Giỏ hàng

Người bệnh gout nên ăn gì, uống gì để đẩy lùi đau đớn và bệnh tật

Gout là căn bệnh khó trị tận gốc nên người bệnh luôn muốn có liệu pháp hiệu quả. Người bệnh gout nên ăn gì, uống gì là một trong những câu hỏi phổ biến.

Người bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout hình thành do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Đối với bệnh gút, có chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng. Nó giúp giảm lượng axit uric, làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế các cơn đau. Dưới đây là các thực phẩm người bệnh gout nên ăn để phòng tránh và kiểm soát bệnh:

Những thực phẩm có lợi, người bệnh gout nên ăn

– Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

– Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

– Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.

Người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh

Người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau:

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Đẩy lùi cơn đau do gout nhanh nhất bằng các phương pháp hiệu quả nhất

Người bệnh gout nên ăn gì trong từng giai đoạn

Thực đơn cho bệnh nhân bị gout cấp tính

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.

  • Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.
  • Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.
  • Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.
  • Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).
Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính

Khi bệnh mạn tính, người bệnh gout nên ăn hạn chế tất cả các loại chất béo. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất như chế độ ăn thông thường. Người bệnh gout cần lựa chọn thức ăn kỹ càng hơn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

Thực phẩm có hại, người bệnh gout không nên ăn

– Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axit uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

– Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè. Vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

– Người bệnh gout nên ăn để duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

– Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước. Không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…).

– Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.

– Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.

– Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

– Không ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm có cacao, chocolate.

Người bệnh gout nên ăn hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric

Người bệnh gout nên ăn hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric

Người bệnh gout nên uống gì?

Ngoài việc người bệnh gout nên ăn gì thì người bệnh gout nên uống gì cũng là một câu hỏi rất được quan tâm.

Uống thuốc tây

Thuốc Colchicin

Liều dùng khuyến cáo trong điều trị cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn tính là 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên. Có thể cho 0.5mg cách nhau 2 giờ một lần, nhưng tối đa không quá 4mg. 1mg x 2 lần trong ngày từ ngày thứ 2,  1mg x 2 lần trong ngày thứ 3 trở đi. Thông thường sau 24- 48 giờ sử dụng, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh.

Dự phòng tái phát: 0,5-2 mg uổng 1-2 lần/ngày, trung bình kéo dài ít nhất 6 tháng. Cần chú ý giảm liều ở bệnh nhân có bệnh thận, lớn tuổi( trên 70 tuổi)

Thuốc corticoid

Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Dùng tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm).

Người bệnh gout nên ăn gì và sử dụng thuốc như thế nào phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Allopurinol (Zyloric)

Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ axit uric máu.

Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng liều nếu nồng độ axit uric còn cao.  Nồng độ axit uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày. Đôi khi có thể dùng phối hợp Allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải axit uric. Cả hai nhóm thuốc này đều không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm. Người bệnh gout nên ăn gì, uống gì đều phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Febuxostat (Uloric)

40-80 mg/ngày, đã được FDA công nhận, đã có ở Việt nam.

Nhóm thuốc tăng thải axit uric: Probenecid(25omg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaro. Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric hiệu trên 600 mg/24h.

Lưu ý: Việc người bệnh gout nên ăn gì và sử dụng thuốc nào phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc sử dụng thuốc không được kiểm soát không những không làm thuyên giảm bệnh mà làm cho tình trạng bệnh còn nặng hơn. Trầm trọng hơn các  biến chứng do sử dụng thuốc lâu ngày khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp tập luyện cho người bệnh gout để giảm đau nhức

Dùng thuốc nam

Bài thuốc từ cây sói rừng

Cây sói rừng được coi là một trong những loại cây thảo dược có công dụng rất tốt trong việc bài trừ phong thấp, tiêu độc rất tốt. Đặc biệt nó còn giúp giảm acid uric trong máu cực tốt. Một trong những nhân tố khiến bạn bị bệnh gout.

Cách làm:

Cây sói rừng bạn lấy phần rễ đem phơi khô hoặc có thể dùng tươi khoảng 30gr rồi đem sắc với nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể uống thay nước hằng ngày.

Bài thuốc từ cây tía tô

Cách làm:

Lá tía tô bạn sử dụng khoảng 1 nắm sau đó đem sắc với 350ml nước còn 100ml để uống. Có tác dụng giảm đau nhanh và giảm các triệu chứng của bệnh.

Người bệnh gout nên ăn lá tía tô kèm với những loại đồ ăn khác để có công dụng tốt nhất.

Uống nước cây tía tô để chữa bệnh gout

Uống nước cây tía tô để chữa bệnh gout

Bài thuốc từ cây Hy Thiêm

Theo nghiên cứu y học thì trong cây Hy Thiêm có chứa nhiều các hoạt chất như daturosid, orientin có công dụng rất tốt trong việc hạ acid uric trong máu. Chính vì vậy mà nó là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y chữa bệnh gout.

Uống nấm lim xanh

Nấm lim xanh giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nó còn trung hòa hàm lượng acid uric trong máu cũng như ngăn chặn mọi diễn tiến âm thầm của bệnh. Bên cạnh đó, các dược chất hữu ích trải qua quá trình chế biến được làm giàu gấp nhiều lần. Từ đó, giúp tái tổ chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhằm tiêu diệt mọi cơ chế gây bệnh. Trong 7 ngày sử dụng đầu tiên, người bệnh sẽ ngủ ngon, đi tiểu nhiều (do cơ chế tự thải độc). Trong những ngày tiếp theo, các dược chất của nấm tiếp tục tác động vào cơ thể.

Để nấm lim xanh phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh gout nên ăn uống hợp lý và kiên trì sử dụng nấm lim xanh mỗi ngày. Dùng 2 – 5 tháng, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, nấm cũng được khuyên dùng ngay cả khi cơ thể bình thường để ngăn chặn mọi nguy cơ gây bệnh tật.

Xem thêm: Chế độ ăn uống khi bị gout

 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button