Cây ô môi cho cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng…
Tên khoa học: Cassia grandis.
Cây ô môi, hay còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp nước, cây cốt khí, cây quả canhkina(khác với cây canhkina trị sốt rét)…
Người ta dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.
Lá được dùng chữa bệnh ngoài da như hắc lào, lở ngứa; cũng có thể sắc uống chữa đau lưng và làm thuốc nhuận tràng.
Vỏ cây dùng đắp trị rắn, rết, bò cạp cắn.
Thành phần hóa học:
Cơm quả ô môi có glucid, chất nhày, tanin, saponin, calci oxalat, antraglucozit, tinh dầu và chất nhựa.
Theo đông y:
Cơm quả Ô môi có tác dụng nhuận tràng và xổ; lá sát trùng; vỏ giải độc.
Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ.
Mùa thu, khi quả ô môi đã chín, hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Rượu ô môi được nhân dân ta dùng làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Ngoài việc ngâm rượu uống, nhân dân ta còn lấy cơm quả ô môi nấu cao mềm làm thuốc uống kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
Một số bài thuốc từ cây ô môi:
* Rượu ô môi: làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu 25 – 30 độ cồn. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt. Liều dùng: ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.
* Chữa trị đau thấp khớp: Vỏ ô môi 50g, dây đau xương 100g, cốt toái bổ 100g, nhục quế 30g. Ngâm trong 1.000ml rượu đế 30 – 40 độ cồn trong 15 – 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần từ 30 – 60ml.
* Trị lở ngứa da, lang ben, hắc lào (lác): Lấy lá ô môi giã nát xát tại chỗ hoặc giã nát ngâm với rượu tỷ lệ 1/1 để bôi ngày vài lần.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo:
Cây được trồng làm cảnh phổ biến ở miền nam Việt Nam nên khá dễ kiếm trong miền nam.