Nhận biết bệnh gout sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Dựa vào những triệu chứng của bệnh gout, bác sĩ sẽ chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.
Nhận biết bệnh gout sớm là cách tốt nhất để kịp thời điều trị nếu căn bệnh chưa chuyển qua giai đoạn mạn tính. Bởi bệnh gout thường xảy ra đột ngột nên bệnh nhân sẽ dễ dàng thấy dấu hiệu của bệnh. Những cơn đau dữ dội vùng khớp làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Cơn đau bệnh gout từ nhẹ đến nặng, trở lại theo ngày hoặc theo tuần, tháng. Cơn đau đến dữ dội vào ban đêm và sáng sớm khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển. Người bị bệnh gout dần dần giảm sút về sức khỏe, tinh thần trầm trọng nếu tình trạng này kéo dài.
Nhận biết bệnh gout qua những dấu hiệu nào?
Nhận biết bệnh gout theo từng giai đoạn không giống nhau. Hai giai đoạn của bệnh đó là: gout cấp tính và gout mạn tính. Người bệnh dù ở giai đoạn nào cũng luôn cảm thấy đau đớn và khó chịu. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt và vận động.
Dấu hiệu bệnh gout cấp tính
Đây là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh gout. Người bệnh đối diện với những cơn đau kéo dài gây gián đoạn sinh hoạt hằng ngày.
Cơn đau khớp – dấu hiệu bệnh gout cấp
Dấu hiệu của bệnh gout xuất hiện theo từng giai đoạn. Bởi vậy việc nhận biết bệnh gout cũng trở nên dễ dàng thông qua các triệu chứng của bệnh. Ở giai đoạn đầu, độ axit uric trong máu cao nhưng chưa biểu hiện thành các triệu chứng cụ thể. Khi axit uric bắt đầu tích tụ dần quanh khớp sưng lên đó là cơn đau khớp.
Axit uric tích trữ gây ra những cơn đau nhức gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Bệnh gout cấp tính có dấu hiệu nhận biết đột ngột, thường đau vào ban đêm và không báo trước. Cơn đau khớp diễn ra dữ dội và kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí một vài tuần.
Sau đó cơn đau khớp diễn ra thường xuyên và kéo dài ở nhiều khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân…Người bệnh có thể bị đau nhẹ trong vài giờ hay vài ngày hoặc đau kinh khủng và dai dẳng trong vài tuần, vài tháng.
Triệu chứng bệnh thống phong: sưng, nóng, đỏ
Sau cơn đau khớp, triệu chứng bệnh gout đi kèm đó là mô khớp bị viêm, sưng đỏ, nóng rát ở khớp. Nếu người bệnh đi xét nghiệm nước tiểu và dịch khớp sẽ thấy kết quả axit uric cao bất thường.
Cơn gout đầu qua đi, lớp da xung quanh khớp bong tróc, ngứa và đau. Vùng da này còn bị tím đỏ giống nhiễm trùng.
Chữa bệnh gout bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
Dấu hiệu bệnh gout mãn tính
Bệnh gout được gọi là mãn tính kể từ khi người bệnh trải qua cơn đau gout cấp tính. Khi này, các cơn đau diễn ra liên tục và mức độ đau lớn hơn.
Xuất hiện hạt tophi ở giai đoạn bệnh gout mãn tính
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này sẽ xuất hiện những khối u có kích thước không đồng đều, bám chặt trên các mô khớp của người bệnh. Các hạt này do các tinh thể urat lắng đọng xung quan khớp, đầu xương, sụn… Hạt tophi có kích thước nhỏ và không đồng đều, từ vài milimet đến nhiều centimer, lồi lõm. Khối hạt này không di động. Đây gọi là các hạt tophi. Nếu bị viêm loét thì hạt tophi bị vỡ, chảy nước vàng và chất trắng. Ngoài ra, sưng túi dịch đệm ở khỷu tay hay đầu gối cũng là một triệu chứng bệnh gút đáng chú ý.
Urat lắng đọng
Đây là triệu chứng khá nghiên trọng bởi sỏi có thể lắng đọng rải rác ở nhu mô thận, đường tiết niệu. Urat còn có thể lắng đọng ở ngoài da và tại móng tay, móng chân, tạo thành từng vùng và mảng. Dấu hiệu này hay nhầm với các bệnh ngoài da thông thường khác (vẩy nến, nấm).
Nhận biết bệnh gout qua các dấu hiệu khác
Người bệnh có thể sốt nhẹ, lạnh run, khát nước, mắt có tia đỏ, ít tiểu tiện, táo bón, tâm trạng lo lắng mệt mỏi…
Bên cạnh đó còn xuất hiện bệnh do biến chứng như:
- Sỏi thận suy thận
- Cao huyết áp
- Nhồi máu cơ tim
- Tai biến mạch máu não…
Nguyên nhân phát sinh bệnh gout
Tác nhân gây bệnh gout chủ yếu do chế độ dinh dưỡng của người bệnh không hợp lý. Tuy nhiên, người ta chia nguyên nhân phát sinh bệnh gout ra làm ba nhóm:
Gout nguyên phát
Nguyên do khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa purin và thường kèm theo uống quá nhiều bia, rượu. Bệnh gout chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.
Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đạm như tôm, cua, thận, lòng đỏ trứng… làm tình trạng gout tiến triển mạnh hơn.
Gout thứ phát
Gout là hậu quả của tăng axit uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.
Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh gout
Gout do bất thường về enzyme
Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzyme HGPRT (enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa axit uric) gây ra bệnh gout khởi phát sớm ở trẻ em.
Dùng thuốc gì điều trị bệnh gout ?
Nhận biết bệnh gout thông qua các triệu chứng để có thể xác định được cách điều trị bệnh phù hợp. Sử dụng thuốc Tây chính là cách làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc vì có nhiều tác dụng phụ.
Điều trị các cơn gout cấp tính
Nhóm thuốc chống viêm không steroid
Tác dụng của nhóm thuốc này chính là chống viêm trong những cơn đau gout. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như: vấn đề tim mạch, loãng xương và các vấn đề xương khác, đường máu cao…Bởi vậy, cần lưu ý các chống chỉ định và liều lượng thuốc.
Thuốc thường được sử dụng là:
- Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày
- Sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.
Nhóm thuốc Colchicin
Nhóm thuốc này được lựa chọn rất nhiều trong điều trị gout cấp tính. Tác dụng chính của thuốc này là chống viêm chọn lọc. Thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn gout cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn nôn và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
Nhóm thuốc Corticosteroid
Thuốc được sử dụng trong trường hợp đặc biệt với những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc. Bệnh nhân không thích hợp với colchicine và thuốc chống viêm steroid.
Ngoài ra, bệnh nhân gout cấp tính có thể sử dụng thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…).
Ngoài ra, có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống. Bên cạnh đó có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.
Điều trị gout mạn tính
Giai đoạn gout mạn tính, phương pháp làm giảm axit uric trong máu là quan trọng nhất. Thông thường, bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric, kết hợp thêm colchicine tùy theo trường hợp và chẩn đoán của bác sĩ.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn và tình trạng suy thận tiềm tàng, sỏi thận, cao huyết áp…Một số hạt tophi quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Chữa bệnh gout bằng nấm lim xanh
Nấm lim xanh chữa bệnh gout rất tốt thông qua cơ chế thanh lọc các chất độc tố của cơ thể, trung hòa axit uric trong máu ngăn ngừa diễn tiến âm thầm của bệnh gout, tái tổ chức lại các chức năng của cơ thể để loại bỏ cơ chế gây bệnh.
Các cơn đau tái phát của bệnh gout giảm rõ rệt khi sử dụng nấm lim xanh vài tiếng. Các thành phần dược chất Sterois, Letinan, Germanium, Beta-D-glucan có trong nấm lim xanh tác động lên bệnh nhân gout theo cơ chế như chất giảm đau, kháng viêm, nhức mỏi, sưng tấy ở các khớp…
Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 20-30g nấm lim xanh Tiên Phước sắc lấy nước uống cùng 2 lít nước. Khi nước cô lại 1,5 lít sử dụng uống thay nước lọc trong ngày.
Nhận biết bệnh gout thông qua những dấu hiệu thông thường giúp bạn có thể kịp thời khám và chữa trị bệnh.
.