Giỏ hàng

Thức ăn ngăn ngừa bệnh gout tiến triển và tái phát hiệu quả

Thức ăn ngăn ngừa bệnh gout nên hạn chế các loại thực phẩm giàu nhân purin. Việc ăn uống khoa học giúp giảm những cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.

Thức ăn ngăn ngừa bệnh gout hợp lý

Thức ăn ngăn ngừa bệnh gout là giải pháp tốt cho việc điều trị và phòng tránh bệnh gout. Người bệnh nên tuân thủ đúng theo những chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học.

Một số loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả

Một số loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả

Người bệnh gout nên ăn gì?

 

Người bệnh gout nên ăn nhiều hoa quả, rau củ

Một số loại rau quả như: rau cần, súp lơ, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê,…. có lượng purin thấp hơn hoặc bằng trên 100g thực phẩm. Bệnh nhân gout nên ăn 1000g rau, 4-5 quả các loại trong thực đơn hằng ngày của mình.

Củ cải

Đây là loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả. Củ cải có vị ngọt, hành phong khí, trừ tà nhiệt, thích hợp cho người bị bệnh xương khớp nói chung và người bệnh gout nói riêng.

Khoai tây

Thành phần dưỡng chất có trong khoai tây hầu như không có chứa nhân purin nên người bị bệnh gout có thể sử dụng được trong thực đơn của mình.

Bí đỏ

Bí đỏ có tác dụng tốt cho người cao huyết áp, béo phì và bị tăng axit uric trong máu. Bởi tính ẩm và đặc biệt chứa lượng ít nhân purin nên có công dụng bổ trung ích khí, hỗ trợ cho bệnh nhân gout.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Thành phần của chúng có nhiều nước, muối kali, có vị ngọt và tính lạnh. Hãy sử dụng dưa hấu cho những người bị bệnh gout giai đoạn cấp tính.

Lê và táo

Công dụng của hai loại quả này đó là thanh nhiệt sinh tán. Bởi thành phần chứa nhiều nước, là loại quả kiềm tính nên dùng rất tốt cho bệnh nhân gout cấp và mãn tính.

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho người bệnh gout

Những thực phẩm giàu tinh bột như: bánh mỳ, gạo, ngũ cốc, mì,… có lượng carbohydrat cao. Loại thức ăn này có thể làm giảm nồng độ và hòa tan axit uric trong nước tiểu, huyết thanh.

Người bệnh gout nên ăn thực phẩm giàu chất béo?

Không nên kiêng hoàn toàn chất béo khi điều trị bệnh gout nhưng cũng không được dùng quá mức. Lượng chất béo trong đồ ăn nên dao động từ 15-20% trên tổng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Trong chế biến món ăn nên dùng các loại dầu như: oliu, dầu lạc, dầu vừng…Không nên dùng dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành.

Tuy không nên kiêng nhưng bệnh nhân cần phải hạn chế việc sử dụng chất béo vì dễ làm tăng cân. Việc không kiểm soát cân nặng sẽ làm tăng axit uric trong máu từ đó dẫn tới các cơn đau bệnh gout.

Nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phong phú bởi chỉ ăn những loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout lặp lại nhiều sẽ dễ khiến bạn nhàm chán.

Chữa bệnh gout bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, hiệu quả ngay tại nhà

Uống gì để hạn chế cơn đau cho người bệnh gout?

Ngoài những loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout thì việc bạn uống gì cũng rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng này. Hãy từ bỏ những thói quen không tốt và bắt đầu xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học.

Uống nước tốt cho người bệnh gout

Uống tối thiểu 2,5 – 3 lit nước mỗi ngày. Nước có tác dụng hạn chế sự tích tụ của tinh thể urat trong thận. Nên uống nước khoáng không ga, có độ kiềm cao để đào thải axit uric.

Tuy nhiên, hạn chế uống nhiều nước buổi tối để tránh đi vệ sinh nhiều, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.

Cà phê với việc phòng ngừa bệnh gout

Theo một nghiên cứu được thực hiện với 45.869 người đàn ông trung niên không có tiểu sử bệnh gout. Theo đó, người uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% mắc bệnh gout. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên giúp giảm lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên cần lưu ý không nên hấp thụ quá 400mg caffeine/ngày.

Xem thêm: Cà phê có tác dụng tốt với bệnh gout

Sinh tố rau củ tốt cho người bệnh gout
Rau cần

Rau cần có thể ăn sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc ép lấy nước uống. Rau cần giàu các khoáng chất và không chứa nhân purin. Bởi cần có tính ngọt, vị mát nên có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp và khu phong. Bệnh nhân trong giai đoạn gout cấp tính nên bổ sung loại nước này vào danh sách đồ uống hằng ngày.

Bổ sung nước ép rau cầu vào mỗi buổi sáng giúp phòng ngừa bệnh gout

Bổ sung nước ép rau cầu vào mỗi buổi sáng giúp phòng ngừa bệnh gout

Súp lơ

Trong 100g súp lơ chỉ chứa 75mg purin. Ngoài ra, súp lơ rất giàu vitamin C, có tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt, lợi tiểu. Những công dụng trên phù hợp với người có lượng axit uric trong máu cao. Có thể ép nước sinh tố súp lơ để uống rất tốt cho người bệnh gout.

Dứa ép

Thành phần của dứa có enzyme bromelain, đã được chứng minh có tác dụng hữu ích trong việc giảm viêm, giảm sưng. Bên cạnh đó, bromelain còn giúp tiêu hóa protein hiệu quả.

Nước ép táo ta

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chiết xuất từ nước ép trái táo ta có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh gout, giúp ngăn cản sự hình thành axit uric, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nấm lim xanh điều trị bệnh gout

Nấm lim xanh giúp bạn hạn chế những dấu hiệu của bệnh gout. Ngoài ra, nó giúp đẩy lùi các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ triệt tiêu căn nguyên gây bệnh gout bằng việc cân bằng lại quá trình chuyển hóa.

Nấm lim xanh thông qua cơ chế thanh lọc các độc chất của cơ thể, trung hòa axit uric trong máu. Từ đó, tái tổ chức lại các chức năng của cơ thể để triệt tiêu cơ chế gây bệnh. Bệnh nhân gout kiên trì uống nước sắc từ nấm lim có thể tự khỏi sau thời gian sáu tháng. Những cơn gout đau do tái phát sẽ giảm hẳn xuống.

Cách dùng: Sử dụng 3-5 gram nấm lim xanh cho vào sắc cùng 2 lít nước. Đun sôi cho đến khi nước cô lại còn 1,5 lít thì có thể sử dụng ngay được. Với cách làm đơn giản này hằng ngày, cơn đau gout của bạn sẽ không còn là nỗi lo nữa.

Thực đơn cho người bệnh gout luôn sống vui khỏe, hạnh phúc

Người bệnh gout nên kiêng gì?

Loại đồ ăn nào nên hạn chế khi bị gout

Tránh thực phẩm thuộc nhóm có purin cao như nội tạng, hải sản, thịt đỏ, dầu cá,…Nên tránh các loại nước xương hầm thịt.

Ngoài ra, nên loại bot các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Đồ uống nên kiêng khi điều trị bệnh gout

Bia, rượu

Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng axit uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết axit uric qua thận.

Một nghiên cứu của giáo sư Tuhina Neogi, chuyên gia thấp khớp học tại Đại học Y Boston, đối với 724 người Mỹ trưởng thành mắc gout, trong đó có 78% là nam giới. Nghiên cứu chỉ ra người mắc bệnh gout càng sử dụng rượu, bia nhiều thì nguy cơ bị gút tấn công trong 24 giờ sau đó càng cao.

Bia có nhiều tác hại trong viện phòng ngừa và điều trị bệnh gout

Bia có nhiều tác hại trong viện phòng ngừa và điều trị bệnh gout

Nước ngọt có ga, chất kích thích

Các loại nước có ga nói chung hay đồ uống chứa chất kích thích như ca cao, trà đặc cũng nên hạn chế tối đa bởi chúng cũng khiến cho việc bài tiết axit uric trở nên khó khăn hơn.

Một lưu ý khác đó là bạn nên giữ trọng lượng cơ thể cân đối. Bởi rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lượng axit uric với mức độ béo theo cân nặng.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hiệu quả và khoa học ngay từ bây giờ. Thêm nữa đó chính là việc khám định kỳ để phát hiện bệnh gout sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy bổ sung những loại thức ăn ngăn ngừa bệnh gout vào thực đơn gia đình.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button