Truyền hóa chất ung thư dạ dày nên hay không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân! Tuy nhiên, hàng năm có khoảng 800.000 người tử vong vì căn bệnh này. Do vậy truyền hóa chất ung thư dạ dày là một điều cần thiết. Điều quan trọng là truyền hóa chất ung thư dạ dày cho bệnh giai đoạn nào thì phù hợp?
Truyền hóa chất ung thư dạ dày dường như đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Việc điều trị ung thư dạ dày vốn cần tiến hành nhiều biện pháp kết hợp khác nhau. Trong đó, truyền hóa chất là biện pháp đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hãy xem phương pháp này tiến hành như thế nào, ưu – nhược điểm của phương pháp này ra sao.
Truyền hóa chất ung thư dạ dày có an toàn không?
Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Bệnh ung thư dạ dày là một loại ung thư ở thành niêm mạc dạ dày. Đây là căn bệnh không còn hiếm gặp ngày nay, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển. Bệnh xuất phát từ nhu cầu ăn uống và sử dụng các thực phẩm có nhiều chất hóa học độc hại tăng cao. Ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư đứng đầu trong các loại ung thư hệ tiêu hóa.
Theo thống kê của Sở Y Tế Hà Nội cho thấy, phần lớn các bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường không biết hoặc không phát hiện ra mình bị ung thư dạ dày ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn đầu. Khi phát hiện thường là đã quá muộn hoặc bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn.
Truyền hóa chất ung thư dạ dày được tiến hành như thế nào?
Truyền hóa chất là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày.Bệnh nhân tiếp nhận các thuốc hóa trị thông qua đường truyền tĩnh mạch hay thuốc uống. Hóa trị là liệu pháp điều trị toàn thân, nó tác động lên tất cả các tế bào trong cơ thể. Tất nhiên, bao gồm cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh.
Mục đích của phương pháp truyền hóa chất ung thư dạ dày là giảm kích cỡ khối u. Phương pháp giúp ức chế khả năng xâm lấn, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sỹ về phương pháp hóa trị trước khi bắt đầu chữa trị.
Truyền hóa chất không phải là phương pháp duy nhất chữa ung thư dạ dày. Trong một số trường hợp truyền hóa chất kết hợp với các phương pháp phẫu thuật, xạ trị. Một vài trường hợp hóa trị được sử dụng đơn lẻ trong điều trường hợp ung thư di căn.
Truyền hóa chất ung thư dạ dày có an toàn không?
Truyền hóa chất ung thư dạ dày tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời phá hủy các tế bào bình thường. Điều này dẫn tới các tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc loại hóa chất điều trị , liều dùng và thời gian dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất như buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, rụng tóc hay tiêu chảy và nguy cơ nhiễm trùng cao do giảm bạch cầu.
Phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng điều trị. Ví dụ tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc điều trị, tuy nhiên tiến triển như thế nào còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh. Thêm vào đó, mức độ sử dụng phóng xạ trong quá trình điều trị cũng quyết định việc tác dụng phụ kết thúc khi nào.
Một số hóa chất nhất định có thể gây tổn thương thần kinh hoặc tim. Tuy vậy trường hợp này không nhiều và thường được giám sát, chăm sóc bởi các bác sĩ cho nên có thể nói truyền hóa chất ung thư dạ dày khá an toàn.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày không phải những cơn đau – Báo Vietnamnet
Truyền hóa chất ung thư dạ dày giai đoạn nào phù hợp?
Truyền hóa chất được chỉ định chủ yếu cho ung thư giai đoạn di căn. Tiếp sau đó là vai trò bổ trợ cho ung thư giai đoạn khu trú sau điều trị tại chỗ, có nguy cơ cao tái phát di căn. Tuy nhiên, một số giai đoạn khác cũng có thể sử dụng phương pháp truyền hóa chất ung thư dạ dày như:
Truyền hóa chất có thể chỉ định trước phẫu thuật, giúp khối u nhỏ lại , dễ dàng hơn cho việc loại bỏ khối u và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Đối với một số giai đoạn bệnh ung thư đây là một lựa chọn điều trị tiêu chuẩn.
Sử dụng với những tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc quá nhỏ không thể phát hiện. Mục tiêu là ngăn ngừa không cho ung thư quay trở lại. Đối với ung thư dạ dày, hóa trị liệu thường được chỉ định cùng xạ trị sau phẫu thuật.
Lưu ý khi điều trị bằng phương pháp truyền hóa chất ung thư dạ dày
Các tác dụng phụ do truyền hóa chất ung thư dạ dày là có thể kiểm soát. Tuy nhiên do một số tác dụng phụ của phương pháp, bệnh nhân có thể sẽ rất mệt mỏi. Do vậy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần giữ cân nặng hợp lý và hạn chế uống rượu. Đặc biệt là bệnh nhân không được hút thuốc lá và phải tập thể dục đều đặn.
Một số khuyến cáo hướng dẫn nên ăn chủ yếu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứ không phải hoàn toàn kiêng thịt, cắt bỏ hoàn toàn thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu người bệnh muốn chọn chế độ ăn chay, phải bảo đảm rằng đây là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng.
.