Cát căn là gì? Tác dụng của cát căn chữa bệnh gì: huyết áp cao, bệnh sởi, cảm sốt… Cách dùng cát căn tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cát căn. Cách sử dụng cát căn sắc nấu uống, bảo quản bột cát căn. Giá cát căn bao nhiêu tiền 1kg, mua cát căn ở đâu. Hình ảnh nhận biết cát căn, phân biệt cát căn thật – giả.
Cát căn có tên thường gọi là sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Tên khoa học của cát căn là Pueraria thomsoni Benth. Cây thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae) và được ứng dụng nhiều trong Đông y để chữa cảm sốt, giải độc cơ thể.
Cát căn là gì?
Cát căn là phần rễ củ của cây sắn dây. Theo sách cổ:
- Sách Bản kinh: sắn dây có vị ngọt, bình
- Sách Danh Y biệt lục: sắn dây không độc, nước rễ tươi đại hàn.
- Sách Bản thảo cương mục: sắn dây có vị ngọt, cay, bình, không độc.
Đặc điểm của cát căn
Sắn dây là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột. Bạn có thể nhận biết cây sắn dây qua các đặc điểm sau:
- Thân hơi có lông lá
- lá hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2 – 3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt.
- Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông.
- Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng.
- Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9 – 10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.
Rễ sắn dây thể hiện hình viên trụ không đều. Vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành. Dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.
Cát căn mọc ở đâu?
Cây sắn dây mọc hoang hoặc được trồng khắp nơi. Người ta thường thu hái sắn dây theo mùa:
- Trồng vào tháng 3 – 4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng.
- Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5 – 7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.
Phân loại cát căn
Cát căn dùng rễ (thường gọi là củ). Củ sắn dây hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.
Sắn dây có 2 loại:
- Sắn dây ta: Năng suất thấp, củ nhỏ, lượng tinh bột ít. Nếu xay làm bột, thì khoảng 7 – 8 kg củ tươi mới cho 1 kg bột. Tuy nhiên, bột sắn dây ta lại rất thơm ngon, bổ dưỡng.
- Sắn dây cao sản: Giống mới, năng suất cao, tinh bột nhiều. Nếu xay làm bột thì khoảng 3 – 4 kg củ tươi cho 1 kg bột sắn dây. Loại giống mới này đem lại thu nhập cao cho bà con, nhưng loại tinh bột mà nó đem lại không ngon, không thơm, và không giàu dinh dưỡng bằng bột sắn ta.
Tác dụng của cát căn
Sắn dây tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa sắn dây có tác dụng giải độc của rượu. Người ta thường sử dụng sắn dây làm thành bột để pha uống vào mùa hè để giải nhiệt.
Tác dụng của sắn dây theo Y học cổ truyền
Sắn dây có tác dụng: phát biểu giải cơ, thấu phát ma chẩn, giải nhiệt sinh tân, thăng dương chỉ tả, chủ trị các chứng:
- Biểu chứng ngoại cảm, sốt
- Đau đầu cứng gáy
- Bệnh sởi mọc chậm, mọc không đều
- Bệnh sốt phiền khát
- Nội nhiệt tiêu khát
- Thấp nhiệt tả lỵ, tỳ hư cửu tả.
Sách Bản kinh có nói đến tác dụng của sắn dây tiêu khát, thân đại nhiệt, nôn, cúc chứng tý, giải độc. Sắn dây là vị thuốc cần thiết để giải tán chứng dương minh ôn bệnh nhiệt tà, chủ tiêu khá, sốt cao, nhiệt ủng hung cách, gây nôn.
Công dụng của cát căn theo Y học hiện đại
- Sắn dây có tác dụng chống co thắt mạch vành, cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm tiêu hao oxy của cơ tim, ức chế ngưng tập tiểu cầu.
- Tác dụng giãn mạch não, làm giảm mạch ngoại vi, chống trạng thái thiếu oxy.
- Hạ huyết áp, làm giảm nhịp tim và cải thiện rối loạn nhịp tim.
- Nước sắc cát căn có tác dụng hạ đường huyết nhẹ.
- Chống co thắt ruột.
- Trên thực nghiệm với chuột nhắt, thuốc có tác dụng tránh thụ thai.
- Có tác dụng trị chứng điếc đột ngột.
Xem thêm: Những lầm tưởng tai hại về bột sắn dây bạn cần phải biết – Báo mới
Cách dùng cát căn
Sắn dây có thể dùng mỗi ngày dùng 8 – 12g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể chế bột sắn dây (tinh bột) pha nước uống. Sắn dây có tác dụng giải nhiệt, làm tăng tân dịch, giải khát. Dùng sắn dây có thể chữa các chứng bệnh sốt nóng, nhức đầu, đau cứng cổ, khát nước, tiêu chảy… Trong dân gian, người ta dùng sắn dây để chế tinh bột làm thực phẩm và làm thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh với cát căn
Cách dùng: Uống 9 – 15g/ngày, dạng thuốc sắc. Có thể dùng riêng sắn dây hay phối hợp với các vị thuốc khác. Lưu ý: Người bị chứng âm hư không được dùng sắn dây.
Để chọn mua được bột sắn dây ta, loại thơm ngon và tốt cho sức khỏe, thì các bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Thứ nhất, bột sắn dây không quá to, thành những miếng lớn. Như vậy là sắn dây chưa lọc kỹ, còn nhiều chất xơ.
- Thứ hai, màu của sắn dây phải là màu trắng hơi ngà (không phải đen), màu trắng toát là sắn dây được tẩy bằng phèn chua.
- Thứ ba, khi cho bột sắn khuấy nước, bột tan, khi uống không cặn, rất thơm.
Ai nên dùng cát căn?
Những đối tượng gặp các vấn đề sau nên dùng sắn dây:
- Trị tổn thương dẫn đến ra máu
- Trị say rượu không tỉnh
- Trị đau nhức vùng thắt lưng
- Trị uống thuốc quá liều
- Trị trúng độc các loại thuốc, ngộ độc sinh ra bứt rứt, bồn chồn, phát cuồng, nôn mửa
- Trị thời khí có nhức đầu sốt cao
- Trị tâm nhiệt mửa ra máu không cầm
- Trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình sốt bứt rứt
- Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc
- Trị huyết áp cao, cổ cứng đau
Hình ảnh nhận biết cát căn
Sắn dây thường được thái lát hoặc tán bột để sử dụng. Bạn có thể nhận biết hình ảnh sắn dây đúng chuẩn dưới đây để phân biệt sắn dây thật – giả:
Xem thêm:
Giá bán cát căn bao nhiêu tiền 1kg?
Tùy mỗi vùng miền mà cách bào chế khác nhau. Ở nước ta, sắn dây sau khi đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cạo sạch vỏ lụa và cắt thành từng đoạn theo quy định, sắn dây để nguyên hoặc bổ dọc đôi (nếu củ quá to), đem sấy kỹ trong một ngày, một đêm. Sau đó, sắn dây đem phơi nắng hay sấy nhẹ cho thật khô, ta được vị cát căn.
Trên thị trường hiện nay và ở các tiệm thuốc bắc, sắn dây được bán với giá 120.000 đồng/kg.
Xem thêm: