Điều trị bệnh gout đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Điều trị bệnh gout hiệu quả bằng những cách nào?
Việc tích tụ quá nhiều acid uric trong cơ thể chính là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh gout. Quá trình phân hủy purin chính là nguồn gốc sản sinh ra acid uric được. Nếu có quá nhiều tinh thể acid uric thì nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao. Acid uric còn là thủ phạm của bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Điều trị bệnh gout
Hiện nay có nhiều cách để điều trị bệnh gout. Tùy theo tình trạng của bệnh mà mỗi người có cách lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây
Điều trị gout bằng thuốc Tây là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Mục đích việc điều trị gout bằng thuốc Tây là làm giảm các cơn đau cấp tính. Mục đích làm giảm mức độ acid uric trong máu, ngăn chặn tình trạng tích tụ tinh thể urat. Tuy nhiên mỗi loại thuốc đều có ưu điểm riêng.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Colchicine
Điều trị bệnh gout bằng colchicine sẽ giúp ngăn cản việc tiếp xúc của tinh thể urat vào màng khớp. Colchicine cần được sử dụng càng gần thời gian diễn ra cơn đau càng tốt. Tối đa là 24h sau cuộc tấn công gút, nếu không hầu như thuốc sẽ không có tác dụng.
Colchicine có tác dụng hiệu quả cắt cơn đau cho bệnh nhân trong vòng 48 tiếng. Liều dùng loại thuốc này là 0,5 mg 2 – 4 lần/ ngày, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, thuốc này cũng có tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…
Điều trị bệnh gout bằng thuốc chống viêm không steroidal
Điều trị bệnh gout bằng thuốc chống viêm không steroid sẽ giúp cắt các cơn đau gout cấp tính. Thuốc uống không steroid có tác dụng rút ngắn cuộc tấn công gout, làm giảm đau nhức xương khớp và phòng ngừa một số phản ứng viêm. Một số loại thuốc chống viêm không steriod có thể kể đến như như ibuprofen, naproxen và etoricoxib…Điều trị bệnh gout bằng thuốc chống viêm không steroid cũng gây ra tác dụng phụ. Người bệnh dùng thuốc nên lưu ý đến các vấn đề về tiêu hóa, đau tim hoặc đột qụy.
Điều trị bệnh gout liên tục để giảm acid uric
Điều trị bệnh gout bằng việc sử dụng các loại thuốc giúp làm giảm acid uric góp phần đem lại hiệu quả cáo. Các loại thuốc điều trị bệnh gout hiện nay chủ yếu là làm giảm bớt triệu chứng đau đớn của các cơn đau gout. Chúng không thể ngăn chặn sự gia tăng của acid uric trong máu. Cách tốt nhất vẫn là sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ acid uric.
Những loại thuốc này giúp ngăn chặn sự lắng đọng urat trong các khớp. Một số loại thuốc giúp làm giảm acid uric như allopuronol,febuxostat, probenecid… Người bệnh cũng cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh.
Điều trị bệnh gout bằng những bài thuốc dân gian
Dân gian có những bài thuốc giúp chữa bệnh gout cực kỳ hiệu quả và đơn giản như sử dụng đậu xanh, lá tía tô, cải bẹ xanh…
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là cách được nhiều người lựa chọn. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã tìm thấy 4 chất khác nhau trong tía tô. Những chất này ức chế các enzym xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành axit uric. Đặc biệt, trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm nên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh gout.
Ngoài ra, các dược chất có trong lá tía tô có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Có thể hòa bột làm từ lá tía tô với nước rồi đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm, cách này sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ.
Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản: Rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Lưu ý, không sắc nước lá tía tô quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong tía tô.
Chữa bệnh gout bằng đậu xanh
Đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout.
Đậu xanh còn có lợi ích trong việc kháng viêm, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, có tác dụng giúp giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.
Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, không cho thêm bất cứ loại gia vị nào. Người bệnh ăn đều đặn vào buổi sáng, tối. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.
Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải đắng. Nước uống từ cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất acid uric. Uống nước sắc từ cải bẹ xanh hàng ngày, thay nước lọc để đạt được hiệu quả trong điều trị gout. Dù thấy bệnh đã khả quan nhưng người bệnh vẫn nên tiếp tục uống để acid uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể.
Chữa bệnh gout bằng lá lốt
Mặc dù lá lốt có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng chữa bệnh gout bằng lá lốt hiệu quả. Tuy nhiên cũng có nhiều người khỏi bệnh gout hoặc bớt đau nhức do bệnh gout gây ra nhờ lá lốt. Lá lốt phơi khô sắc lấy nước uống hay sử dụng lá lốt tươi nấu nước ngâm chân.
Điều trị bệnh gout bằng nấm lim xanh
Đối với bệnh gout, nấm lim xanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, giúp đào thải acid uric trong máu và phục hồi cơ thể. Dược chất trong nấm giúp ngăn chặn các diễn biến âm thầm của bệnh gout. Không những thế, việc sử dụng nấm lim xanh đều đặn còn giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều nguy cơ bệnh khác.
Đồng thời, nấm lim xanh giúp bồi bổ, giải độc, thanh lọc cơ thể. Để điều trị bệnh gout hiệu quả, người bệnh cần kiên trì uống liên tục nước đun từ nấm lim xanh từ hai đến năm tháng để các dược chất trong nấm đẩy lùi được bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh gout nên ăn gì, uống gì để đẩy lùi đau đớn và bệnh tật
Điều trị bệnh gout người bệnh nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ, cũng như áp dụng các bài thuốc dân gian thì việc ăn uống cũng góp phần hạn chế gout biến chứng nặng. Để hạn chế bệnh gout tiến triển, người bệnh nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau.
Điều trị bệnh gout người bệnh không nên ăn đồ biển
Đồ biển như tôm, cua… giàu purin. Nếu ăn nhiều chất purin sản sinh acid uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp càng làm bệnh thêm nặng. Bệnh gout tuyệt đối không ăn cá ngừ, cá trích, cá cơm vì những loài cá này rất giàu purin. Tuy nhiên người bệnh có thể ăn sò, cá hồi nhưng không nên ăn thường xuyên.
Điều trị bệnh gout người bệnh không nên dùng bia, rượu
Uống bia, rượu làm tăng nguy cơ bệnh gout nặng thêm. Theo các bác sĩ, uống bia, rượu không chỉ làm tăng mức độ axit uric mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chúng.
Điều trị bệnh gout người bệnh hạn chế dùng đồ uống có đường
Theo khuyến cáo, người bị bệnh gout không nên uống các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao. Nước soda, nước hoa quả là những đồ uống có hàm lượng đường fructose cao. Những loại nước uống này kích thích cơ thể sản sinh acid uric nhiều hơn. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật.
Xem thêm:
Điều trị bệnh gout người bệnh nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm người bị bệnh gout phải không nên sử dụng thì những loại thực phẩm người bị bệnh nên ưu tiên sử dụng:
– Rau xanh, ngũ cốc, trứng, các loại hạt… vì chúng chứa rất ít purin.
– Thực phẩm giàu chất xơ như củ sắn, củ khoai lang, cà chua… Sẽ làm giảm sự hấp thụ đạm của cơ thể.
Ngoài ra người bệnh nên uống nhiều nước tối thiểu từ 2,5 – 3 lít/ngày.
Xem thêm: Bài thuốc đông y chữa bệnh gút
Xem thêm: