Giỏ hàng

Cây mía với tác dụng của cây mía cùng cách dùng cây mía hiệu quả

Mía là gì? Tác dụng của cây mía chữa bệnh gì: Ung thư, nhiễm trùng, vàng da,… Cách dùng nước mía tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây mía. Cách sử dụng mía chế biến nấu uống, bảo quản. Giá cây mía bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh cây mía.

Công dụng của cây mía và cách dùng cây mía phòng ngừa ung thư

Công dụng của cây mía và cách dùng cây mía phòng ngừa ung thư

Cây mía là gì?

Mía là loại cây thân thảo, thuộc họ Andropogoneae. Tên khoa học là Saccharum ssp. Loại cây này không chỉ dùng để sản xuất đường mà còn mang đến nhiều tác dụng hữu ích khác.

Đặc điểm của cây mía

Mía có chiều cao khoảng từ 2 – 5m, thân cây to, mập, có đốt và chứa nhiều đường. Tùy theo từng loại mà mía có hình dạng khác nhau, thân cây màu vàng, đỏ hoặc tím, không có cành nhánh.

Lá cây mía có kích thước lớn, dài, gồm có phiến và bẹ. Phiến lá màu xanh thẫm, dài khoảng 1 – 1,5m, có một đường vân lớn chính giữa. Mặt trên lá có nhiều lông và cứng, hai bên mép thường là những gai nhỏ. Bẹ lá cũng có lông, rộng, bao quanh thân mía. Phần nối giữa phiến lá với bẹ gọi là đai dày cổ lá.

Hoa mía còn gọi bông cờ, mọc thành từng chùm, mỗi hoa có hình giống như chiếc quạt mở, gồm cả nhụy đực và cái. Mía có loại ra hoa nhiều, thậm chí là không hoặc rất ít. Khi mía ra hoa, ruột nó sẽ bị rỗng và làm giảm năng suất cũng như lượng đường. Do đó, người trồng không thích chọn giống có hoa.

Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng ngày càng được trồng phổ biến ở nhiều nước. Loại mía này có thể trồng bằng ngọn hoặc cả cây.

Thành phần dinh dưỡng của cây mía

  • Mía chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, kẽm, mangan, phốt pho, đồng,…
  • Các loại vitamin trong mía cũng đa dạng như vitamin A, C, B1,…
  • Chất chlorophyll, kháng oxy hóa và protein là thành phần không thể thiếu trong cây mía.
  • Mía còn chứa một lượng lớn calo, chất béo, chất xơ, carbonhydrate có tác dụng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.
  • Sucrose là thành phần chính của mía, có nhiều trong thân cây. Sau khi được tinh chế, sucrose còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra rượu ethanol.
Thành phần dinh dưỡng của cây mía và đặc điểm của cây mía

Thành phần dinh dưỡng của cây mía và đặc điểm của cây mía

Tác dụng của cây mía

Mía là thực phẩm giàu dưỡng chất nên vừa dùng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm, lại có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Tác dụng cây mía chữa bệnh vàng da

Vàng da là căn bệnh xảy ra do chức năng gan giảm, lượng bilirubin (sắc tố mật) trong máu gia tăng. Theo nghiên cứu, nước ép mía có khả năng cải thiện tình trạng này. Nếu sử dụng nước ép mía thường xuyên, tác dụng giúp chức năng của gan sẽ được phục hồi đồng thời chữa được bệnh vàng da hiệu quả.

Tác dụng cây mía chữa nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như viêm dạ dày, viêm đường tiết niệu có thể được giảm khi sử dụng nước ép mía mỗi ngày.

Tác dụng cây mía hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Cơ thể mất nước lâu ngày sẽ dễ gây ra bệnh sỏi thận. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước mía có thành phần tự nhiên hỗ trợ phá vỡ sỏi thận.

Tác dụng cây mía đối với bệnh nhân tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống nước mía mà không gây nguy hiểm bởi nó chứa chất ngọt tự nhiên. Nếu sử dụng với lượng vừa phải, nước mía sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng cây mía chữa cảm lạnh, cúm

Nước ép mía có các chất kháng viêm nên hiệu quả trong chữa bệnh cảm lạnh, cúm, đau họng hay mất tiếng.

Tác dụng cây mía giúp phòng ngừa ung thư

Nước mía có nhiều chất kiềm nên có khả năng ngưa ngừa và chống lại các tế bào ung thư vú, đại tràng, phổi.

Tác dụng cây mía giúp giữ ẩm cơ thể

Mất nước là tình trạng thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa hè. Nếu muốn cải thiện điều này, bạn có thể uống nước mía để bổ sung đầy đủ chất khoáng cho cơ thể.

Cây mía có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Cây mía có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Cách dùng cây mía

Mía có nhiều cách sử dụng trong đó phổ biến là ép nước hay ăn sống.

Cách dùng mía giúp thanh nhiệt, chữa khô họng

Mía có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả. Trong trường hợp mất nước, bạn có thể thực hiện bài thuốc dưới đây.

  • Mùa hè: Ép mía tươi lấy nước uống. Lưu ý, không sử dụng với đá để tránh viêm họng.
  • Mùa đông: Nấu nước mía nóng, có thể cho thêm vài lát gừng để gia tăng hương vị.

Cách sử dụng mía trị nôn do thai nghén

Sử dụng 1 ly nước mía, trộn với một ít nước gừng tươi và uống mỗi ngày một lần.

Cách dùng mía chống sâu răng hiệu quả

Nước mía chứa hàm lượng khoáng chất canxi cao nên có khả năng chống sâu răng tốt. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế và khắc phục được tình trạng hôi miệng. Chính vì vậy, sau khi ăn, bạn nên tráng miệng bằng một ly nước ép mía để phòng ngừa sâu răng và giúp thơm miệng.

Cách dùng mía chữa viêm họng cấp và mãn tính

  • Đem củ cải trắng và mía rửa sach rồi ép thành nước.
  • Sau đó, trộn hỗn hợp nước với nhau theo tỷ lệ 10ml mía và 20ml củ cải trắng, thêm nước lọc cho đủ uống 3 lần một ngày.
  • Nên kiên trì sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc rễ tranh, mía, củ năng thành nước uống thay trà hằng ngày.

Cách dùng mía chữa bệnh trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày dẫn đến nôn, ói ra thức ăn, dùng 30 – 50ml nước, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1 rồi uống từng ít một.

Cách dùng mía chữa bệnh ngộ độc

Nguyên liệu:

  • Thân mía: 80g
  • Thục địa: 30g
  • Ý dĩ: 30g
  • Cam thảo bắc: 30g
  •  Kim ngân, lá tre, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20g

Cách tiến hành:

  • Cho tất cả các dược liệu vào 1 lít nước rồi đun sôi, sau đó để nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút là có thể uống được.
  • Ngoài ra, có thể lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh để lấy nước, tiếp đó đun sôi và uống kết hợp với nước dừa.

Cách dùng mía chữa tiểu dắt, buốt và viêm đường tiết niệu

Cách 1:

Nguyên liệu:

  • 300g mía
  • 200g mã đề
  • 150g râu ngô

Cách tiến hành:

Mía đem lùi sơ, rửa sạch rồi cắt khúc và chẻ nhỏ. Bỏ tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc uống.

Cách 2:

  • Ép lấy nước từ cây mía già.
  • Cho ngó sen đã thái nhỏ vào ngâm với nước mía khoảng 5 tiếng.
  • Sau đó, ép nước ngó sen uống ngày 3 lần.

Cách dùng mía chữa táo bón

Nguyên liệu:

  • 40g vỏ cây đại
  • 8g phèn chua tán mịn
  • 300ml nước mía

Cách thực hiện:

  • Đem vỏ cây đại sao khô rồi tán thành bột mịn.
  • Trộn 3 thành phần với nhau, sau đó làm thành viên khoảng 0,5g.
  • Nên uống vào sáng sớm và trước khi đi ngủ với liều lượng 8 viên (4g) mỗi lần cho đến khi khỏi bệnh.

Xem thêm: http://soha.vn/song-khoe/mua-nay-khi-an-mia-hay-nho-cau-mia-thanh-minh-doc-hon-ran-2016041911514651.htm

Hình ảnh cây mía

Hoa mía có hình quạt mở bắt mắt.

Hoa mía có hình quạt mở bắt mắt.

Nước mía mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nước mía mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cây mía khi còn non và khi trưởng thành.

Cây mía khi còn non và khi trưởng thành.

Tác dụng phụ của mía khi không dùng đúng cách.

Tác dụng phụ của mía khi không dùng đúng cách.

Tác dụng phụ của cây mía

Nước mía nếu sử dụng đúng liều lượng sẽ có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, khi sử dùng quá mức sẽ gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Một trong những tác dụng phụ của mía là làm tăng cân bởi trong nước mía có chứa nhiều calo. Nếu tiêu thụ số lượng lớn, cân nặng của bạn sẽ có thể không kiểm soát được.

Trong trường hợp đang sử dụng một số loại thuốc bổ sung, chống đông máu, bạn không nên dùng nước mía. Bởi các hợp chất trong thuốc có thể gây cản trở công dụng của nước này.

Xem thêm: Video về tác dụng của nước mía

Những người không nên ăn mía

    • Mía có tính hàn nên những người hay bị đau bụng, tiêu chảy không nên sử dụng.
  • Lưu ý: Khi ăn nên rửa vỏ mía vì chúng bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn gây bệnh.

Giá mía bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mía được bày bán trên thị trường với nhiều hình thức như để nguyên cây, ép thành nước, hay chế biến thành đường. Với loại mía để nguyên cây, giá bán dao động khoảng 10.000 – 12.000 đồng/cây. Còn nước mía ép có giá từ 10.000 – 15.000 đồng/1 ly.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button