Giỏ hàng

Đinh lăng lá nhỏ với tác dụng của đinh lăng lá nhỏ cách dùng hiệu quả

Đinh lăng lá nhỏ là cây gì? Tác dụng của đinh lăng lá nhỏ chữa bệnh gì và bổ dưỡng: thoái hóa đốt sống lưng, cảm sốt, suy nhược cơ thể… Cách dùng đinh lăng lá nhỏ tươi và đinh lăng lá nhỏ khô. Cách ngâm rượu định lăng lá nhỏ tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể. Ngâm rượu đinh lăng lá nhỏ tươi và đinh lăng lá nhỏ khô.

Tác dụng của đinh lăng lá nhỏ là gì và cách sử dụng đinh lăng lá nhỏ

Tác dụng của đinh lăng lá nhỏ là gì và cách sử dụng đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá nhỏ là cây gì?

Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhan sâm – Araliaceac. Dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm. Đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây đinh lăng nếp. Đây là loại phổ biến nhất, thường gặp nhất trong dân hay dùng để ăn lá. Hiện tại các dự án trồng cây thuốc đều sử dụng giống lá nhỏ này.

Cây đinh lăng lá nhỏ còn gọi là cây gỏi cá. Đinh lăng lá nhỏ là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai. Cây thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Đây chính là loại có giá trị dược liệu dùng sắc nước hoặc ngâm rượu đinh lăng rất tốt.

Đặc điểm phân bố của cây đinh lăng:

  • Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8 – 1.0m.
  • Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ.
  • Lá chót có cuống lá dài 3 – 10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều.
  • Lá có mùi thơm.
  • Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.
  • Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.
Đinh lăng lá nhỏ là cây gì và đặc điểm của đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá nhỏ là cây gì và đặc điểm của đinh lăng lá nhỏ

Tác dụng của đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Cây đinh lăng ngoài việc dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, công dụng của cây đinh lăng còn rất nhiều đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây đề làm những bài thuốc hữu hiệu điều trị thoái hóa đốt sống lưng.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm trở lên).

  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Công dụng đinh lăng lá nhỏ

Công dụng đinh lăng lá nhỏ

Cách dùng đinh lăng lá nhỏ

Cách dùng đinh lăng lá nhỏ tươi

Đối với lá đinh lăng tươi, bạn lấy từ 150 – 200 g là vừa. Nấu sôi khoảng 200 ml nước, rồi cho tất cả lá vào nồi. Đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên. Đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Sử dụng bài thuốc này bồi bổ cơ thể và ngừa dị ứng rất tốt.

Cách dùng đinh lăng lá nhỏ khô

Còn đối với lá đinh lăng đã được phơi khô ta dùng khoảng 10gr, sắc chung với 200ml nước Uống trong ngày để chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ. Lá đinh lăng phơi khô khi nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này, tuy nhiên dùng lá tươi rất thuận tiện vì không phải dự trữ. Đặc biệt không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít. Người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Đinh lăng lá nhỏ nấu uống

Đinh lăng lá nhỏ nấu uống

Đinh lăng có thể phơi khô

Đinh lăng có thể phơi khô

Đinh lăng lá nhỏ ngâm rượu

Đinh lăng lá nhỏ ngâm rượu

Cách dùng đinh lăng lá nhỏ ngâm rượu

Tác dụng của rượu đinh lăng lá nhỏ
  • Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể (rất tốt cho các bạn đang tập Gym, Yoga, các loại võ thuật…)
  • Chống các hiện tượng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc.
  • Giúp lên cân cải thiện vóc dáng.

Tìm hiểu về đinh lăng lá nhỏ:

Đinh lăng lá nhỏ tươi ngâm rượu như thế nào?
  • Rễ đinh lăng rửa sạch.
  • Dùng dao hoặc thìa sắt để cạo phần thân nối với củ gần bề mặt đất nhất. Sau đó các bạn rửa và tráng qua nước thêm 1 lần nữa để ráo nước bạn có thể dùng khăn lau cho khô.
  • Tiến hành sắp xếp đặt củ đinh lăng vào bình tạo dáng.
  • Đổ rượu vào bình với tỉ lệ 6 – 7 lít rượu với 1kg đinh lăng cứ theo tỉ lệ mà chia cho hợp lý.
  • Rượu đinh lăng tươi lưu ý muốn sử dụng ngon thì các bạn nên ngâm trong thời gian trên 6 tháng mới đem ra sử dụng.

Kết luận: Rượu đinh lăng ngâm đủ ngày sẽ ra màu vàng cánh gián đặc trưng mùi hương dịu lúc đó khi đổ rượu ra nồng độ rượu sẽ giảm xuống còn 32 – 35% uống vào ban đầu hơi có vị mát sau khi ngụm rượu tới bụng sẽ bừng nóng.

Tham khảo thêm: Cây đinh lăng loại lá nhỏ là cây thuốc quý – Báo Mới

Cách ngâm rượu đinh lăng lá nhỏ khô
  • Rễ và củ đinh lăng tươi thái lát đem phơi khô từ 6 – 7 nắng.
  • Chuẩn bị chảo rồi cho đinh lăng khô vào sao khoảng 5 phút.
  • Tiến hành cho vào bình ngâm.
  • Đối với cách ngâm khô tỉ lệ ngâm chúng ta cần ngâm theo tỉ lệ 1kg khô với 9-10 lít rượu.
  • Đậy kín lắp bình rồi ngâm trong thời gian trên 3 tháng là sử dụng được.

Đối với cách làm khô thì rượu đinh lăng có mùi thơm nhiều người đánh giá là uống ngon hơn so với ngâm tươi.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button