Giỏ hàng

Sài hồ là gì với tác dụng của cây sài hồ và cách dùng sài hồi chữa bệnh

Sài hồ là gì? Tác dụng của cây sài hồ chữa bệnh gì: Kháng viêm, tăng cường miễn dịch, loét dạ dày …. Cách dùng rễ sài hồ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây sài hồ. Cách sử dụng sài hồ khô chế biến nấu uống, bảo quản. Giá sài hồ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây sài hồ và cách phân biệt rễ sài hồ thật giả.

Tác dụng của cây sài hồ là gì và cách dùng cây sài hồ chữa bệnh

Tác dụng của cây sài hồ là gì và cách dùng cây sài hồ chữa bệnh

Sài hồ là gì?

Sài hồ có tên khoa học là Radix bupleuri, thuộc họ Hoa tán (umbelliferae). Loại thảo dược này còn được gọi với một số tên khác như: Bắc sài hồ, sà điệp sài hồ,…

Đặc điểm của cây sài hồ

Sài hồ (Radix bupleuri) là giống cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 2 – 5m, phân thành nhiều nhánh. Thân khi còn non màu xanh, có lông trắng mịn; thân khi già nhẵn, chuyển màu xanh nâu hoặc hơi tím. Lá cây hình thìa, mọc so le, có răng cưa ở mép; phiến lá dày, mặt trên rất bóng và đậm màu, mùi thơm nhẹ.

Hoa mọc từng cụm nhỏ trên cùng một đầu cành, hợp với nhau thành chùm, màu vàng đậm. Quả có 10 cạnh và mào lông không rụng.

Rễ cây rất dai, đầu và phía dưới phình to, dài 7 – 20cm, đường kính 0,7 – 1,5cm; vỏ rễ màu nâu xám, có nhiều vân nhăn dọc và vết sẹo của rễ phụ; mặt cắt nhìn rõ những thớ gỗ màu ngà, đỉnh rễ có lông tơ nhỏ hoặc một phần thân cứng còn sót lại.

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây là rễ và thân (có thể thu hái quanh năm). Sau khi thu hoạch Radix bupleuri có thể bảo quản bằng cách phơi khô hoặc nấu thành cao.

Thành phần dược chất của cây sài hồ

Thần phần hóa học của sài hồ đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và đánh giá tốt. Trong loại thảo dược này có những chất sau:

  • Chứa 0,50% chất saponin giúp giảm cholesterol và tăng cường khả năng đề kháng.
  • Chứa chất rượu gọi là phytosterols, bupleurum ola và một ít tinh dầu.
  • Trong lá và thân chứa chất rutin.
  • Một số chất khác như: Adonitol, oleic acid, palmitic acid, daiko genin, stearic acid,…
Thành phần dược chất của cây sài hồ

Thành phần dược chất của cây sài hồ

Tác dụng của cây sài hồ

Công dụng của sài hồ chữa bệnh gì đang được nhiều người dùng quan tâm. Theo Đông y, cây có tính mát, vị đắng và không độc có công dụng phù hợp để làm thuốc chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là công dụng cụ thể của loại thảo dược này:

  • Giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Dùng tươi giúp trị cảm, ra mồ hôi, giải nhiệt và lợi tiểu.
  • Giúp an thần và giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Bảo vệ gan và lợi mật.
  • Làm giảm cholesterol, hạ mỡ máu.
  • Có thể ức chế mạnh một số liên cầu khuẩn như: Tan huyết, lao, vi rút cúm, thổ tả,… Ngoài ra còn có tác dụng kháng lại vi rút viêm gan, viêm tủy và vi trùng sốt rét.
  • Trị loét dạ dày tá tràng.
  • Giúp điều hòa huyết áp, ổn định chức năng của hệ thần kinh.
  • Tăng khả năng tổng hợp protein trong cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và đường hô hấp, cảm cúm,…
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, khí hư ra nhiều.
  • Trị chứng ù tai, hoa mắt, mất ngủ lâu ngày.

Trong những tác dụng của cây Radix bupleuri thì khả năng chữa bệnh sốt và cảm được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao nhất.

Tác dụng của sài hồ chữa loét dạ dày tá tràng được Đông y đánh giá cao

Tác dụng của sài hồ chữa loét dạ dày tá tràng được Đông y đánh giá cao

Cách dùng cây sài hồ chữa bệnh

Cách dùng sài hồ chữa bệnh để mang lại hiệu quả cao không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay những cách dùng loại thảo dược này theo Đông y sau đây:

Sử dụng cây sài hồ làm thuốc

Cách dùng chữa cảm:

  • Thành phần: Sài hồ 16g, bán hạ 12g, hoàng cầm 12g, đảng sâm 12g, chích thảo 6g, đại táo 6 quả.
  • Cách làm: Dùng tất cả các vị thuốc sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 150ml. Dùng thuốc khi còn nóng, ngày 2 lần. Người bệnh uống thuốc sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng bênh được cải thiện.

Trị chóng mặt, buồn nôn, miệng đắng:

  • Thành phần: Sài hồ 12g, pháp bán hạ 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, đảng sâm 12g, sinh khương 8g, đại táo 3 quả.
  • Cách dùng: Sắc tất cả với 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml thì ngừng nấu, để nguội. Chia làm 2 phần, dùng trong ngày vào buổi sáng và tối.

Chữa viêm và nhiễm khuẩn đường mật:

  • Thành phần: Sài hồ 16g, mộc hương 6g, bạch thược 12g, uất kim 12g, hoàng cầm 12g, đại hoàng 16g.
  • Cách làm: Dùng tất cả các vị thuốc sắc nước uống hàng ngày. Người bệnh nên dùng trong khoảng 15 – 20 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trị viêm loét ruột, đau đầu, tiêu chảy kéo dài:

  • Thành phần: Sài hồ, huyền hồ hai vị bằng nhau.
  • Cách làm: Tán hai vị thuốc thành bột mịn, trộn lẫn vào nhau. Mỗi lần dùng lấy 20g thuốc hãm với nước sôi khoảng 20 phút. Bài thuốc này chỉ nên dùng ngày 1 lần, sau bữa ăn khoảng 90 phút (lưu ý: Không uống khi đói).

Cách dùng sài hồ chữa bệnh bằng món ăn

Cách dùng Radix Bupleuri làm món ăn để chữa bệnh cũng mang lại hiệu quả cao. Tham khảo ngay hai món cháo bổ dưỡng với loại thảo dược này sau đây:

Cách nấu món ăn giúp cải thiện chứng mất ngủ:

  • Thành phần: Sài hồ 15g, cúc hoa 15g, đường phèn 15g, quyết minh tử 20g, gạo tẻ 100g.
  • Cách làm: Dùng 3 vị thuốc nấu với 1 lít nước trong 30 phút với lửa nhỏ, sau đó lọc lấy nước và bỏ bã; Dùng nước sắc đó nấu với gạo, khi cháo được thêm vào 15g đường phèn, khuấy tan. Ngày dùng 2 lần khi còn nóng, giúp chữa bệnh mất ngủ kéo dài, đau đầu và tức ngực rất hiệu quả.

Cách dùng chữa viêm và ngạt mũi:

  • Thành phần: Sài hồ 15g, đào nhân 10g, địa long 8g, xích thược 12g, gạo tẻ 50g.
  • Cách làm: Dùng nước sắc của các vị thuốc nấu với gạo, khi cháo chín có thể cho thêm đường hoặc muối tùy vào khẩu vị. Mỗi ngày nên ăn 1 lần vào lúc nóng, giúp chữa viêm mũi mãn tính gây ngạt mũi, có đờm ở cổ.

Loại thảo dược này có rất nhiều cách dùng để chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để tránh gặp phải tác dụng phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng.

Xem thêm: Những bài thuốc chữa bệnh từ cây Radix bupleuri.

Hình ảnh cây sài hồ

Đặc điểm của Radix bupleuri là giống cây thân thảo, có thể sống được trong vùng nước nợ và nơi bị nhiễm mặn nên được trồng nhiều ở khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Dưới đây là một số hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên:

Cách sử dụng cây sài hồ chữa bệnh rất đơn giản và hiệu quả nên được nhiều người tin dùng

Cách sử dụng cây sài hồ chữa bệnh rất hiệu quả nên được nhiều người tin dùng

Hình ảnh hoa sài hồ trong tự nhiên

Hình ảnh hoa sài hồ trong tự nhiên

Tác dụng của rễ sài hồ chữa bệnh gì được nhiều người quan tâm

Tác dụng của rễ sài hồ chữa bệnh gì được nhiều người quan tâm

Thành phần dược chất của sài hồ được nhiều chuyên gia đánh giá cao

Thành phần dược chất của sài hồ được nhiều chuyên gia đánh giá cao

Những lưu ý khi dùng sài hồ 

Sử dụng cây Radix bupleuri không đúng cách và liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Đối với người cao huyết áp khi dùng sai cách có thể bị đau đầu, ù tai, chóng mặt trong khoảng 6 – 8 tiếng.
  • Dùng quá liều có thể gây xuất huyết hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Tác dụng phụ của cây Radix bupleuri không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên các thầy thuốc Đông y khuyên những trường hợp sau đây không nên dùng vị thuốc này:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Ngoài ra, người bị lao phổi có biến chứng chỉ nên dùng với một lượng nhỏ, từ 3 – 5g.

Xem thêm video về công dụng của vị thuốc Radix bupleuri:

Giá sài hồ khô bao nhiêu 1kg?

Giá sài hồ loại 1 trên thị trường đang dao động trong khoảng 350.000 – 450.000 đồng/1kg khô. Hiện nay, loại thảo dược này được bán nhiều tại các nhà thuốc Đông y trên khắp cả nước.

Trên đây là hình ảnh, đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây Radix bupleuri đang được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button