Cây xuyên tiêu cho quả chữa đau bụng lạnh, ho, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng. Rễ dùng chữa phong thấp, sốt, sốt rét gọi là Hoàng lực.
Tên khoa học: Zanthoxylum simulans.
Cây xuyên tiêu còn có tên gọi là sâng, hạt sẻn, mac khen (Tày), hoàng lực, sơn tiêu, lưỡng diện trâm, chứ xá (H’mông) …
- Rễ (và vỏ rễ) dùng trị: Ðau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, đau lưng nhức mỏi, phong thấp; tê bại; đòn ngã tổn thương. Ðau vùng thượng vị, đau răng, đau cổ họng. Rắn cắn, viêm mủ da, viêm da, uốn ván.
- Quả dùng chữa ho, viêm họng, sổ mũi, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, sốt rét, đau lưng, tê thấp, đau răng, rắn cắn và trị giun đũa, chảy máu tử cung.
- Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ, vỏ thân và cành lá dùng trị phong thấp đau khớp xương, đòn ngã sưng đau, lưng cơ đau mỏi, đau răng, đau dạ dày, sưng họng, đau thần kinh, rắn độc cắn, cảm mạo.
- Lá dùng làm rau gia vị hay nấu canh ăn như Muồng truổng, và cũng dùng đắp ngoài trị đòn ngã. Hoặc dùng nấu nước tắm cho khoẻ người.
Thành phần hóa học:
Vỏ rễ của cây xuyên tiêu có chứa alcaloid nitidin, flavon, glucosid diosmin. Hạt có 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là limonen (44%), geranial (12,14%), neral (10,95%), linalol (6,84%).
Theo đông y:
Tính vị, tác dụng:
Rễ của cây xuyên tiêu có vị đắng, cay, tính hơi ấm; có tác dụng khu phong hoạt lạc, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng. Dùng chữa sốt, sốt rét, thấp khớp. Ngày 6- 12g dạng sắc, ngâm rượu.
Quả của cây xuyên tiêu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, trừ thấp, ôn trung, trợ hỏa, trục giun đũa (tẩy giun), kích thích tiêu hóa. Quả xuyên tiêu lúc còn xanh là thuốc thanh nhiệt, giảm đau, giải độc.
Dùng chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, thấp khớp, tẩy giun đũa. Dùng ngoài giã nát bôi chữa rắn cắn. Ngày 3- 5g dạng sắc, bột.
Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân và cành lá được xem như có vị đắng, cay, tính ấm, có ít độc, có tác dụng khư phong hoạt huyết, làm tê giảm đau, giải độc tiêu thũng, thông lạc.
Một số bài thuốc từ cây xuyên tiêu:
- Trị hư lao, gối lạnh, liệt dương, tay chân mỏi: Xuyên tiêu 40g, Lộc nhung 80g, Ngưu tất 60g, Nhục thung dung 40g, Phòng phong 1,2g, Phụ tử 40g, Quế tâm 1,2g, Thỏ ty tử 80g, Tục đoạn 40g, Viễn chí 1,2g, Xà sàng tử 40g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm. Tác dụng: Ôn thận dương, ấm lưng gối, mạnh gân xương. (Xuyên Tiêu Hoàn – Kê phong Phổ Tế Phương).
- Chữa các chứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có lãi đũa: Xuyên tiêu, Can khương, Nhân sâm. Sắc nước bỏ bã, gia đường phèn uống nóng. Tác dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống. (Đại Kiến Trung Thang).
- Trị vào tháng hè cảm hàn thấp, tiêu chảy không ngừng: Nhục đậu khấu 20g, Xuyên tiêu 40g. Tán bột, trộn với bột gạo hồ làm hoàn. Ngày uống 12-16g với nước cơm. (Xuyên Tiêu Hoàn II – Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Lục Phương).
- Chữa rắn cắn: Xuyên tiêu, phối hợp với hạt Hồng bì, rễ Ðu đủ làm thành bột bôi xung quanh vết cắn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Chữa sỏi Gan, sỏi Mật: Nhân trần 20g, Kim tiền thảo 30g, Cỏ xước 30g, Quả dứa dại 20g, Cỏ mực 16g, Chỉ xác 8, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. (Lương Y Uông Nhuyến).
- Xuyên tiêu còn được dùng bảo quản Địa long được lâu không bị mối mọt, mất mùi. Bằng cách lấy một nắm xuyên tiêu bỏ trong túi vải đựng chung với Địa long, khi dùng hết Địa long vẫn sử dụng Xuyên tiêu bình thường.
- Chữa phong thấp, khớp xương sưng đau: Xuyên tiêu, Cốt khí củ, Phòng kỷ, Ngưu tất, Tỳ giải, Cẩu tích, Dây đau xương, mỗi vị 12, sắc uống.
- Chữa mụn ổ gà trong nách: Rễ Xuyên tiêu mài với giấm cho đặc mà bôi, khô lại bôi phết thêm, 2 ngày thì tiêu (Nam dược thần hiệu).
- Chữa cảm lạnh đau bụng, hoặc thổ tả: Xuyên tiêu, Can khương, Phụ tử chế, Bán hạ chế đều 6g, sắc uống.
- Chữa đau răng, sâu răng: Dùng quả Xuyên tiêu tán bột xỉa, hoặc dùng quả ngâm rượu ngậm, súc miệng.
- Chữa rắn cắn: Dùng quả Xuyên tiêu, phối hợp với hạt Hồng bì, rễ Ðu đủ làm thành bột bôi xung quanh vết cắn.
- Chữa chứng tích tụ do khí huyết ngưng kết thành bọc cục trong bụng (Nam dược hữu hiệu): Rễ xuyên tiêu, bạch lực, độc lực, hạt lau, nghệ đen (mỗi thứ 12 g) thái nhỏ, phơi ;ho, sắc với 400 mI nước còn 100 mI, uống làm hai lần trong ngày.– Rễxuyên tiêu (8g), rễ cúc áo hoa vàng và rễ kim sương (8g), rể chanh (8g), quả màng tang (8g), sắc uống làm hai lần trong ngày. Chữa cảm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy.
- Chữa đau bụng kinh niên: Rễ xuyên tiêu (8g), rễ ớt hạt tiêu (8g). ị chanh (10g) sao vàng, sắc uống. Kiêng ăn cá mè, cá trôi.
- Chữa sốt nóng cao ở trẻ em, chữa đau thái dương: Quả xuyên tiêu (2g), lá diếp cá (8g) giã nát, thêm nước, gạn uống.
- Chữa đau bụng: Quả xuyên tiêu và vỏ cây muỗm lượng bằng nhau, sắc đặc hoặc ngâm rồi thêm nước uống.
- Chữa rắn độc cắn: Quả xuyên tiêu (12g),/ễ đu đủ đực (10g), hông bì (2 – 3 hạt), dể tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp quanh vết thương. Các lương y I huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) lại dùng quả xuyên tiêu phối hợp với rễ màng tang dưới dạng tươi như trên hoặc IpỊ khô tận bột, rắc vào vết cắn. Phương thuốc này dã chữa cho bộ đội và nhân dân dã ngoại ở vùng Việt Bắc hồi húng chiến chống Pháp.
- Một số ông lang, bà mệ ở vùng núi cao còn lấy quả xuyên tiêu (một dúm nhỏ) nghiền nát với nước, thêm ít muối, cho uống làm thuốc sẩy thai (đối với thai nhó khoảng 1 -2 tháng).
Theo tài liệu nước ngoài:
- Ở Hải Nam (Trung Quốc), quả xuyên tiêu được dùng tẩy giun, chữa tiêu chảy. Dịch ép từ rễ chữa ho, đụng giập, tràng nhạc, rắn cắn.
- Ở Đài Loan, nước sắc cành lá xuyên tiêu là thuốc mát, giảm ho, dùng xúc miệng hoặc ngậm chửa viêm họng.
- Ở Malayxia, vỏ thân phơi khô. tàn hội châm vào chỗ đau chữa đau răng.
Lưu ý:
Âm hư hoả vượng thì không nên dùng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 520k/kg – 350k/kg – 165k/kg.