Giỏ hàng

Sa sâm là gì và tác dụng của cây sa sâm với cách dùng sa sâm hiệu quả

Sa sâm là gì? Tác dụng của sa sâm chữa bệnh gì: ho, viêm phế quản, thiếu máu, vàng da, khô họng,… Cách dùng sa sâm tốt, tránh tác dụng phụ của sa sâm. Sử dụng củ sa sâm sắc uống hàng ngày có tốt không, nên kiêng gì? Giá bán củ sa sâm bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh sa sâm, cách phân biệt củ sa sâm thật giả.

Tác dụng của cây sa sâm là gì và cách dùng cùng hình ảnh cây sa sâm

Tác dụng của cây sa sâm là gì và cách dùng cùng hình ảnh cây sa sâm

Sa sâm là gì?

Sa sâm còn có tên gọi khác là sâm cát, bạch sâm, xà lách biển, ngân sa sâm, sa sâm nam, hải cúc,… Có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cas, thuộc họ hoa cúc. Loại cây này thường mọc hoang phổ biến ở các bờ biển Việt Nam như vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vào các tháng từ tháng 3-4 và tháng 8-9, người dân thường đi đào loại cây này về rửa sạch bằng nước vo gạo, đồ chín rồi phơi khô. Có nơi thì rửa sạch, ngâm nước phèn chua rồi phơi cho khô hẳn.

Cây sa sâm là cây gì?

Sa sâm (sâm cát ) là một loại cỏ sống lâu năm. Cây thường mọc ở các vùng ven biển có nhiều cát. Bộ phận thường dùng để chữa bệnh chính là rễ. Đây được xem là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Đông y. Thường được dùng làm thuốc bổ và chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Vì là loại cây mọc tự nhiên nên sâm cát được xếp vào loại rau sạch 100%, với mùi vị ngon và lạ, không phải nơi nào cũng có được.

Cây sa sâm là cây gì và có đặc điểm và tác dụng như thế nào

Cây sa sâm là cây gì và có đặc điểm và tác dụng như thế nào

Đặc điểm cây sa sâm

  • Cây sâm cát có rễ hình trụ tròn, đôi khi phân nhánh, cây trưởng thành dài khoảng 15 – 45 cm, đường kính 0,4 -1,2 cm.
  • Đầu trên của cây hơi nhỏ, phần giữa to, phần dưới nhỏ dần. Mặt ngoài thân cây màu trắng vàng nhạt, hơi thô, đôi khi còn sót lại lớp ngoài màu nâu vàng.
  • Lá có hình răng cưa, đoạn thân gần gốc và rễ có màu trắng.
  • Phần rễ có vân hay nếp nhăn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc, còn vết rễ con lốm đốm màu vàng nâu. Đầu rễ nhọn dần, cổ rễ thường mang gốc thân màu vàng nâu, chất giòn, dễ bẻ gẫy.
  • Khi bẻ gẫy, phần ngoài có màu trắng vàng nhạt, phần gỗ ở trong màu vàng. Chất cứng mà giòn, mặt cắt như chất sừng.
  • Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng.
  • Loại cây này có mùi hương rất đặc biệt. Vị hơi ngọt.
  • Việc thu hoạch sâm cát được diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn là vào thời điểm mùa mưa.
Đặc điểm cây sa sâm

Đặc điểm cây sa sâm

Tác dụng của cây sa sâm

Trong thành phần hóa học của cây sâm cát có chứa nhiều tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin, Saponin,… Có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đờm và kháng khuẩn. Còn theo Đông y: Sâm cát có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác động vào kinh phế, vị. Công dụng dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân.

Cây sâm cát có tác dụng gì: Trị cảm sốt, miệng khô

Đông y thường dùng sâm cát kết hợp với các loại thảo dược khác để làm thuốc chữa bệnh trong các trường hợp như cảm sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu.

Tác dụng cây sâm cát trị viêm phế quản, ho, hen

Theo Đông y, củ sâm cát có vị ngọt, hơi đắng, tính  lạnh. Có tác dụng mát phổi, dưỡng huyết, chữa ho, hết đờm, trừ phiền nhiệt, được dùng chủ yếu để chữa ho, trừ đờm và làm mát phổi. Thích hợp sử dụng cho những người bị ho khan, ho có đờm, viêm phế quản mạn tính.

Công dụng của cây sâm cát trị thiếu máu vàng da

Bên cạnh đó, những người có vấn đề về gan cũng có thể sử dụng cây sâm cát để điều trị chứng thiếu máu vàng da của mình.

Tác dụng của cây sa sâm chữa bệnh

Tác dụng của cây sa sâm chữa bệnh

Cách dùng cây sa sâm

Cây sa sâm có rất nhiều công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe con người. Loại cây này thường được sử dụng chung với các vị thuốc khác để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh với sâm cát, bạn có thể tham khảo:

Cách dùng cây sâm cát chữa viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao phổi

Sâm cát 20g, Ngọc trúc 12g, Cam thảo 4g, Tang diệp 12g, Biển đậu 12g, Thiên hoa 12g. Đem sắc với 600ml nước uống mỗi ngày sẽ giúp chữa viêm phế quả mãn tính hiệu quả.

Cách sử dụng cây sâm cát trị thiếu máu, da vàng

Sâm cát 12g, Bột nghệ 12g, Hồi hương 4g, Nhục quế 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ giúp chữa bệnh vàng da, thiếu máu.

Cách sắc nấu cây sâm cát trị hư lao, thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở.

Sâm cát 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả thái lát. Sắc uống với 600ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Cách nấu uống cây sâm cát trị bệnh nhiệt, họng khô, miệng khát

Sâm cát  20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống với 600ml nước, đến khi cạn 1 nửa thì bắc ra và uống 2 lần trong ngày. Có thể tán mịn thành bột làm viên, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20g.

Cách ngâm rượu với củ sâm cát

Để ngâm rượu với củ sa sâm bạn có thể chuẩn bị những nguyên liệu sau: Ba kích tươi 1kg, nhục thung dung khô 0.5kg, nâm dương hoắc khô 0.5kg, sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi loại 100gram, ngâm với 7 lít rượu trắng. Ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1-2 ly nhỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Sâm cát và tác dụng chữa bệnh – Báo mới

Hình ảnh cây sa sâm

Cây sa sâm là một loại cây cỏ sống lâu năm, mọc hoang ở các bãi cát ven biển. Cây có hoa màu vàng nhìn rất giống cây hoa cúc. Sa sâm mọc bò trên mặt cát, mỗi gốc cây có thể mọc ra 2-3 thân bò hình sợi dài, có nhiều đốt, mỗi đốt dài 20 – 30cm. Ở mỗi đốt thân lại có rễ ăn xuống đất và có lá mọc riêng như một cây đơn lẻ. Cứ như vậy, cây mọc lan ra, chạy dài trên mặt đất. Cây sa sâm được mọc hoang nhiều ở vùng cát ven biển nước ta. Thời gian thu hoạch cây vào khoảng tầm tháng 8 – 9, người ta thường đào rễ cây đem về rửa sạch, phơi khô, dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Hình ảnh cây sa sâm

Hình ảnh cây sa sâm

Cây sa sâm thường mọc ở vùng cát ven biển nước ta

Cây sa sâm thường mọc ở vùng cát ven biển nước ta

Hình ảnh củ sâm cát

Hình ảnh củ sâm cát

Xem thêm video:

Giá bán, nơi bán cây sa sâm

Trước thực trạng các vị thuốc Đông y được bán tràn lan trên thị trường nhưng lại không được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Điều này ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sức khỏe của người dùng. Vậy giá sa sâm trên thị trường có giá bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu để đảm bảo chất lượng là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây sẽ là giá bán củ sa sâm bạn có thể tham khảo:

Giá bán sâm cát trên thị trường

  • 1kg củ sa sâm khô giá  khoảng 250.000đ/kg
  • Giá củ sa sâm tươi có giá khoảng 70.000 – 100.000 đồng/kg

Mua sa sâm ở đâu?

Sâm cát là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng, phòng khám thuốc Đông y đều có bán loại thảo dược này. Sa sâm hiện nay có nguồn gốc khá phức tạp, do vậy bạn cần chú ý khi lựa chọn mua tại những địa chỉ uy tín rõ ràng để mua được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button