Con rết là gì với tác dụng của con rết chữa bệnh gì: trĩ ngoại, uốn ván, ung thư,… Cách dùng con rết chữa bệnh hiệu quả như thế nào? Rết ngâm rượu có khó không? Hình ảnh rết ra sao? Giá rết trên thị trường bao nhiêu tiền?
Rết là gì?
Rết là gì? Con rết thường được gọi với nhiều tên khác như: rít, ngô công, thiên long, bạch cước, bạch túc trùng. Con rít có tên khoa học là Scolopendra Morsitans L. Theo nghiên cứu, rết là động vật ăn thịt, chân khớp, Lớp Chân môi (Chilopoda), phân ngành Nhiều chân (Myriapoda).
Chúng là loài động vật có thân đốt thon dài, mỗi đốt sẽ có 1 đôi chân. Số lượng chân của từng loài rết rất đa dạng, có thể từ 20-300 chân. Hiện nay trên thế giới có 8.000 loài rết được biết đến, trong đó có 3.000 loài đã được mô tả. Cụ thể, một số loại rết tiêu biểu nhất như sau:
- Rít đuôi lông vũ (Alipes Grandidieri).
- Rết khuyên xanh (Ethmostigmus Trigonopodus).
- Rết đá (Lithobius Forficatus).
- Rết đất (Pachymerium Ferrugineum).
- Rít Galápagos (Scolopendra Galapagoensis).
- Rết khổng lồ chân vàng Peru (Scolopendra Gigantea).
- Rết đầu đỏ khổng lồ (Scolopendra Heros).
- Rít đầu đỏ (Scolopendra Morsitans).
- Rết khổng lồ (Sonoran Scolopendra Polymorpha).
- Rết Việt Nam (Scolopendra Subspinipes).
- Rết nhà (Scutigera Coleoptrata).
Rít là động vật săn mồi không sương sống lớn nhất trên cạn. Chúng có thể tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Khu vực địa lý loài rết sống rất rộng, từ vòng Bắc Cực đến rừng mưa nhiệt đới, sa mạc. Ta có thể tìm thấy rít ở đất mùn, dưới phiến đá, lá mục, các khúc gỗ.
Tác dụng của rết
Tác dụng của rết là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Theo y học cổ truyền, con rết có vị cay, tính ấm, quy kinh can, có độc. Ngoài ra, rết có tác dụng chỉ kinh (hết kinh giản), tắt phong, được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Trong đó có những bệnh điển hình như sau:
- Giúp giải độc, trị mụn nhọt, lở loét ngoài da hiệu quả.
- Rết trị bệnh lao, ung nhọt trong gan sưng đau.
- Hỗ trợ chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản.
- Chữa đau nhức và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Chữa động kinh, uốn ván, co giật, đau dây thần kinh mặt.
- Tác dụng trị viêm cột sống, chữa viêm tinh hoàn.
- Công dụng chữa trĩ ngoại và giải độc của rắn rất tốt.
Công dụng của loài rết là có ích với sức khỏe con người. Tác dụng của chúng đã được cả y học hiện đại lẫn Đông y nghiên cứu và chỉ ra. Những lợi ích đó cũng đã được ghi lại trong sách “Bản kinh”. Bởi vậy mà Trung Quốc đã đặt vấn đề lớn về việc nuôi rết để đáp ứng nhu cầu.
Cách dùng rết
Cách dùng rết như thế nào để đạt tác dụng tốt nhất cho sức khỏe? Nếu biết cách sơ chế và sử dụng đúng, rết sẽ là một vị thuốc hữu hiệu cho mọi người. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách rất có thể để lại nhiều hậu họa đến sức khỏe. Vì thế, người sử dụng cần phải hết sức lưu ý. Có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ rết như sau:
Trị rắn cắn, mụn, chốc lở ở trẻ:
- Dùng dầu rết, lấy 2 phần muối và rết sống (8 phần).
- Cho vào dầu vừng, ngâm trong 2 tuần để sử dụng.
- Lấy dầu bôi vào vết rắn cắn rồi băng lại.
- Có thể bôi ở nơi mụn nhọt, chốc lở đầu.
Trị lao khớp bằng rết:
- Dùng: 6g rết, 9g toàn yết, 9g yếm ba ba.
- Đem tất cả tán thành bột mịn.
- Mỗi lần lấy 3g mang đi chưng với trứng gà để uống.
Dùng rết trị ung thư gan sưng đau:
- Sử dụng rết và tán bột mịn.
- Mỗi lần lấy 1,5-3g đi chưng với trứng gà.
- Ngày uống 1-2 lần.
Trị uốn ván bằng rết:
- Rết, phòng phong, chế nam tinh, bong bóng cá (lượng bằng nhau).
- Tán bột mịn rồi trộn đều, mỗi lần uống khoảng 2-4g.
Hoặc:
- Khương hoạt, xuyên khung, đại hoàng, phòng phong (mỗi vị 10g).
- Bán hạ, chế xuyên ô, chế nam tinh, cương tằm, bạch chỉ (10g).
- Xác ve, bạch phụ tử, thiên ma, toàn yết, cam thảo (10g).
- Rết 3 con.
- Cho tất cả vào sắc nước làm 3 lần/thang, mỗi lần 1 bát 600ml.
Phương pháp dùng rết cần đặc biệt cẩn thận bởi chúng dễ gây ra tác dụng phụ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tên gọi | Con rết. |
Tên khác | Rít, ngô công, thiên long, bạch cước, bạch túc trùng. |
Nơi sống | Đất mùn, dưới phiến đá, lá mục, các khúc gỗ,… |
Hình ảnh | Hình ảnh các loài rết. |
Công dụng | Chữa trĩ ngoại, ung thư,… |
Cách dùng | Sắc nước, ngâm rượu rết. |
Giá thành | Giá thành rết tươi, rết khô, rết giống. |
Xem thêm:
Rết ngâm rượu
Rết ngâm rượu có được không? Rượu rết từ xưa đã được dùng làm bài thuốc trị nhức mỏi rất hiệu quả. Chỉ dùng ít rượu rết ngâm 3 tháng, xoa lên vùng đau nhức là sẽ giảm đau ngay tức khắc. Công dụng của rượu rết được đồn thổi như một thần dược. Phương pháp pha rượu, ngâm rượu rết cũng khá đơn giản. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị:
- 100 con rết dài khoảng 15 cm đến 20 cm.
- Tần giao, bạch thược, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích mỗi thứ 40g.
- 5 lít rượu trắng.
- 1 bình dung tích 10 lít, có nắp đậy kín.
Cách pha chế rượu rết:
- Cho các nguyên liệu vào bình rượu ngâm chung rồi đậy nắp thật kín.
- Ngâm 3 tháng là có thể dùng được.
Cách dùng rượu rết hiệu quả:
- Xoa rượu rết lên vùng da bị đau nhức, mụn nhọt.
Công dụng rượu rết:
- Trị đau nhức, sưng tấy hiệu quả.
Rít ngâm rượu tuy có công dụng nhưng có thể nguy hiểm nếu tiếp nạp vào trong cơ thể. Bởi vậy, muốn dùng bài thuốc từ rết, cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, lương y. Tuyệt đối không được tự sử dụng rượu ngâm rết để uống.
Công dụng thần dược của rượu rết
Xem thêm:
Hình ảnh rết
Hình ảnh rết như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Ở những vùng quê nông thôn hay cánh đồng, cánh rừng không quá khó để bắt gặp con rết. Rết Việt Nam thường mang những đặc điểm sau:
- Thân dài và thẳng, dài 10-20cm, thường có 21 đốt, 21 cặp chân.
- Thở thông qua nhiều lỗ nằm dọc theo 2 bên thân.
- Đôi mắt đơn giản và thị lực kém.
- Màu sắc: đỏ, nâu đỏ, vàng nghệ, vàng cam, đen (có thể thay đổi).
- Cặp râu dài nhô ra từ đầu, dùng để định vị, bắt mồi.
- Cặp chân chước biến thành nanh, chứa nọc độc.
- Vòng đời: có thể sống 6 năm.
- Ngủ đông và khi xuân đến sẽ nổi lên mặt đất.
- Thường đẻ trứng vào tháng 4, tháng 5.
- Mỗi con đẻ khoảng 20-30 trứng rồi nở thành con.
Hình ảnh con rít trông bên ngoài khá ghê sợ. Loài rết Việt Nam còn có mặt khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới khác. Tuy nhiên, môi trường sống của chúng phổ biến vẫn là những cánh rừng ở Đông Nam Á. Một số phân loài khác cũng có mặt ở Nhật Bản. Chúng đồng thời là một trong ba loài rết sống ở Hawaii.
Giá rết
Giá rết bán như thế nào là câu hỏi của nhiều độc giả đặt ra. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại rết với giá thành khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người mua có thể lựa chọn sản phẩm theo đúng nhu cầu. Theo đó, có thể tham khảo các mức giá mua sản phẩm từ rết như sau:
- Giá giống rết để nuôi: 6.000 đến 20.000 đồng/con.
- Giá bán rết khô loại to: 4.200.000 đến 5.700.000 đồng/kg.
- Rết khô bán lẻ (tùy loại) có giá 30.000 đến 95.000 đồng/con.
Giá con rít không thuộc loại rẻ. Do loại rết to, nhỏ khác nhau nên giá thành chênh lệch cũng nhiều. Ngoài ra, giá rết rao bán trên mạng lại có giá rẻ hơn nhiều so với các cơ sở kinh doanh. Bởi vậy, người mua nếu có nhu cầu nên tìm đến những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: