Người mắc bệnh gout luôn sống chung với những cơn đau. Hiểu rõ nguyên nhân và có một thực đơn cho người bệnh gout sẽ giúp người bệnh luôn sống vui khỏe.
Nguyên nhân gây nên bệnh gout
Bệnh gout gây ra do axit uric tích tụ quá nhiều
Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric. Gây sưng, ăn mòn các khớp và khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể và cũng có trong nhiều loại thực phẩm như: gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm. Các món ăn có chứa nhiều purin không nên xuất hiện trong thực đơn cho người bệnh gout.
Khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ gây nên hiện tượng tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gout. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì dễ dàng gây nên bệnh gout.
Nguyên nhân làm tăng axit uric trong cơ thể
Gout nguyên phát
Đây là nguyên nhân chủ yếu. Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin. Thêm vào đó là uống quá nhiều rượu. Vì thế, thực đơn cho người bệnh gout cần tránh xa những loại thực phẩm này.
Gout thứ phát
Hai nguyên nhân của gout thứ phát là:
- Hậu quả của tăng axit uric máu do tiêu tế bào quá mức. Các bệnh kèm theo: bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…
- Do suy thận.
Gout do bất thường về enzyme
Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT. HGPRT là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric. Nếu thiếu loại enzym này sẽ gây ra bệnh gout khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).
Thực đơn cho người bệnh gout không hợp lý
Bia là kẻ thù với người bệnh gout. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân gout uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.
Một số nghiên cứu thấy rằng những người béo phì thì nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.
Một số nguyên nhân khác làm tăng axit uric
- Gen di truyền
- Bữa ăn chưa có thực đơn cho người bệnh gout hợp lý
- Đặc biệt do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải axit uric qua thận. Gây rối loạn chuyển hóa acid uric…
Thực đơn cho người bệnh gout
Từ những nguyên nhân gây nên bệnh gout, thực đơn cho người bệnh gout được xây dựng để cân bằng lượng axit uric trong cơ thể.
Thực phẩm có carbohydrat cao
Carbohydrat có nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngũ cốc, gạo. Các loại hạt này cho vào thực đơn cho người bệnh gout rất tốt. Nó có thể làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan axit uric trong nước tiểu.
Món ăn chứa vitamin B và vitamin C
Ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày, thực đơn cho người bệnh gout nên bổ sung khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại. Các loại rau được khuyên dùng là rau cần, cải xanh, dưa chuột, súp lơ.
Tuy nhiên, thực đơn cho người bệnh gout nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ. Những thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
Thực đơn cho người bệnh gout nên hạn chế chất béo
Có thể dễ dàng hạn chế chất béo trong thực đơn cho người bệnh gout bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào. Tránh các gia vị như ớt, hạt tiêu. Bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gout cấp tính.
Uống ít nhất 8 cốc chất lỏng mỗi ngày, trong đó ít nhất một nửa là nước
Nước có tác dụng hạn chế sự ứ đọng của tinh thể urat trong thận. Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao để đào thải axit uric.
Uống nấm lim xanh
Thông qua cơ chế thanh lọc và giải độc cơ thể, nấm lim xanh có khả năng giúp người bệnh trung hòa hàm lượng axit uric trong máu, cũng như ngăn chặn mọi diễn tiến âm thầm của bệnh. Ngoài ra, người bị bệnh gout có thể sử dụng song song nấm lim xanh với các liệu pháp điều trị Tây y khác. Bởi nấm lim xanh là thảo dược quý có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Xem thêm về thực đơn cho người bệnh gout: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/an-gi-khi-bi-benh-gut-3248918.html
Thực phẩm cần hạn chế trong thực đơn cho người bệnh gout
Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu
Rượu làm tăng axit uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết axit uric qua thận. Tuy nhiên, nếu buộc phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá ba lần, mỗi lần không quá một ly. Các loại nước có ga như coca, pepsi hay đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc cũng nên hạn chế tối đa trong thực đơn cho người bệnh gout. Những loại nước này khiến cho việc bài tiết acid uric trở nên khó khăn hơn.
Hạn chế sử dụng các loại đường mía và đường củ cải
Nên giữ thể trọng lý tưởng, tránh béo phì. Tốt nhất là nên giữ ở mức thấp hơn trọng lượng lý tưởng từ 10-15%. Theo nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa tỉ lệ thuận của lượng axit uric với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người quá béo giảm được thể trọng thì lượng acid uric cũng giảm. Acid uric thải ra ít đi và bệnh gout giảm hẳn.
Một số món ăn khác cần hạn chế trong thực đơn cho người bệnh gout
– Các món ăn thuộc nhóm purin cao như nội tạng, hải sản, thịt đỏ, lạp xưởng, dầu cá.
– Các loại nước hầm xương thịt.
– Khống chế lượng protein hấp thụ từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng trong cơ thể. Bởi nếu hấp thụ từ thức ăn quá nhiều protein thì cũng có thể làm tăng lượng axit uric nội sinh.
Xem thêm: