Giỏ hàng

Bạch sửu là gì với tác dụng của cây bạch sửu và cách dùng chữa bệnh

Cây bạch sửu là gì và tác dụng của cây bạch sửu chữa bệnh gì: trị bệnh giun, táo bón,… Cách dùng cây bạch sửu như thế nào? Hình ảnh giúp nhận biết cây bạch sửu. Tác dụng phụ của cây bạch sửu. Giá và kỹ thuật trồng cây bạch sửu.

Thành phần dược chất của cây bạch sửu có tác dụng gì và cách dùng

Thành phần dược chất của cây bạch sửu có tác dụng gì và cách dùng

Cây bạch sửu là gì?

Cây bạch sửu là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Cây bạch sửu còn có tên gọi khoa học là Pharbitis hederacea Choisy, thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae. Ngoài ra, cách gọi khác của loài cây này là cây khiên ngưu, hắc sửu,bìm bìm biếc, nhị sửu,… Cây khiên ngưu được biết đến với công dụng chữa bệnh hiệu quả. Chúng ta rất dễ bắt gặp loài cây này ở những nơi như sau:

  • Việt Nam.
  • Ấn Độ.
  • Malaixya.
  • Thái Lan.
  • Indonesia.
  • Nhật Bản.
  • Philippines.
  • Trung Quốc.

Cây khiên ngưu (bạch sửu) là cây dây leo cuốn và có sức sống bền bỉ. Loài cây này thường mọc hoang, được tìm thấy ở nhiều tỉnh của nước ta. Công dụng của cây bạch sửu giúp trị giun sán, táo bón, tiểu bí,… rất hữu hiệu.

Thành phần dược chất của cây bạch sửu

Thành phần dược chất của cây bạch sửu được nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm và đưa ra kết quả cụ thể. Người ta tìm thấy nhiều dược chất hóa học có công dụng điều trị bệnh. Một vài chất có thể kể đến trong cây bạch sửu như sau:

  • Pharbitin (Pharbitic acid và vài Purolic acid).
  • Nilic acid.
  • Gallic acid.
  • Lysergol.
  • Chanoclavine.
  • Penniclavine.
  • Isopenniclavine.
  • Elymoclavine.
  • Glucozit.
  • Chất béo.

Thành phần hóa học của cây nhị sửu (bạch sửu) giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Dược liệu được chiết xuất từ cây bạch sửu được Đông y áp dụng phổ biến để chữa trị nhiều căn bệnh. Trong dân gian, loài cây này được biết đến là một loại thuốc nam quý.

Tác dụng của cây bạch sửu

Tác dụng của cây bạch sửu mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cây khiên ngưu được người dân sử dụng với nhiều công dụng bổ ích. Đặc biệt trong việc điều trị nhiều bệnh và hỗ trợ bồi bổ sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Cây bạch sửu có tác dụng tẩy xô, làm sạch ruột.
  • Công dụng trị giun sán hiệu quả bằng cây khiên ngưu (bạch sửu).
  • Tăng độ đào thải, lọc cho thận nhờ cây nhị sửu (bạch sửu).
  • Cây bạch sửu giúp tả khí phân thấp nhiệt hiệu quả.
  • Cây khiên ngưu giúp tiêu ẩm lợi nhị tiện.
  • Tác dụng giảm, tiêu đờm bằng cây bạch sửu.
  • Cây nhị sửu giúp điều trị, thông đại tiện và tiểu tiện.
  • Chữa bệnh phù thũng, nằm ngồi không được bằng cây bạch sửu.
  • Công dụng thông mật hiệu quả nhờ cây bạch sửu.
  • Cây bạch sửu hỗ trợ chữa bệnh tâm thần phân liệt.

Công dụng của cây nhị sửu (bạch sửu) rất tốt cho cơ thể con người. Việc sử dụng chế phẩm cây bạch sửu kiên trì sẽ giúp đẩy lùi căn nguyên bệnh hiệu quả. Dược liệu này khá lành tính, vì thế người dùng có thể an tâm sử dụng dược liệu lành tính này.

Tác dụng của cây bạch sửu

Tác dụng của cây bạch sửu

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/khien-nguu-loi-tieu-chua-phu-thung-n127420.html

Cách dùng cây bạch sửu

Cách dùng cây bạch sửu như thế nào là câu hỏi được nhiều thắc mắc. Cây khiên ngưu có công dụng chữa được nhiều bệnh rất tốt. Người dùng có thể áp dụng một số cách chế biến cây bạch sửu như sau:

Cây bạch sửu dùng làm thuốc ở nhiều dạng:

  • Hạt khiên ngưu (bạch sửu) đem tán bột, sắc nước uống.
  • Nhựa cây khiên ngưu có thể đem chiết thành cồn.

Chữa bệnh phù thũng (nằm ngồi kém) bằng bạch sửu:

  • Sắc 10 gram khiên ngưu với 300 ml nước.
  • Khi nước cô lại còn 150 ml thì ngưng đun.
  • Chia  nước thuốc thành 2 phần dùng uống trong ngày.
  • Có thể tăng liều dùng tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Chữa bệnh tầm thần phân liệt bằng cây bạch sửu:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
    • Bột bạch sửu: 24 gram.
    • Bột đại hoàng: 12 gram.
    • Bột hùng hoàng: 12 gram.
    • Bột nấc: 24 gram.
    • Kẹo mạch nha: 16 gram.
  • Cách thực hiện:
    • Trộn đều hỗn hợp trên rồi vo thành viên.
    • Sử dụng 4 viên cho một ngày.
    • Một liệu trình chữa trị kéo dài trong vòng 15 ngày.
    • Nghỉ 7 ngày rồi lại tiếp tục.

Trị chứng giun sán bằng cây bạch sửu:

  • Nghiền 12 gram các vị thuốc bạch sửu, đại hoàng, hạt cau.
  • Hòa vào với nước ấm và dùng khi đói.
Cách dùng cây bạch sửu

Cách dùng cây bạch sửu

Phương pháp sử dụng cây khiên ngưu (bạch sửu) đúng cách giúp mang lại hiệu quả cao khi trị bệnh. Cây bạch sửu có nhiều công dụng khi biết tận dụng chính xác. Người dùng nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ có kết quả tích cực. Tuy nhiên, khi sử dụng cây khiên ngưu trị bệnh, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hình ảnh cây bạch sửu

Hình ảnh cây bạch sửu đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam. Loài cây này thường mọc hoang ở nhiều tỉnh thành khắp cả nước ta. Vậy cách nhận biết loài cây khiên ngưu (bạch sửu) như thế nào? Dưới đây là một số thông tin giúp độc giả có thể phân biệt được cây bạch sửu:

  • Là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, điểm thêm những lông hình sao.
  • Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt mặt dưới.
  • Lá dài 14 cm, rộng 12 cm, cuống dài 5-9 cm, gầy, nhẵn.
  • Hoa màu hồng tím mọc thành chùm từ 1-3 hoa, ở kẽ lá.
  • Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có 3 ngăn.
  • Hạt có từ 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp.
  • Hạt nhẵn, màu đen hay trắng tùy theo loài.
  • Chiều dài hạt 5-8 mm, rộng 3-5 mm, nặng khoảng 4,5 gram/100 hạt.
  • Có hạt màu đen gọi là hắc sửu, hạt màu trắng gọi là bạch sửu.

Ảnh cây nhị sử (bạch sửu) được thấy rõ trong đời sống hàng ngày. Ngoài công dụng là một loại thuốc hữu ích cho cơ thể con người. Cây bạch sử còn có ý nghĩa trong việc trang trí cho không gian sống của gia đình. Người ta dựng gian leo cho loài cây này với mục đích làm đẹp nhà cửa và lấy bóng mát.

Hình ảnh cây bạch sửu

Hình ảnh cây bạch sửu

Hình ảnh cây bạch sửu

Hình ảnh cây bạch sửu

 

Tên gọi Cây bạch sửu.
Tên khác Cây khiên ngưu, cây nhị sửu, cây bìm bìm xanh.
Công dụng Trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe.
Chế biến Sắc nước, tán bột,…
Hình ảnh Hình ảnh cây bạch sửu.
Loại cây Thân leo.
Mức giá 150.000-200.000 VNĐ/cây.

Tác dụng phụ của cây bạch sửu

Tác dụng phụ của cây bạch sửu như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng và hoang mang. Ngoài những công dụng tuyệt vời mà cây khiên ngưu mang lại cho sức khỏe con người. Loài cây này cũng có những độc tố gây phản khoa học khi trị bệnh. Những biểu hiện gây tác dụng phụ khi sử dụng dược liệu, cụ thể như sau:

  • Buồn nôn.
  • Tiểu ra máu.
  • Đau thần kinh.

Những lưu ý khi sử dụng cây bạch sửu:

  • Không dùng cây bạch sửu cho phụ nữ có thai.
  • Không uống khiên ngưu (bạch sửu) với ba đậu.
  • Người yếu mệt, đề kháng kém nên dùng với liều lượng ít.

Tác hại của cây bạch sửu gây hậu quả không tốt cho con người. Tuy nhiên, loài cây này chứa lượng độc tố nhẹ, không gây tình trạng nguy kịch cho cơ thể. Khi có những biểu hiện trên, người dùng cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Điều cần thiết cho người bệnh là không nên tự ý bỏ điều trị Tây y để dùng bạch sửu.

Giá cây bạch sửu

Giá của cây bạch sử đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vai trò của cây khiên ngưu trong đời sống hàng ngày đem lại rất lớn. Người dùng có thể tận dụng triệt để công dụng của dược liệu này nhằm trị bệnh, hỗ trợ sức khỏe,… Vậy hiện nay, trên thị trường giá thành của cây bạch sửu này là bao nhiêu?

  • Giá cây bạch sửu có hoa dao động: 150.000-200.000 VNĐ/cây.
  • Giá hạt giống cây bạch sửu dao động: 13.000-30.000 VNĐ/10 hạt.

Mức giá của cây khiên ngưu (bạch sửu) không hề đắt so với công dụng mà dược liệu này mang lại. Người dùng có thể mua giống cây này tại các chợ hoa, quầy,… Hiện nay, cây nhị sửu được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, có bán hầu hết các hiệu thuốc Đông dược. Tuy nhiên, để mua được hàng chất lượng, người dùng nên tìm kiếm những hiệu thuốc tin cậy, uy tín; tránh tình trạng mua phải hàng kém mà còn ”tiền mất tật mang”.

Cây khiên ngưu (bạch sửu)

Xem thêm: https://www.baogiaothong.vn/khien-nguu-chua-phu-thung-d250105.html

Kỹ thuật trồng cây bạch sửu

Kỹ thuật trồng cây bạch sửu như thế nào? Trồng cây khiên ngưu giúp đem lại nhiều lợi ích tốt cho con người. Cây bạch sửu có thể hấp thụ các chất gây hại từ xung quanh, giúp làm sạch môi trường. Loài cây được trồng với công dụng làm bóng mát, làm đẹp cho không gian sống. Đặc biệt, bạch sửu dùng làm dược liệu trị bệnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy cách trồng cây bạch sửu có khó không? Câu trả lời là không hề khó, mọi người có thể áp dụng theo cách làm như sau:

Đất trồng:

  • Đất thịt tơi xốp hoặc giá thể trồng cây bán tại quầy cây cảnh.
  • Hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế để trồng cây.
  • Chọn khu vực đất cao để khi mưa rào cây không bị úng.
  • Đất phải giữ được độ ẩm lâu.
  • Nếu trồng chậu nên chọn chậu có diện tích lớn để cây leo giàn.

Hạt giống:

  • Hạt giống phải mẩy, to, không bị sâu bệnh, mốc.
  • Ngâm hạt trong nước ấm qua đem, vớt ra và để ráo.
  • Gieo thưa hạt hoa trên bề mặt giá thể, phủ một lớp đất mỏng
  • Tưới phun sương cho đất, giữ ẩm cho đất hàng ngày.
  • Hạt giống bạch sửu sẽ nảy mầm sau khoảng 7-15 ngày gieo.

Cách chăm sóc:

  • Tưới ẩm cho cây khi cây có 3 lá thật thì tiến hành tỉa thưa.
  • Cây có 4-5 lá thật tiến hành chuyển cây sang chậu trồng.
  • Bón phân định kỳ 2 tuần/lần theo tỉ lệ phân, nước là 1:3.
  • Chú ý tưới nước đều nhẹ nhàng để giữ ẩm cho cây.
  • Tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối với mùa hè.
  • Tưới nước 1 ngày/lần vào chiều tối với mùa đông.
  • Khi cây ra hoa không tưới nước lên hoa, tăng lượng nước.
  • Ngắt bỏ những lá già, úa để cây thông thoáng, trừ sâu bệnh.
  • Cần đặt cây hoa ở nơi có nhiều ánh nắng.
Kỹ thuật trồng cây bạch sửu

Kỹ thuật trồng cây bạch sửu

Phương pháp trồng cây khiên ngưu (bạch sửu) không quá cầu kì và khó khăn. Việc chăm sóc cây bạch sửu đúng cách sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng. Hoa cây bạch sửu có nhiều màu sắc đẹp và bắt mắt. Người ta thường dùng trồng giàn leo trong sân vườn, hàng rào, sân thượng,… Sắc hoa cây khiên ngưu luôn rực rỡ giúp cho không gian sống của gia đình thêm tươi mới.

Cây bạch sửu 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button