Cỏ Nhọ Nồi
(Eclipta prostrata)
Tên khoa học: Eclipta prostrata L. = Eclipta alba Hassk., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây thuốc:
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thu hái và sơ chế Dược liệu sạch:
Thu hái vào mùa hạ, khi lá cây đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. Dùng tươi thì thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học:
Tác dụng dược lý:
– Cầm máu
– Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian nhanh rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
– Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
– Không gây tăng huyết áp.
– Không làm giãn mạch
Công dụng:
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 – 20g. Dạng thuốc sắc, cao, hoàn.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy phân sống không nên dùng.
– Bài số 1: Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam) giải độc, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh 8g, Ké đầu ngựa 8g, Lá mơ tam thể 8g, Gừng sống 2g, Rau má 8g, Củ sả 2g, Cỏ nhọ nồi 8g, Vỏ quýt 4g, Cỏ màn trầu 8g, Cam thảo nam 8g.
– Bài số 2: Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g. Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
– Bài số 3: Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi15g, Lá trắc bá 15g, Sắc uống.
Tham khảo: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.