Giỏ hàng

Cây mướp với tác dụng của cây mướp và cách dùng cây mướp hiệu quả

Cây mướp là gì và tác dụng của cây mướp chữa bệnh: viêm họng, ho, đau đầu,… Cách dùng mướp tốt nhất như thế nào? Giá mướp bao nhiêu tiền 1 kg? Nhận biết cây mướp qua hình ảnh. Cách trồng và chăm sóc cây mướp.

Thành phần dược chất trong quả mướp có tác dụng gì và cách dùng ra sao

Thành phần dược chất trong quả mướp có tác dụng gì và cách dùng ra sao

Cây mướp là gì?

Cây mướp là gì? Đây là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu Bí; được (L.) M.Roem. mô tả khoa học lần đầu năm 1846. Đây là loài cây bản địa của Bắc Phi, có tên khoa học là Luffa Cylindrica (Luffa Aegyptiaca).

Các tên gọi khác của mướp:

  • Mướp ta.
  • Mướp hương.
  • Mướp gối.

Đặc điểm của cây mướp:

  • Thân cây mướp:
    • Là loại cây thảo dạng dây leo.
    • Thân có màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác.
    • Thân có 5 gân dọc, rải rác có lông ngắn màu trắng.
    • Dây leo bằng tua cuốn phân nhánh, thường 4-5 nhánh.
    • Tua cuốn màu xanh lục nhạt có tiết diện đa giác.
    • Có lông ngắn màu trắng, mặt trên có rãnh ở giữa.
  • Lá cây mướp:
    • Lá đơn, mọc cách so le, phiến lá hình trái xoan, đáy hình tim.
    • Dài khoảng 8-16 cm, rộng khoảng 7-20 cm.
    • Lá có 5-7 thùy theo kiểu chân vịt, mép lá có răng cưa.
    • Lá mướp màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới.
    • 2 mặt phủ đầy lông nhám màu trắng.
    • Cuống lá màu xanh lục, dài 5-7 cm, có lông ngắn màu trắng.
  • Hoa mướp:
    • Hoa mướp dạng đơn tính mọc ở nách lá.
    • Hoa đực mọc thành chùm dạng chùy, trục phát hoa dài 20-24 cm.
    • Tiết diện đa giác, màu xanh lục, phủ đầy lông ngắn màu trắng.
    • Mang hoa phía trên.
    • Hoa có màu vàng tươi đẹp mắt.
    • Hoa cái mọc riêng lẻ, cánh hoa đều.
    • Cuống hoa hình trụ, màu xanh lục, có ít lông ngắn, dài 5-15 cm.
    • Hoa cái noãn dài gần cuống, hoa thụ phấn sẽ đậu thành quả mướp.
  • Quả mướp:
    • Hình thoi hay hình trụ thuôn, màu xanh lục.
    • Dài khoảng 15-50 cm, rộng khoảng 4-8 cm.
    • Trên vỏ quả có 10 đường gân dọc xanh đậm và những đốm đen.
    • Khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
    • Hạt mướp có hình trứng, 2 đầu tròn, màu đen, dài 1-1,2 cm.

Cây mướp hương là loài cây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Đặc điểm và tác dụng của cây mướp là gì

Đặc điểm và tác dụng của cây mướp là gì

Thành phần dược chất trong quả mướp

Thành phần dược chất trong quả mướp rất đa dạng và đều có lợi ích tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100 gram quả mướp có chứa:

  • Năng lượng: 16 kcal.
  • Đạm: 900 mg.
  • Tinh bột: 3 gram.
  • Tro: 500 mg.
  • Canxi: 28 mg.
  • Sắt: 800 mcg.
  • Nước: 95 gram.
  • Chất xơ: 500 mg.
  • Phốt pho: 45 mg.
  • Carotin: 160 mcg.
  • Tỉ lệ thải bỏ: 12 gram.
  • Vitamin C: 8 mg.
  • Vitamin PP: 500 mg.
  • Vitamin B2: 100 mcg.

Các dược chất trong quả mướp ta có giá trị dinh dưỡng cao. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh; rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thành phần dược chất trong quả mướp

Thành phần dược chất trong quả mướp

Xem thêm: https://laodong.vn/archived/1-qua-muop-10-cong-dung-chua-benh-dieu-ky-669406.ldo

Tác dụng của cây mướp

Tác dụng của cây mướp như thế nào? Y dược học hiện đại phát hiện: quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc. Vì thế, mướp có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc,... Theo Lục xuyên bản thảo, mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da,…

Cụ thể, công dụng của các bộ phận trên cây mướp như sau:

  • Xơ mướp:
    • Có vị ngọt, tính bình.
    • Tác dụng hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
  • Quả mướp:
    • Có vị ngọt, tính mát.
    • Tác dụng lương huyết giải độc, thanh nhiệt hóa đàm.
  • Lá mướp:
    • Có vị đắng, chua, hơi hàn.
    • Tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt giải độc.
  • Hạt mướp:
    • Có vị hơi ngọt, tính bình.
    • Tác dụng sát trùng thanh nhiệt hóa đàm nhuận táo.
  • Dây mướp:
    • Có vị ngọt, tính bình.
    • Tác dụng thông kinh hoạt lạc, hóa đàm chỉ khái.
  • Rễ mướp:
    • Có vị ngọt, tính bình.
    • có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
  • Quả mướp có khả năng:
    • Chống viêm.
    • Chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan.
    • Giúp giảm cân.
    • Hỗ trợ điều trị đau họng, ho, hen suyễn, đau răng, đau lưng,…
    • Hồ trợ điều trị tăng huyết áp.
    • Trị nổi mề đay, hôi chân,…

Công dụng của cây mướp hương được đánh giá rất cao. Ngày nay, người ta chủ yếu dùng mướp để chế biến thành các món ăn. Quả mướp có vị rất thơm ngon, thanh mát. Là một món ăn phổ biến và yêu thích của nhiều người. Mướp hương được coi là thức quà quê dân dã, ý nghĩa, đặc biệt là vùng miền Bắc Việt Nam.

Tác dụng của cây mướp

Tác dụng của cây mướp

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/an-muop-dung-cach-se-mang-lai-loi-ich-nhu-than-duoc-546668.html

Cách dùng cây mướp

Cách dùng cây mướp như thế nào là hiệu quả nhất? Cây mướp được trồng để lấy quả xanh, được dùng như một loại rau. Xơ từ quả chín được dùng làm vật cọ rửa. Dưới đây là các cách sử dụng mướp để chữa bệnh:

Sử dụng lá mướp chữa viêm họng:

  • Lá mướp hương rửa sạch.
  • Giã nhỏ với ít muối, thêm nước.
  • Gạn uống làm một lần.

Chữa ho, hen kéo dài từ mướp:

  • Lá mướp hương 15g nấu nước uống.
  • Hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1.
  • Mỗi lần uống 0,5 lít.

Điều trị sốt cao, đau đầu từ mướp:

  • Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g.
  • Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt.
  • Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào.
  • Đun sôi trong 5-10 phút.
  • Để nguội, chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày.

Trị mồ hôi chân quá nhiều:

  • Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày.
  • Chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

Cách sử dụng cây mướp hương không quá khó. Tuy nhiên, cần lưu ý trong cách bảo quản vì quả mướp rất dễ bị dập, nát.

Cách dùng cây mướp

Cách dùng cây mướp


Cây mướp

Hình ảnh cây mướp

Hình ảnh cây mướp trong tự nhiên và các món ăn chế biến từ mướp. Những bộ phận trái mướp đều có tính chất bình, tính mát; giúp thanh nhiệt nên dùng mướp nhiều cũng không ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, những đối tượng sau không nên sử dụng mướp:

  • Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng.
  • Những người bị đại tiện lỏng, nát.

Tùy từng đối tượng khác nhau, công dụng của trái mướp cũng có sự khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà sử dụng mướp cho phù hợp.

Hình ảnh cây mướp ta được làm giàn leo rất có thẩm mỹ. Vì thế, người ta trồng mướp để làm cảnh rất nhiều.

Hình ảnh cây mướp

Hình ảnh cây mướp

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-qua-muop-n98463.html

Giá cây mướp

Giá cây mướp cũng như các sản phẩm từ cây mướp trên thị trường không ổn định. Tùy vào giống mướp, xuất xứ,… mà giá mướp có mức chênh lệch nhau.

  • Giá mướp hương dao động khoảng: 8.000-30.000 đồng/1 kg.
  • Giá hạt giống mướp hương khoảng vài chục đến vài trăm nghìn/1 kg.
  • Giá hạt giống mướp hương được bán theo hạt hoặc theo kg.

Giá thành cây mướp ta như trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể tùy vào thời điểm trên thị trường có những mặt hàng thay thế khác.

Giá cây mướp

Giá cây mướp

Tên gọi Mướp, mướp hương, mướp ta, mướp gối,…
Nguồn gốc Bắc Phi.
Công dụng Chữa viêm họng, ho, đau đầu,…
Cách dùng Chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh,…
Khuyến cáo Người tỳ vị hư yếu, người bị đại tiện lỏng.
Giá bán 8.000-30.000 đồng/1 kg.
Nơi bán Chợ và siêu thị trên toàn quốc.

Cách trồng cây mướp

Cách trồng cây mướp và chăm sóc chúng không quá khó. Dưới đây là một số thông tin về cách trồng mướp hương.

Thời vụ trồng mướp hương:

  • Ở miền Nam có 2 vụ mướp chính: Đông Xuân và Xuân Hè.
  • Ở miền Bắc vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

Cách trồng mướp hương:

Bước 1:

  • Ngâm hạt giống mướp trong vòng từ 4-6 tiếng.
  • Tỉ lệ nước pha: 2 sôi, 3 lạnh.
  • Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch.
  • Sau đó đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36-48 tiếng.
  • Khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.

Bước 2:

  • Đất trồng cây mướp hương phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt.
  • Có thể mua đất trộn sẵn Fusa, Tribat tại cửa hàng bán hạt giống.
  • Hoặc trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế (theo tỉ lệ 50-50).
  • Thêm chút vỏ trấu lên trên bề mặt đây khi gieo hạt.

Bước 3:

  • Gieo hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất.
  • Tùy vào kích thước chậu trồng cây mà để cho số lượng hạt cho phù hợp.
  • Với chậu có kích thước 20cm thì gieo khoảng 3 hạt/chậu.
  • Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.

Khi trồng cây mướp ta cần chú ý đến nhiệt độ và sâu bệnh. Mướp cùng với bí xanh là những cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp ở ngưỡng 25-30 độ C. Tùy từng giống mà từ khi trồng đến lúc thu hoạch từ 60-80 ngày, thời gian cho trái từ 50-60 ngày. Nên làm giàn khi có tua leo, tưới đủ nước và bón phân cho cây; đồng thời tỉa bớt gốc lá cho thoáng. Mướp thường bị bọ xít hại lá non, ngọn và trái non. Do đó, cần phòng trừ bằng cách phun thuốc và dùng bàn đập bắt giết.

Phương pháp trồng cây mướp hương được coi như “một thú vui làm vườn”. Đây vừa là cây bóng râm che mát vào những ngày nắng nóng; vừa là nguồn cung cấp thực phẩm ngon cho các bữa ăn.

Cách trồng cây mướp

Cách trồng cây mướp


Cách trồng mướp hương, kỹ thuật trồng mướp hương sai quả

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button