Giỏ hàng

Cây mộc hương có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng mộc hương

Cây mộc hương cho rễ là một vị thuốc thường được dùng chữa tiêu chảy, lỵ cấp, mạn tính, viêm đại tràng mạn, viêm loét dạ dày tá tràng…

Tên khoa học: Saussurea costus.

Cây mộc hương, hay còn gọi là vân mộc hương, quảng mộc hương…Cây cho rễ là một vị thuốc thường được dùng chữa tiêu chảy, lỵ cấp, mạn tính, viêm đại tràng mạn, viêm loét dạ dày tá tràng. Chữa xơ gan, viêm thận…

Cây mộc hương và hoa

Thành phần hóa học:

Trong rễ cây mộc hương có khoảng 1 – 2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa Saussurin (Alkaloid) và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu có: Aplotaxene, Anpha-Ionone, Beta-seline, Saussurea-lactone, Costunolide, Costic acid, Anpha-costene, Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin.

Các nghiên cứu thực nghiệm từ rễ cây mộc hương cho thấy:

  • Cao rễ, tinh dầu mộc hương có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn.
  • Tinh dầu mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn, giảm sự co thắt phế quản, giãn các tiểu phế quản. Khi tinh dầu bài tiết một phần qua phổi gây tác dụng long đờm và một phần qua thận gây tác dụng lợi tiểu. Tinh dầu vân mộc hương còn có tác dụng diệt côn trùng.
  • Dịch chiết aceton, methanol có tác dụng chống loét, chống viêm.

Theo đông y:

Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm; được dùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai (sao với gừng) và chữa sốt rét cơn (sao với gừng và kết hợp với các vị khác). Mộc hương cho vào quần áo để phòng nhậy cắn. Để chống hôi nách, lấy bột vân mộc hương xoa vào nách.

Dược liệu từ cây mộc hương

Các bài thuốc từ cây mộc hương:

– Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên, mỗi lần uống 0,2 – 0,5g, uống ngày 2 – 3 lần.

– Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn: Mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử mỗi vị 8g. Tán nhỏ làm viên. Ngày uống 4 – 8g.

-Chữa lỵ cấp tính: Mộc hương 8g, hoàng liên 20g, khổ sâm, bạch thược mỗi vị 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên hoàn. Ngày uống 10 – 20g;

– Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài: Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đẳng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Sau 5 thang cần khám lại.

– Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip co cơ tái phát cấp diễn: Mộc hương, bạch truật, phòng đẳng sâm, Ý dĩ mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình 5 – 10 thang.

– Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5- 10 thang.

Lưu ý:

Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh không nên uống dài ngày.

Người âm hư, tân dịch bất túc, chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng

Trên thị trường sử dụng Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Một số tỉnh miền núi nước ta (Hà Giang, Lào Cai…) dùng cây Thổ mộc hương (Inula helenium L.) cần chú ý phân biệt.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: 160k/kg

 

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button