Cây lưỡi hổ là gì với tác dụng của cây lưỡi hổ chữa bệnh gì: trị độc, hen suyễn,… Cách dùng cây lưỡi hổ để chữa ho, các cách dùng của lá cây lưỡi hổ. Cách sử dụng cây lưỡi hổ sắc nấu uống hàng ngày có tốt không? Giá cây lưỡi hổ bao nhiêu tiền? Hình ảnh cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ là gì?
Cây lưỡi hổ là gì? Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi). Lưỡi hổ có các tên gọi khác là lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng, lưỡi mẹ vợ,… Cây lưỡi hùm cao thẳng, dài và không tốn quá nhiều diện tích. Chính vì thế, loại cây này thường được trồng nhiều ở sân bay, khu văn phòng, trong nhà,…
Đặc điểm của cây lưỡi hổ:
- Cây mọc thẳng đứng thành bụi, có thể cao đến 1,6m.
- Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, thân mọng nước, bề mặt bóng.
- Lá cây màu xanh, 2 bên có viền vàng từ gốc tới ngọn.
- Lưỡi hổ có hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt.
- Cây có thể trồng trong chậu hoặc giá treo để trang trí.
Cây lưỡi cọp là loài phổ biến rất dễ gặp ở nhiều nơi. Loại cây này rất dễ nuôi trồng và có nhiều tác dụng, ý nghĩa khác nhau. Cây lưỡi cọp có thể dùng làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì? Cây lưỡi hổ được trồng nhiều trong nhà cũng như tại các cơ quan, bệnh viện. Lưỡi hùm không chỉ là cây cảnh mà còn cây thuốc chữa bệnh với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là những công dụng của cây lưỡi hổ:
Cải thiện phong thủy không gian sống của gia đình:
- Cải thiện vượng khí, mang đến nguồn năng lượng mới.
- Lá cây giống con dao sắc, bảo vệ gia đình khỏi điều xấu.
- Có tác dụng trừ tà, xua đổi ma quỷ, những điều xui xẻo.
- Mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc.
Cây lưỡi hổ với tác dụng làm sạch không gian sống:
- Công dụng làm không gian sống tươi mát, hài hòa.
- Lá cây thanh lọc không khí rất tốt giúp giảm dị ứng da.
- Tác dụng làm giảm hiệu ứng nhà kính.
- Loại bỏ các độc tố nguy hiểm trong không khí.
- Cây lưỡi hổ giải phóng oxy, tốt cho hệ hô hấp.
Công dụng chữa bệnh rất tốt của cây lưỡi cọp:
- Tác dụng trị độc, làm lành vết thương rất tốt.
- Giúp làm dịu vết bỏng và không để lại vết thâm.
- Công dụng giảm hôi miệng, sâu răng, tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Khả năng làm dịu cơn hen suyễn hiệu quả.
- Tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi gan.
- Giúp con người ngủ ngon và sâu hơn.
Công dụng của cây lưỡi cọp là vô cùng nhiều. Lưỡi hổ có nhiều lợi ích về phong thủy, sức khỏe, giúp thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng. Vì vậy, mỗi người nên trồng một cây lưỡi hổ trong nhà để tận dụng hết những công dụng đó.
Xem thêm:
Cách dùng cây lưỡi hổ
Cách dùng cây lưỡi hổ ra sao là vấn đề nhiều người quan tâm. Theo Đông y, cây lưỡi cọp có vị chua, tính mát; ứng dụng để thanh nhiệt, giải độc, trị ho do cảm mạo, vấp ngã bị tổn thương, rắn cắn, mụn nhọt, bỏng. Với mỗi công dụng lại có cách sử dụng khác nhau.
- Nghiền ruột lá lưỡi hổ giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
- Nhai lá lưỡi hổ với muối rồi nuốt giúp chữa ho, viêm họng.
- Lấy lá hơ lửa, giã nát rồi nhỏ vào tai trị viêm tai.
- Dùng gel lá lưỡi cọp thoa lên da để chữa bỏng, sẹo.
- Phương pháp giã nát lá chắt lấy nước súc miệng hàng ngày.
- Uống nước ép lá lưỡi hổ chữa bệnh tiêu hóa, khó tiêu.
- Bỏ gel cây lưỡi cọp vào nước nóng rồi hít chữa hen suyễn.
Cách sử dụng cây lưỡi hùm trên cần kiên trì để thấy rõ hiệu quả. Biết cách dùng sẽ mang đến hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, người dùng không được uống quá 400g gel lưỡi hùm tươi trong 1 ngày. Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng để đảm bảo an toàn.
Tên gọi | Cây lưỡi hổ. |
Họ | Măng tây. |
Công dụng | Trừ tà, thanh lọc không khí, trị độc,… |
Cách dùng | Các cách sử dụng cây lưỡi hổ hiệu quả. |
Chủng loại | Cây lưỡi hổ vàng đen, Robusta, Moonshine,… |
Giá bán | 20.000-1.100.000 VNĐ/cây. |
Tên khác | Lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng, lưỡi mẹ vợ,… |
Xem thêm:
Hình ảnh cây lưỡi hổ
Hình ảnh cây lưỡi hổ như thế nào? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có rất nhiều loại cây thuộc dòng cây lưỡi hổ. Thông thường sẽ phân biệt qua hình dáng và màu sắc của lá lưỡi cọp như sau:
- Cây lưỡi hổ cọp: cây cao, lá dài và có viền vàng.
- Cây lưỡi hùm vàng đen: lá cứng, thẳng đứng, màu xanh đậm, viền vàng.
- Cây lưỡi hổ đen Robusta: màu xanh đen, có đốm bạc trên lá.
- Cây lưỡi cọp vàng Hahnii: màu xanh sáng, viền vàng chiếm 1/2 lá.
- Cây lưỡi hổ vàng lửa: màu vàng đồng sáng, đổi màu khi trưởng thành.
- Cây lưỡi cọp Whitney: cây thấp, lá xanh đậm, viền xanh bạc.
- Cây lưỡi hùm Moonshine: là cây đẹp nhất, có màu xanh bạc thu hút.
Dưới đây là hình ảnh những loại cây lưỡi hổ thường gặp nhất:
Hình ảnh cây lưỡi cọp có đặc điểm lá vừa tương đồng lại vừa có nét khác biệt. Có thể vẫn còn nhiều loại lưỡi hổ khác nữa chưa được biết đến. Tuy nhiên, ý nghĩa phong thủy và công dụng của tất cả các loại trên đều giống nhau. Vì vậy, người mua chỉ cần chọn loại cây lưỡi cọp phù hợp với sở thích, không gian nhà mình.
Giá cây lưỡi hổ
Giá cây lưỡi hổ là bao nhiêu? Cây lưỡi hổ là loài kiểng lá có hình dáng và màu sắc lá khá lạ. Giá của cây dao động từ 80.000-1.000.000 VNĐ tùy theo hình dáng và kích thước của cây.
- Giá cây lưỡi hổ để bàn cao 15cm: khoảng 80.000 VNĐ/3 cây.
- Giá lưỡi hổ để bàn cao 25cm: khoảng 110.000-150.000 VNĐ/3 cây.
- Cây lưỡi cọp cao 60-80cm: khoảng 520.000 VNĐ/3 cây.
- Giá cây lưỡi hùm cao 60-80cm chậu 5 cây: 680.000 VNĐ.
- Cây lưỡi hổ cao 60-80cm chậu 9 cây: khoảng 1.110.000 VNĐ.
Giá bán cây lưỡi hùm trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá cả của sản phẩm có thể thay đổi theo thị trường hoặc địa chỉ bán. Do đó, người mua nên chọn nơi bán uy tín, chất lượng; giá cả hợp lý để sở hữu cây cảnh như ý đem lại may mắn và tài lộc.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ như thế nào? Lưỡi hổ là loại cây cảnh thường được trồng trong nhà để trang trí nội thất vườn nhà rất đẹp. Vậy phương pháp trồng và chăm sóc cây lưỡi hùm có khó không? Câu trả lời là không nếu người trồng thực hiện đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn trồng cây lưỡi hổ tại nhà:
Có hai cách nhân giống cây lưỡi hổ:
- Cách 1: tách bụi cây lúc thay chậu hoặc giâm bằng khúc lá.
- Cách 2: giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè:
- Chọn một lá non, khỏe, có màu đẹp, cắt ngang sát gốc.
- Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo.
- Chôn khúc lá vào chậu có trộn hỗn hợp cát, than bùn ẩm.
- Đặt chậu vào nơi nóng (22˚C) và tưới ít.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ:
- Nhiệt độ: để cây ở nơi nhiệt độ ôn hòa, không dưới 13˚C.
- Chịu nắng: đặt ở nơi có nhiều ánh sáng.
- Tưới cây: để đất khô đi hẳn, tưới phía dưới chậu lên trên.
- Thay chậu: vào mùa xuân, khi nào rễ đã đầy cả chậu.
- Bón phân: mỗi tháng bón 1 lần bằng phân giàu Potasse.
Các bệnh thường gặp của cây lưỡi hổ:
- Đốm nâu trên lá, thối ở gốc do dư nước.
- Lá bị thâm đen và mềm do nhiệt độ quá thấp.
- Ngọn lá khô, mảng nâu rải rác do ánh nắng chiếu qua kính.
- Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn do thiếu ánh sáng.
- Lá con quá mềm do bón phân nhiều, cần giảm bớt.
Phương pháp trồng và chăm sóc cây lưỡi cọp rất đơn giản vì cây có sức sống rất khỏe. Một vài chậu cảnh lưỡi hổ cũng sẽ là điểm nhấn bắt mắt cho ngôi nhà, ban công, sân vườn. Bên cạnh đó, lưỡi hùm còn là quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác; với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận.
Bí quyết trồng cây lưỡi hổ trong nhà để hấp thụ 107 loại độc tố mà không ai biết
Xem thêm: