Cây nắp ấm là gì và công dụng cây nắp ấm chữa bệnh: gan nhiễm mỡ, sỏi thận, tiểu đường,… Cách dùng cây nắp ấm tốt nhất như thế nào? Tác dụng cây nắp ấm đem lại có hiệu quả cao không? Hình ảnh cây nắp ấm ra sao? Giá bán cây nắp ấm trên thị trường như thế nào?
Cây nắp ấm là gì?
Cây nắp ấm là gì không phải ai cũng biết. Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bắt mồi, cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước,…
- Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.
- Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Cây mọc phổ biến nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh:
- Khánh Hòa.
- Bà Rịa Vũng Tàu.
- Bình Dương.
- Kiên Giang.
- Bình Thuận.
- Lâm Đồng,…
- Ở miền Bắc mới thấy ở Vĩnh Linh.
Cây bắt mồi (cây nắp ấm) là một cây chủ yêu mọc hoang. Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng khô dùng dần.
Xem thêm: https://vnexpress.net/khoa-hoc/trong-cay-nap-am-triet-muoi-mua-he-3184586.html
Tác dụng cây nắp ấm
Tác dụng cây nắp ấm là gì? Hầu hết mọi người chỉ biết cây nắp ấm là loại cây bắt côn trùng. Hiện nay có nhiều nhà trồng nắp ấm để làm cảnh và diệt ruồi muỗi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền, đây là loại cây có dược tính cao có công dụng điều trị bệnh tiểu đường, bệnh gan. Dưới đây là một vài công dụng của cây nắp ấm:
- Điều trị bệnh tiểu đường.
- Sỏi thận.
- Gan nhiễm mỡ.
- Thanh nhiệt.
- Hóa đàm.
- Tiêu viêm.
- Hạ huyết áp.
- Trị tiêu chảy.
- Điều trị đau loét dạ dày tá tràng.
công dụng của cây nắp ấm đem lại không thể phủ nhận. Nắp ấm khi dùng làm thuốc thường được thu hái toàn cây thái nhỏ phơi khô. Vị thuốc cây nắp ấm có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Cận cảnh bắt mồi của cây nắp ấm
Cách dùng cây nắp ấm
Cách dùng cây nắp ấm như thế nào để đạt hiệu quả cao? Như đã biết, công dụng của cây nắp ấm giúp thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, hạ huyết áp,… Sử dụng cây nắp ấm chữa bệnh với liều lượng 15-30g hoặc 30-60g khô. Dưới đây là một vài gợi ý ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nắp ấm:
Gan nhiễm mỡ (dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu):
Nguyên liệu:
- Toàn cây nắp ấm phơi khô.
- Liều dùng 30-50g/ngày.
Cách dùng:
- Nấu cây nắp ấm với 3 lít nước.
- Giữ sôi lửa 20 phút.
- Để nguội uống thay trà hàng ngày.
- Dùng liên tục 30 ngày.
- Có thể dùng liên tục 3 tháng.
Sỏi thận, sỏi đường niệu:
Nguyên liệu:
- Nắp ấm.
- Dây bòng bong.
- Bạch tật lê.
- Thương nhỉ tử.
- Mộc hương.
- Trần bì.
Cách dùng:
- Nấu toàn bộ dược liệu trên với 1,5 lít nước.
- Đun còn 600ml.
- chia 3 lần uống/ngày.
- Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ:
Nguyên liệu:
- Nắp ấm.
- Giảo cổ lam.
- Thiên môn đông.
Cách dùng:
- Nấu toàn bộ dược liệu với 3 lít nước.
- Đun sôi 20 phút.
- Chia 3-4 lần uống trong ngày.
- Uống liên tục 1-3 tháng.
- Thêm đó, nên theo dõi đường huyết thường xuyên.
Những lưu ý khi dùng vị thuốc cây nắp ấm:
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối.
- Nên uống nắp ấm vào buổi sáng-trưa.
- Dùng nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm, không nên lo lắng.
Phương pháp sử dụng cây nắp ấm rất đơn giản. Nắp ấm là vị thuốc tốt cho sức khỏe người sử dụng. Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất minh họa. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Tên gọi | Cây nắp ấm, cây bắt mồi,… |
Công dụng | Chữa gan nhiễm mỡ, sỏi thận,… |
Cách dùng | Sắc nước uống theo thang. |
Liều lượng | Tùy vào mục đích sử dụng. |
Giá bán | Tùy vào sản phẩm: hạt giống hay cây,… |
Hình ảnh cây nắp ấm
Hình ảnh cây nắp ấm như thế nào không phải ai cũng biết. Cây nắp ấm là cây mọc leo. Dưới đây là một vài mô tả về loài cây này:
- Cây cao 1-2m, thân rất dai.
- Lá có cuống dài, ôm vào thân.
- Lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm.
- Phía trên lá tạo thành một cuống hình dây.
- Cuống uốn cong, dài chừng 15cm.
- Đầu cuống biến thành cái bình, trông như cái hoa.
- Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy.
- Mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều.
Ảnh cây bắt mồi đã được mô tả ở trên. trong bình cây nắp ấm tiết ra một chất nhầy. Khi nào có côn trùng vào trong, lập tức nắp đậy lại, chất nhầy trong bình tiêu hủy sâu bọ. Hoa mọc dạng cụm hoa là một chùm, thưa, hoa đực hoặc hoa cái. Lá đài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị đài bằng các lá dài. Cây có 16-20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thùy. Cây bắt mồi có quả nặng, hạt mảnh và dài
Xem thêm:
Giá cây nắp ấm
Giá cây nắp ấm trên thị trường ra sao? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Cây nắp ấm được cho là thảo dược đang ngày càng nhiều người quan tâm. Vậy giá cây nắp ấm trên thị trường là bao nhiêu? Dưới đây là giá bán cây nắp ấm mà người dùng có thể tham khảo:
- Hạt giống cây nắp ấm (gói 10 hạt): 64.000 đồng.
- Cây nắp ấm: 230.000 đồng/cây.
Giá bán cây bình nước ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá bán nắp ấm còn phụ thuộc vào thời điểm mà người dùng tìm mua sản phẩm này.
Cách trồng cây nắp ấm
Cách trồng cây nắp ấm như thế nào? Cây nắp ấm thích hợp trồng chậu to, thoáng đãng, để cây có không gian sinh trưởng. Để chậu cây đỡ thoát nước nhanh nên trồng trong chậu sứ hoặc nhựa, tránh dùng chậu đất nung.
- Ánh sáng để trồng cây nắp ấm:
- Nắp ấm ưa bóng, không chịu được ánh sáng hoàn toàn.
- Cây tập thích nghi dần dần với ánh sáng.
- Càng nhiều sáng màu sắc cây càng đẹp.
- Khi đã tập thích nghi, nắp ấm có thể phơi được ngoài nắng gắt.
- Cây nhận nắng tối thiểu 2h/ngày thì ấm ửng đỏ lên rất đẹp.
- Không có nắng thì cây không ra bình.
- Nhiệt độ để cây nắp ấm phát triển:
- Cây ưa mát.
- Chịu nắng nóng kém.
- Nhiệt độ ưa thích từ 18-30 độ C.
- Độ ẩm thích hợp cho cây nắp ấm:
- Nắp ấm sống được ở độ ẩm thấp.
- Nếu muốn lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao.
- Để tạo bình cần độ ẩm lý tưởng là 70%.
- Đất trồng cây nắp ấm:
- Không nên trồng nắp ấm bằng các loại đất giàu dinh dưỡng.
- Đất trồng cho nắp ấm là 1 cát + 2 xơ dừa.
- Đảm bảo đất trồng luôn thông thoáng bằng cách thay hàng năm.
- Nếu trồng đất tốt có thể cây không ra ấm.
- Tưới nước, chăm sóc cây nắp ấm:
- Lượng nước tưới trung bình.
- Không tưới nước có phù sa, phèn, tạp chất.
- Nên tưới bằng nước mưa, nước máy.
- Để lắng 2-3 ngày khi thấy đất trên mặt chậu se khô.
- Thiếu nước cây không ra thêm bình, bình cũ héo từ miệng.
- Nếu thừa nước cây sẽ bị úng chết.
- Tuy nhiên nắp ấm cũng có thể trồng được trong bình thủy sinh.
- Bón phân cây nắp ấm:
- Không nên bón phân cho nắp ấm.
- Bản thân cây sống ở những nơi nghèo dinh dưỡng.
- Cây tự có khả năng săn mồi tạo thành nguồn sống.
Phương pháp trồng cây nắp ấm khá đơn giản bởi cây không cần phải chăm sóc quá nhiều. Nắp ấm là loài cây trồng để diệt muỗi trong mùa hè. Nhân giống nắp ấm bằng cách gieo hạt, chiết cành, giâm cành. Cây sống hoàn toàn tự lập nên việc trồng chăm sóc cây chủ yếu là tưới nước. Khi mua giống cây bạn nên lưu ý không nên chọn cây của Trung Quốc; bởi loại này có bình dầy, to, cứng cáp, đẹp nhưng qua đợt bình đó thì ấm không ra nữa.
Xem thêm: https://baomoi.com/ky-thuat-trong-cay-nap-am-vua-lam-canh-vua-diet-muoi-mua-he/c/21718344.epi
Xem thêm: