Cây tô mộc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Dùng chữa các chứng bệnh: tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột, phụ nữ bế kinh, sản hậu…
Tên khoa học: Caesalpinia sappan.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tô mộc là gỗ thân và cành. Thu hoạch quanh năm ở những cây trên 10 năm. Chặt cây, róc đẽo hết lớp vỏ ngoài và phần lớn gỗ giác lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn (khoảng 25cm), chẻ nhỏ, phơi khô.
Dược liệu Tô mộc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Dùng chữa các chứng bệnh: tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột, phụ nữ bế kinh, sản hậu, chấn thương ứ huyết, bụng trướng đau.
Uống 3 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán hay cao lỏng. Hiện nay trên thị trường đã có viên tô mộc được chế từ cao khô, dùng chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn rất tiện lợi.
Thành phần hóa học:
Chất màu brasilin, brasilein, tinh dầu chứa D. α-phellandren, ocimen. Ngoài ra còn có tanin, acid gallic và saponin.
Theo đông y:
Tô mộc có vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì. Có tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết, chửa đẻ xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng.
Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu qúa nhiều, choáng váng, hoa mắt.
Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.
Một số vùng nhân dân dùng tô mộc nấu với nước uống thay chè.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Thu hái vào mùa thu, đông. Cưa thành từng đoạn, phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng.
Một số bài thuốc từ cây tô mộc:
- Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và đau bụng sau đẻ. Tô mộc phối hợp với Ðương qui, Xích thược và Hồng hoa.
- Sưng đau do ngoại thương. Tô mộc phối hợp với Nhũ hương và Một dược.
- Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau, dùng bài: Thông kinh hoàn: Xích thược, Qui vỹ, Ngưu tất, Đào nhân đều 10g, Sinh địa 15g, Hổ phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 – 3 lần.
- Trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn: Tô mộc 10g, Huyền hồ sách 6g, Sơn tra 10g, Hồng hoa 3g, Ngũ linh chi 8g, Đương qi thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày.
- Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.
- Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau: Bát ly tán: Xạ hương 0,4g, Tô mộc 15g, Chế phàn mộc miết 4g, Đồng tự nhiên, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt đều 10g, Hồng hoa 8g, Đinh hương 2g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần, uống với rượu.
- Nhị vị Sâm tô ẩm: Đảng sâm 12g, Tô mộc 6g, sắc nước uống trị tổn thương phổi nôn ra nhiều máu, khí hư huyết ứ.
- Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thương cầm máu.
Lưu ý:
Phụ nữ có thai, đang hành kinh không dùng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 100k/kg.