Dầu mè là gì và tác dụng của dầu mè cải thiện: huyết áp, làn da… Cách dùng dầu mè tốt nhất như thế nào? Nhận biết dầu mè qua hình ảnh. Cách làm dầu mè. Giá bán dầu mè trên thị trường.
Dầu mè là gì?
Dầu mè là gì? Dầu mè hay còn gọi là dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt vừng. Gọi là dầu vừng theo phương ngữ miền Bắc, còn miền Nam gọi là dầu mè.
Hạt vừng là một sản phẩm nông nghiệp; được trồng rất nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới thuộc vùng Á Châu. Hạt này rất nhỏ nhưng có chứa rất nhiều dầu.
Có 2 loại mè:
- Hạt mè đen.
- Hạt mè trắng.
Kinh nghiệm và các bài thuốc dân gian đa số đều sử dụng mè đen. Dầu mè đen chứ nhiều khoáng chất và Protein có phẩm chất cao. Sản phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, dầu mè còn chứa nhiều:
- Calo.
- Chất béo no không bão hòa.
- Axit béo Omega 3, 6.
- Canxi.
- Vitamin E, B.
Trong một muỗng canh dầu mè cung cấp:
- 14g chất béo.
- 5,576 mg Omega 6.
- 40,5mg Omega 3.
- 119 Calo.
Dầu vừng (dầu mè) được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Loại dầu này được dùng làm thực phẩm phổ biến, đem lại những lợi ích sức khỏe. Nhiều nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.
Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-loai-dau-thuc-vat-tot-nhat-cho-suc-khoe-20151006105111549.htm
Tác dụng của dầu mè
Tác dụng của dầu mè đối với sức khỏe con người là gì? Đây là loại dầu thực vật chứa rất nhiều dinh dưỡng, được hấp thụ trực tiếp vào tế bào và cơ thể. Loại chất béo này cũng cung cấp khí Oxi cho cơ thể đốt các thực ăn thành năng lượng. Góp phần hữu ích trong sự thanh lọc để loại trừ các chất cặn bã.
Cụ thể, tác dụng của dầu mè như sau:
- Chất béo no không bão hòa Polyunsaturated giúp giảm huyết áp.
- Dầu mè giàu chất chống Oxy hóa:
- Làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể.
- Không gây tổn thương đến các tế bào.
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa.
- Vitamin E, B trong dầu mè giảm tổn hại da.
- Dầu mè có tác dụng hạ thấp Cholesterol.
- Dầu mè có thể giúp giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu.
- Hương dầu mè làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như hắt hơi, ho,…
- Giảm lượng đường trong máu cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Có thể giảm bớt hoặc ngăn gàu bám trên tóc và da dầu.
- Sesamin và Sesaminol trong dầu mè giúp:
- Hạn chế căng thẳng.
- Làm giảm huyết áp ở cả hai tâm trương và tâm thu.
- Khi kết hợp dầu mè và dầu cám gạo có tác dụng trị cao huyết áp.
- Dùng dầu mè massage giúp:
- Giảm nhiệt.
- Tránh bệnh tật trong giai đoạn giao mùa.
Công dụng của dầu vừng được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Nổi bật là công trình của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ; Đại học quốc tế Maharishi ở Iowa,… Ngoài ra, dầu mè còn giúp nhuận tràng; sử dụng lâu dài đem lại lợi ích tốt.
Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/8-loi-ich-suc-khoe-cua-dau-me-929937.html
Xem thêm:
Cách dùng dầu mè
Cách dùng dầu mè như thế nào hiệu quả nhất? Để là dầu mè có 2 cách, việc sử dụng dầu mè phụ thuộc vào cách chế biến ấy. Cụ thể như sau:
- Dầu mè sống:
- Là dầu được ép lạnh thủ công lần 1.
- Thường có màu vàng tươi, sẫm hơn dầu lạc.
- Có độ trong của mè.
- Có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Thường dùng để chữa bệnh.
- Dầu mè chín:
- Là dầu được làm từ mè đã được rang chín.
- Đem ép thủ công.
- Dầu mè chín có màu hơi đỏ.
- Dùng để nấu ăn sẽ chuyển màu vàng đẹp mắt.
- Có mùi thơm hơn dầu mè sống.
Dầu mè được dùng phổ biến để trộn salad, làm nước sốt, nước chấm, chiên xào,… Không nên đun dầu vừng trên lửa quá nóng, hạn chế chiên,…Ngoài ra, người ta còn dùng dầu vừng như một loại dược chất làm đẹp từ thiên nhiên. Loại dầu này giúp đẹp da, chống rạn nứt hiệu quả. Hoặc lấy dầu mè xoa lên ngực giúp giảm lạnh rất tốt. Ít người biết rằng, dầu mè còn được dùng sản xuất:
- Xà phòng.
- Sơn.
- Thuốc trừ sâu.
- Dầu nhờn.
- Thuốc tiêm.
Một số cách sử dụng dầu mè:
- Súc miệng:
- Cho 1/2 muỗng dầu mè vào miệng.
- Dùng lưỡi đẩy qua lại.
- Khoảng 20 phút thì nhổ ra.
- Nấu ăn: dùng như các loại dầu ăn thông thường khác.
- Mặt nạ dưỡng da:
- Trộn 1/2 muỗng dầu mè với 1/6 muỗng dấm táo.
- Thoa đều lên da.
- Để khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước.
- Dưỡng lông mi:
- Dùng tăm bông chấm 1 ít dầu mè.
- Sau đó chuốt lên lông mi, để qua đêm.
- Sáng hôm sau rửa lại với nước ấm.
Cách sử dụng dầu vừng không quá khó. Người dùng nên chọn mua dầu này ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng.
Hình ảnh dầu mè
Hình ảnh dầu mè trên thực tế.
Dầu vừng nguyên chất, đảm bảo chất lượng là loại dầu:
- Chế biến theo phương pháp thủ công, khép kín.
- Không có chất bảo quản, không pha trộn tạp chất, hương vị.
- Đảm bảo 100% nguyên chất, an toàn, vệ sinh.
Dầu mè nguyên chất thì thơm ngon, giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Nhưng dầu mè tinh chế thì đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.
Hình ảnh dầu vừng đã được miêu tả ở trên. Mặc dù tác dụng của dầu mè là vô số; nhưng về cơ bản nó cũng là một loại dầu, rất nhiều chất béo. Nên nếu sử dụng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách cũng không tốt cho sức khỏe.
Tên gọi | Dầu mè. |
Tên khác | Dầu vừng. |
Phân loại | Dầu mè trắng, dầu mè đen. |
Tác dụng | Cải thiện huyết áp, làn da,… |
Cách dùng | Chế biến món ăn, làm mặt nạ dưỡng da,… |
Yêu cầu | Nguyên chất, không chứa chất bảo quản,… |
Giá thành | 35.000-50.000 đồng/chai 250ml. |
Địa điểm | Toàn quốc. |
Giá dầu mè
Giá dầu mè trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Giá này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Hãng sản xuất.
- Nhà phân phối.
- Cách sử dụng.
- Kích cỡ, nguyên liệu.
- Chất lượng.
Giá thành dầu vừng dao động từ khoảng 35.000-50.000 đồng/chai 250ml.
Dưới đây là cách làm dầu mè tại nhà:
- Hạt vừng phơi khô.
- Sàng lọc chọn lấy hạt tốt.
- Bỏ vào máy xay đến khi thành bột mịn.
- Cho vào nồi, hấp cách thủy.
- Cho bột vào một miếng vải, dùng tay ép lọc lấy dầu.
- Đổ dầu vào 1 lọ thủy tinh, đậy kín.
Giá cả dầu vừng như trên là không đắt so với lợi ích nó mang lại. Nếu không an tâm với dầu mua ở bên ngoài; thì người dùng có thể tự làm dầu mè tại nhà theo cách trên.
Xem thêm: