Mật cá trắm đen tươi xát vào chỗ sưng đau.
Phương pháp sử dụng cá trắm trong đời sống hàng ngày có rất nhiều. Có thể chế biến một số món ăn từ cá trắm như: om dưa, hấp bia,… Tuy nhiên, với mật cá trắm thì không nên sử dụng tùy tiện. Bởi vì mật cá có thể gây ngộ độc, nhẹ có thể gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong.
Hình ảnh cá trắm
Hình ảnh cá trắm trắng và cá trắm đen. Cá trắm đen thuộc loại ăn tạp,thức ăn chủ yếu của chúng là:
- Giun ấu trùng, côn trùng.
- Các loại nhuyễn thể lớn như: trai, ốc, hến.
Hình ảnh cá trắm cỏ ăn con mồi. Cá trắm sống ở tầng đáy, bộ răng phát triển mạnh. Vì thế, chúng có thể nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể cỡ lớn. Cá trắm đen có cách ăn khá đặc biệt: sau khi nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể; nó phun thức ăn ra ngoài và chỉ đớp lấy phần thịt. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo. Đó là sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hoặc thức ăn viên.
Tên gọi | Cá trắm, thanh ngư,… |
Phân loại | Cá trắm đen, cá trắm trắng (cá trắm cỏ). |
Thành phần | Canxi, Axit amin, sắt, Vitamin, Phốt pho,… |
Tác dụng | Chữa bệnh quai bị, ho, đau dạ dày,… |
Cách dùng | Chế biến món ăn, làm thuốc,… |
Giá bán | 50.000-270.000 đồng/1 kg. |
Nơi bán | Toàn quốc. |
Xem thêm:
Giá cá trắm
Giá cá trắm trên thị trường không ổn định, không có giá niêm yết. Cá trắm đen thường có giá cao hơn cá trắm trắng.
Giá cá trắm trắng: dao động khoảng 50.000-100.000 đồng/1 kg.
Giá cá trắm đen:
- Loại dưới 4kg giá dao động khoảng 80.000-180.000 đồng/1 kg.
- Loại 4-5 kg giá khoảng: 180.000 đồng/1 kg.
- Loại 5-6 kg giá khoảng: 200.000 đồng/1 kg.
- Loại 6-7 kg giá khoảng: 220.000 đồng/1 kg.
- Loại 7-8 kg giá khoảng: 230.000 đồng/1 kg.
- Loại 8-9 kg giá khoảng: 240.000 đồng/1 kg.
- Loại 9-10 kg giá khoảng: 250.000 đồng/1 kg.
- Loại trên 10kg giá khoảng: 270.000 đồng/1 kg.
Giá cả cá trắm không đắt so với chất lượng và lợi ích chúng mang lại. Giá này dao động ở từng thời điểm hoặc có sản phẩm khác thay thế. Có thể cấp đông cá được khoảng 2 tuần. Nhưng nên sử dụng cá trắm tươi để được ngon và chất lượng hơn.
Cách nuôi cá trắm
Cách nuôi cá trắm hiện nay không khó, bởi điều kiện sống của loài cá này khá đơn giản. Ngoài ra còn có những thức ăn nhân tạo thay thế rong, cỏ và ấu trùng.
Cụ thể, điều kiện sống của cá trắm như sau:
- Môi trường sống: nước ngọt.
- Độ sâu: từ 0 đến 30 mét.
- Nơi sống tốt nhất: sông, ao hồ, các ao nuôi nhân tạo.
- Phân bố: chủ yếu sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.
- Nhiệt độ: 0-35 °C.
- Vĩ độ: 65° Bắc-25° Nam.
Cá trắm sinh sản như sau:
- Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư.
- Đến mùa sinh sản, chúng di cư lên đầu nguồn các sông để đẻ.
- Điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá trắm đẻ tự nhiên:
- Nước chảy.
- Sự thay đổi mực nước.
- Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới:
- Tiêm hoóc môn sinh dục (ví dụ: LRH-A chiết từ não thùy cá mè,…).
- Tạo sự chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản.
Đặc điểm của khu nuôi cá trắm sinh sản:
- Là các bể bằng xi măng.
- Đường kính 6-10 mét.
- Mực nước sâu 2 mét.
Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên là nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì, cải tạo gen.
Phương pháp nuôi cá trắm được nhiều người áp dụng thành công. Nhờ nuôi cá trắm có thể thu nhập được vài trăm đến hàng tỉ đồng một năm.
Xem thêm: