Sen có tác dụng gì? Tác dụng của cây sen chữa bệnh gì: Mất ngủ, cầm máu, rong kinh, đau bụng,…. Cách dùng hạt sen tươi khô nấu uống tim sen kiêng gì tránh tác dụng phụ tác hại của ngó sen. Sử dụng chế biến nhụy sen sắc hãm trà lá sen uống hàng ngày. Giá cây sen bao nhiêu tiền 1kg mua ở đâu? Hình ảnh cây sen.
Sen là gì?
Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera gaertn, thuộc họ Nelumbonaceae. Trong dân gian loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như liên, quỳ,…
Đặc điểm của cây sen
Sen là loại cây lâu năm, mọc dưới nước, cao từ 80cm – 3m. Cây có thân rễ hình trụ chìm trong bùn thường gọi là ngẫu tiết (ăn được). Lá được gọi là liên diệp, mọc lên trên mặt nước, mép hơi uốn lượn; mặt trên của lá xanh đậm và nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt và nhám; cuống lá dài, có gai nhỏ xung quanh; phiến lá hình khiên, rất to, đường kính trung bình từ 60 – 70cm và có gân tỏa tròn.
Hoa to, có nhiều cánh mỏng màu trắng hoặc đỏ hồng, nhô lên khỏi mặt nước; đài hoa màu lục, đường kính từ 3 – 5cm. Nhị hoa nhiều, bao phấn chia làm 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Hạt nằm trong đài hoa khi già, có vỏ màu xanh, ruột trắng và một búp xanh ở chính giữa gọi là liên tâm.
Loại cây này thường được trồng để làm cảnh, thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Bộ phận có thể dùng làm thuốc của liên là toàn bộ cây. Thời điểm thu hoạch loại thảo dược này tốt nhất là vào tháng 6 – 8 hàng năm.
Thành phần dược tính của cây sen
Thành phần hóa học của cây sen bao gồm những chất sau:
- Lá cây chứa nhiều chất như vitamin C, các acid hữu cơ, anonain, pronuciferin, nuciferin… rất tốt tim mạch và giúp an thần.
- Nhị hoa có chất tanin.
- Đài chứa hạt có chất chất đạm, chất béo, vitamin C và carbohydrat.
- Trong hạt có chứa nhiều tinh bột, đường, chất đạm, chất béo và một số chất khác như: Canxi, phốt pho, sắt, liensinine, lotusine,…
- Củ của cây chứa 80% là tinh bột và một số chất khác như: Vitamin (A, B, C), arginin, trigonellin, asparagine, tyrosin glucose, và một ít tanin.
Tác dụng của cây sen
Cây sen chữa bệnh gì là câu hỏi đang được nhiều người dùng quan tâm. Sau đây là những công dụng của loại cây này:
- Công dụng của lá sen (liên diệp): Trong liên diệp chứa nhiều chất có khả năng chữa say nắng, điều hòa nhịp tim, giúp an thần, hạ huyết áp và mỡ máu.
- Tác dụng của hạt sen (liên nhục): Theo Đông y, liên nhục tính bình và vị ngọt, có thể dùng để làm thuốc bổ, chữa di tinh, mộng tinh,mất ngủ, băng lậu và thần kinh suy nhược rất hiệu quả.
- Tác dụng của tim sen (liên tử tâm): Có thể dùng làm thuốc an thần, điều trị các bệnh như huyết áp cao, tim đập nhanh, mất ngủ.
- Công dụng của liên phòng (đài): Là phần đài hoa già, phơi khô của cây, chứa nhiều chất béo, vitamin C, carbohydrat có thể chữa các bệnh như chảy máu tử cung, băng huyết, đau bụng do ứ huyết và đi ngoài ra máu.
- Công dụng của liên tu (chỉ nhị hoa): Thường dùng để chữa thổ huyết, băng huyết, di mộng tinh, trĩ, đi tiểu nhiều.
- Tác dụng của liên ngẫu (củ): Có vị ngọt, tính ôn phù hợp để chữa đi ngoài, viêm loét ngoài da, sốt khát nước, nôn ra máu, ỉa chảy rất hiệu quả.
Toàn bộ cây liên rất lành tính và có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong những tác dụng nêu trên thì khả năng giúp an thần, trị mất ngủ của loại cây này được cả Đông và Tây y đánh giá cao.
Xem thêm:
Cách dùng cây sen chữa bệnh
Cách sử dụng cây sen chữa bệnh theo Đông y rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách dùng cây liên chữa bệnh:
Cách dùng hạt sen trị bệnh
Cách sử dụng hạt sen chữa bệnh mất ngủ, đau tim và giúp an thần như sau:
- Thành phần: Liên nhục 60g, tim heo 1 cái, đảng sâm 40g.
- Cách làm: Ngâm liên nhục đã tách bỏ vỏ ngoài và tim bên trong với nước khoảng 1 tiếng. Tim heo thái lát vừa ăn, đảng sâm rửa sạch với rượu rồi thái khúc. Sau đó, cho tất cả vào nồi với 6 bát nước, nấu sôi trong khoảng 10 phút với lửa lớn rồi hạ lửa nhỏ và nấu thêm 2 giờ nữa là dùng được. Người bệnh nên dùng bài thuốc này ngày 1 lần vào buổi tối.
Cách dùng tim sen chữa mất ngủ
Tim sen có tác dụng gì với bệnh mất ngủ được nhiều người quan tâm. Sau đây là cách dùng liên tử tâm chữa bệnh mất ngủ, huyết áp cao:
- Thành phần: Liên tử tâm 5g, hoa hòe 10g, cúc hoa vàng 4g, cam thảo 3g.
- Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào nồi sắc với 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút là có thể dùng được. Người bệnh nên dùng nước sắc từ liên tử tâm thay nước uống hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng lá sen khô chữa bệnh
Liên diệp làm thuốc giải cảm, cầm máu, chữa rối loạn nhịp tim và giúp an thần rất hiệu quả, cách dùng như sau:
- Thành phần: Liên diệp, bình vôi và lá vông mỗi vị 8 – 10g.
- Cách làm: Phối hợp các loại thảo dược trên sắc nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, có thể dùng liên diệp tươi ép lấy nước uống hàng ngày hoặc giã nát đắp lên vùng da bị thương cũng rất tốt.
Cách dùng nhị sen chữa bệnh
Tác dụng của nhị sen được đánh giá cao trong điều trị các bệnh như di tinh, mộng tinh, trĩ, băng huyết, rong kinh,…Bài thuốc chữa bệnh bằng liên tu trong Đông y như sau:
- Thành phần: Liên tu 4 – 5g, cam thảo 3g.
- Cách làm: Dùng các vị thuốc trên sắc nước uống hàng ngày vào buổi sáng và tối. Người bệnh sử dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 20 – 30 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng cây liên chữa bệnh rất đơn giản, tuy nhiên để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng.
Xem thêm: Các vị thuốc từ cây liên.
Hình ảnh cây sen
Tác dụng phụ khi dùng cây sen
Chữa bệnh bằng cây liên nếu không dùng đúng cách và đủ liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Gây khó thở, giảm trí nhớ, tim đập thất thường, đầy bụng và táo bón nếu dùng quá nhiều liên nhục tâm.
- Uống liên diệp sai cách có thể gây sạm da và giảm chức năng sinh lý.
Ngoài ra, những trường hợp sau đây không nên dùng loại thảo dược này để chữa bệnh:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và người có có cơ thể thương hàn không nên dùng lá của cây.
- Trẻ nhỏ, người bị bệnh về đường tiêu hóa và tim mạch không nên dùng liên tử tâm.
Giá cây sen và địa chỉ mua
Cây liên giá bao nhiêu là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Dưới đây là giá các bộ phận của loại cây này trên thị trường:
- Liên nhục tâm có giá dao động trong khoảng 500.000 – 600.000 đồng/1kg.
- Liên nhục giá dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/1kg.
- Liên diệp khô giá khoảng 150.000 – 200.000 đồng/1kg.
- Liên ngẫu giá khoảng 80.000 – 100.000 đồng/1kg tươi.
- Hoa của cây giá từ 5.000 – 10.000 đồng/1 bông.
Hiện nay các bộ phận của loại cây này được bán nhiều tại các chợ, cửa hàng tạp hóa và siêu thị trên khắp cả nước. Ngoài ra, các vị thuốc khô từ cây còn được bán tại các nhà thuốc Đông y.
Trên đây là những thông tin về hình ảnh, đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây liên chữa bệnh được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin có ích.
Xem thêm: