Giỏ hàng

Phương pháp tập luyện cho người bệnh gout để giảm đau nhức

Phương pháp tập luyện cho người bệnh gout cùng với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm đau nhức cho bệnh nhân. Với bệnh lý này, cần lựa chọn phương pháp vận động thể chất hợp lý mỗi ngày.

Thế nào là bệnh gout?

Bệnh gout theo cách gọi dân gian còn có tên khác là thống phong, gout là cách gọi của y học hiện đại. Căn bệnh này đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm và hay được nhắc tới như một căn “bệnh nhà giàu”. Tuy nhiên thực tế khoa học chứng minh, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh gout. Thực chất gout là loại bệnh dạng viêm khớp do tinh thể muối urat bị lắng đọng xung quanh các khớp gây ra sưng, viêm và gây khó khăn đến sinh hoạt của người bệnh.

Tại Việt Nam, mỗi ngày đang có hàng triệu người chịu đau đớn vì căn bệnh này. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Maryland (Mỹ), nam giới ở độ tuổi trung niên có tỉ lệ mắc bệnh gout cao hơn phụ nữ rất nhiều. Ở nữ, bệnh thường xảy ra vào thời kì hậu mãn kinh. Đây là một căn bệnh có thể chữa được nhưng dễ tái phát và trở bệnh nặng.

Cơn đau bệnh gout thường khởi phát từ ngón chân cái với tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn

Cơn đau bệnh gout thường khởi phát từ ngón chân cái với tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout do sự tăng cao của số lượng acid uric trong cơ thể

Acid uric hoạt động với cơ chế hòa tan trong máu, từ từ bài tiết qua thận và cuối cùng qua đường nước tiểu mà đi ra. Trong trường hợp acid uric không thể hòa tan và sẽ tích tụ trong máu gây tăng uric huyết. Khi axit uric vượt quá giới hạn sẽ mắc phải bệnh gout.

Thức uống cho người bệnh gout: đã ngon còn bổ

Bệnh gout khởi phát từ những trục trặc về gen

Cho đến nay, khoa học đã nghiên cứu được 5 gen liên quan đến bệnh gout: Glc6 – phốt phát tại gan, HGPRT1 và 3 gen PRPPs1, 2, 3 có trong tinh hoàn (ở nam giới). Những gen này làm cho cơ thể khó khăn trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Bệnh gout do acid uric lắng đọng gây sỏi thận, bài tiết kém

80% acid uric được đào thải qua đường tiết niệu, 20% sẽ đào thải qua đường tiêu hóa và qua da. Bình thường acid uric phân hủy trong máu được thải qua thận ra ngoài bằng đường nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là trong máu, acid uric sẽ tăng lên và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp. Từ đó gây ra viêm sưng khớp và đau đớn.

Bệnh gout do ăn nhiều thực phẩm chứa purin

Purin là chất có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – nội tạng động vật (gan, thận, lách,…)  và cá trích, cá thu… Purin cũng có mặt trong tất cả các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, các loại đậu.

Một số trường hợp khác có nguy cơ mắc bệnh gout như:

  • Do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình từng có người đã từng bị gout thì khả năng mắc bệnh là rất cao
  • Người béo phì
  • Người uống nhiều rượu bia
  • Người từng cấy ghép các bộ phận cơ thể
  • Người đang sử dụng vitamin niacin
  • Người phải uống thuốc lợi tiểu
  • Người khó khăn trong việc tiêu hủy purin (do người bệnh gặp khuyết điểm về enzim).

Phân biệt bệnh gout và viêm khớp

Trong thực tế rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn về căn bệnh của mình. Họ không phân biệt được gout và viêm khớp dù đây là hai bệnh lý không giống nhau. Cũng không ít trường hợp chẩn đoán nhầm, từ đó dẫn đến khó khăn trong điều trị, khó trị dứt điểm. Sở dĩ có sự nhầm lẫn giữa bệnh gout và bệnh lý khác ở khớp là do biểu hiện của chúng khá giống nhau. Ngược lại, trường hợp mắc bệnh gout thật sự nhưng vì biểu hiện không rõ sẽ cho rằng đó là bệnh viêm khớp.

Phân biệt gout và viêm khớp để có phương pháp chữa trị hợp lý

Phân biệt gout và viêm khớp để có phương pháp chữa trị hợp lý

Bảng sau đưa ra sự so sánh trực quan giữa bệnh gout và viêm khớp:

Viêm khớp Gout
Thời gian đau Buổi sáng hoặc khi vận động nhiều Thường là giữa đêm trở về sáng
Tính chất Đau đối xứng Đau 1 bên
Vị trí Xương xung quanh cột sống: cổ, lưng, khớp hông, khớp háng Khởi phát từ ngón chân cái đến bàn chân rồi lan ra
Cơn đau kéo dài Khoảng 15 phút  Đau kéo dài từng cơn

Bài tập phù hợp với người bị bệnh gout

Một điều sai lầm trong suy nghĩ của người mắc bệnh gout là họ muốn tránh vận động. Bởi lẽ họ cho rằng việc tập luyện khiến các khớp xương dễ bị sưng và đau hơn. Thế nhưng, với những bài tập đơn giản, cơn đau từ bệnh gout hoàn toàn có thể bị đẩy lùi. Quy tắc cần lưu ý là tránh việc tập nặng và vận động quá mạnh.

Những nguyên nhân khiến bệnh gout biến chứng nặng là gì, cách phòng tránh?

Tập luyện thể dục cho người bệnh gout

Bài tập vai chữa nhanh gout cấp

Bài tập vai có tác dụng giảm đau phần khớp vai và hỗ trợ giảm cơn đau gout ở những bộ phận khác. Tập bài tập thường xuyên có thể hạn chế sự tái phát của bệnh.

Thực hiện động tác tập vai bằng cách: Cúi gập người về phía trước trong 30 giây rồi sau đó lại ngửa về phía sau trong 30 giây, tay đặt sát nhau.

Bài tập lưng, cơ đùi sau giảm cứng khớp

Bài tập lưng sẽ làm cho máu ở các chi lưu thông nhanh hơn nhờ sự tăng cường liên kết các cơ khớp. Nó cũng có tác dụng làm giãn cơ và giảm gout cấp tính.

Để tập bài tập lưng và cơ đùi sau, thực hiện: Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng phía trước mặt, cúi người xuống và cố gắng vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Thực hiện tư thế này thêm 3 lần, mỗi lần giữ trong khoảng 15 giây.

Bài tập cổ tay chữa sưng khớp

Bài tập cổ tay là cách luyện tập nhẹ nhàng nhưng có tác động rất lớn. Nó giúp cho khớp cổ tay được dẻo dai và làm mềm khớp tay.

Cách luyện tập: Tay nắm chặt thành hình nắm đấm. Từ từ xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây rồi sau đó tiến hành xoay đổi theo chiều ngược lại. Tiếp tục tập trong 30 giây.

Bài tập giãn cơ xoay người hạn chế biến dạng khớp

Bài tập giãn cơ xoay người có tác dụng rất tích cực với cơ xương. Nó giúp cho các cơ hoàn toàn được thư giãn, cơ bắp sẽ làm cho khớp xương linh hoạt hơn.

Cách luyện tập: Ngồi ở tư thế thả lỏng, sau đó vắt chân phải qua chân trái. Một tay giữ theo chân vắt chéo và quay sang bên hông, 1 tay quay ra phía lưng rồi hít thở chậm trong 30 giây. Sau đó thực hiện đổi chân và xoay người tương tự. Thực hiện bài tập này khoảng 5 phút.

Tập bơi lội cải thiện đa khớp

Tập bơi có thể làm tăng khả năng săn chắc của các cơ. Khi vận động trong nước cơ thể chịu ít lực hơn, chức năng các cơ dần được cải thiện rõ. Nhưng trong trường hợp khớp đã bị biến dạng do sự phát triển bệnh thì cần phải chú ý tư thế bơi. Nên vận động theo tư thế thẳng để tránh sưng, vỡ và gây tổn thương cho các khớp. Thời gian bơi có thể chậm rồi tăng nhanh dần.

Cải thiện đau nhức gout bằng bài tập aerobic và cardio 

Hai phương pháp tập luyện này đòi hỏi sức bền. Những bài tập này giúp khả năng lưu thông oxy trong máu huyết tốt hơn, tăng sức mạnh của cơ bắp. Khi cơ bắp khỏe thật sự khỏe mạnh sẽ hỗ trợ các khớp cử động ổn định và linh hoạt hơn. Đồng thời có thể bảo vệ khớp khỏi những tổn hại sâu.

Kết hợp uống nấm lim xanh với luyện tập chữa bệnh gout

Nấm lim xanh là sản phẩm an toàn từ thiên nhiên. Chỉ với một cốc nước nấm lim xanh, cơn đau của bệnh gout hoàn toàn có thể dịu đi và mất hẳn sau vài giờ. Nguyên nhân là bởi dược chất từ bên trong nấm lim xanh thanh lọc cơ thể, giúp điều hòa lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa lắng đọng thành muối urat gây viêm, tấy, sưng khớp. Ngoài ra sức khỏe của người bệnh còn được cải thiện bởi các vitamin, khoáng chất trong nấm.

Uống nước sắc nấm lim xanh với một chế độ tập luyện và ăn uống thật khoa học để có được kết quả tốt nhất

Uống nước sắc nấm lim xanh với một chế độ tập luyện và ăn uống thật khoa học để có được kết quả tốt nhất

Bệnh nhân mắc bệnh gout cần kết hợp uống nước sắc nấm lim xanh với một chế độ tập luyện và ăn uống thật khoa học để có được kết quả tốt nhất.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button