Giỏ hàng

Cây lô hội có tác dụng gì? – Chú ý khi sử dụng lô hội

Cây lô hội có tác dụng nhuận tràng, làm lành vết thương, trị viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu…

Tên khoa học: Aloe vera.

Cây lô hội (nha đam) là một dược liệu vàng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ khả năng diệt khuẩn, trị mụn, nuôi dưỡng da, chống nắng…Bên cạnh đó, trong y học, cây lô hội còn có tác dụng nhuận tràng, làm lành vết thương, trị viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu, chữa bỏng….rất hiệu quả.

Cánh đồng cây lô hội

Thành phần hóa học:

  • Axit amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axit folic, C, A, E), chất khoáng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr).
  • Các monosaccharide, polysaccharide: Cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, mannose, arabinose và acemannan.
  • Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà.
  • Các enzyme: Oxydaza, lipaza, amilaza, catalaza, allnilaza.
  • Nhóm anthraglycoside anthraquinon: Barbaloin, các chất aloinosit A, aloinosit B, anthranol, aloin, aloezin, aloenin, aloectin B…, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.

Tác dụng dược lý:

  • Aloin có trong cây lô hội là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận
  • Tác dụng đối với tim mạch: nước  sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch.
  • Nước  ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da.
  • Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước  sắc Lô hội 10% bôi trên thỏ  và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nước  sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt.
  • Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng.
  • Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (Liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già.
  • Lô hội liều cao 200-500mg nhựa khô (3-5 lá tươi) có tác dụng xỏ mạnh. Công năng xổ này là do các chất có nhân Anthraquinon của Lô hội có tính kích ứng đường ruột, gây ra đau bụng quặn.
  • Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê, tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên.
  • Các Anthraquinon của các loại Lô hội kết hợp được với các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước  tiểu.
  • Gel từ Lô hội có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông  kết dịch rỉ.

Theo đông y:

Lô hội có vị đắng, tính hàn, dùng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Tính vị của nó rất đắng, rất lạnh liều lượng dùng ít là tốt nhất. Lô hội nên dùng để làm viên, nếu cho vào thuốc sắc thì thuốc có vị đắng, mùi hôi khó ngửi, khó uống.

Bộ phận dùng: Nhựa ép từ lá, sấy khô, đóng thành bánh.

Dược liệu từ cây lô hội

Một số bài thuốc từ cây lô hội:

  1. Người bệnh tiểu đường: Dùng lá Lô hội 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống.
  2. Đau đầu, chóng mặt: Dùng Lô hội 20g, hoa Đại 12g, lá Dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần.
  3. Ăn uống khó tiêu: Dùng Lô hội 20g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.
  4. Viêm loét tá tràng: Dùng Lô hội 20g, Dạ cẩm 20g, Nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 – 3 lần uống.
  5. Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng Lô hội 20g, Nghệ đen 12g, rễ củ Gai 20g, Tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.
  6. Ho có đàm: Dùng lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống.
  7. Bị chàm: Dùng lá Lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
  8. Táo bón: Dùng lá Lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.
  9. Mụn nhọt: Dùng lá Lô hội tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt.
  10. Bị mụn trứng cá: Dùng lá Lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
  11. Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá lô hội tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml.
  12. Trị vết cháy và bỏng: Dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một lá (15-18cm) đun nước sôi, thêm đường dùng uống.

Lưu ý:

  • Người bệnh tim tránh dùng nó vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
  • Đông y xếp Lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thuỷ, dùng nhiều sẽ làm tổn thương tân dịch và chính khí.
  • Độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng khi ăn một lượng lớn nha đam hoặc dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể: Gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Nếu phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Phụ nữ đang cho con bú càng phải cẩn thận vì trẻ dễ bị ngộ độc khi bú mẹ.
  • Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo:

Bạn có thể mua tại các chợ và siêu thị gần nhà.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button