Lạc là gì? Tác dụng của củ lạc chữa bệnh gì: Tiểu đường, tim mạch, ung thư,… Cách dùng cây lạc tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của củ lạc. Cách sử dụng hạt lạc chế biến nấu uống, bảo quản. Giá hạt lạc bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây lạc.
Lạc là gì?
Lạc (đậu phộng) có tên khoa học là Arachis hypogaea. Đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, đặc biệt phổ biến ở các nước Peru, Brazil và Bolivia.
Đặc điểm của cây lạc
Lạc là cây thân thảo, cao khoảng 3 – 50cm. Lá cây kép mọc đối xứng, gồm 4 lá chét dài từ 1 – 7cm. Hoa đậu phộng có màu vàng, cuống dài khoảng 2 – 4cm.
Củ đậu phộng có hình trụ thuôn, chiều dài khoảng 3 – 7cm, gồm 1 – 4 hạt và thường phát triển bên dưới đất. Cây có rễ cọc và nhiều rễ phụ, cộng sinh với vi khuẩn để tạo thành các nốt sần. Bộ phận thường dùng trong chế biến và làm thuốc là thân, củ, nhân và lá.
Đậu phộng thường được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Myanmar, Mỹ, Argentina, Indonesia,…
Thành phần dược chất của củ lạc
Củ lạc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Thành phần chủ yếu trong đậu phộng là dầu, nước, chất béo, chất đạm, tinh bột và các chất vô cơ.
- Ngoài ra, nhân đậu phộng còn chứa các glycerid của acid béo no và không no, acid oleic, acid linoleic, acid hexanoic, acid arachidic, acid lignoceric,…
- Đậu phộng còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất magie, vitamin E, phốt pho, chất xơ, niacin, folate,…
- Hợp chất resveratrol trong đậu phộng có đặc tính oxy hóa mạnh, giúp hệ tuần hoàn khỏe, lưu thông khí huyết.
Tác dụng của lạc
Lạc có nhiều tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là công dụng cụ thể của loại cây này.
- Hạt đậu phộng ngọt, béo và bùi, có tác dụng giảm huyết áp, tăng lực, bồi bổ, lợi tiểu, giảm mỡ máu, chống lão hóa.
- Vỏ lụa (lớp vỏ màng bao bên ngoài nhân) có công dụng chữa xuất huyết, cầm máu hiệu quả.
- Cành và lá cây đậu phộng có khả năng an thần và chống mất ngủ.
- Vỏ đậu phộng (lớp vỏ cứng bao ngoài nhân) cũng có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu.
Theo y học hiện đại, đậu phộng chứa nhiều dầu và protein, mang đến công dụng tuyệt vời đối với tim mạch, não và các cơ quan khác.
Tác dụng của lạc trong chống bệnh ung thư
Chất beta – sitosterol (SIT) – một dạng của phytosterol có tác dụng chống ung thư bằng cách ngăn ngừa sự phát triển của các khối u.
Tác dụng của lạc trong chống loãng xương
Hạt lạc chứa lượng canxi và vitamin D dồi dào giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và răng. Nhờ đó, tình trạng loãng xương được hạn chế đáng kể.
Tác dụng của lạc trong chống bệnh trầm cảm
Axit amino tryptophan ở đậu phộng vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất ra serotonin. Serotonin là chất trung gian của hệ thần kinh trung ương, tác động đến các cơ quan khác như tim mạch, máu, tiêu hóa,… Do đó, chất này có lợi cho não, giúp giảm chứng trầm cảm đồng thời cải thiện tâm trạng.
Tác dụng của lạc làm giảm nguy cơ sinh con dị tật
Axit folic là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu, phụ nữ mang bầu thời kỳ đầu có thể giảm nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh lên tới 70% nếu sử dụng 400 micrograms axit folic mỗi ngày.
Tác dụng của lạc trong việc giảm cân
Nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng rằng, đậu phộng chứa nhiều chất béo nên khi ăn sẽ bị tăng cân. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, ăn đậu phộng thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ béo phì tốt.
Tác dụng của lạc đối với tim mạch và não bộ
Lạc chứa vitamin B3 và niacin mang đến nhiều lợi ích cho não bộ, đặc biệt là giúp tăng cường trí nhớ.
Một số nghiên cứu cho rằng, đậu phộng còn có tác dụng trong phòng ngừa bệnh tim mạch tốt. Axit oleic trong đậu phộng là chất chống oxy hóa mạnh. Nếu ăn khoảng 4 lần đậu phộng/tuần có thể giúp hạn chế được bệnh tim mạch và mạch vành.
Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng có thể giúp hạ thấp tỷ lệ mắc căn bệnh này lên tới 35%.
Tác dụng của lạc đối với hệ tuần hoàn
Đậu phộng có thể cung cấp khoảng 35% hàm lượng mangan cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Đây là khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất béo và carbohydrate dễ dàng, đồng thời duy trì đường huyết và hấp thụ canxi ổn định.
Tác dụng của lạc đối với việc ngăn ngừa sỏi mật, hạ cholesterol
Niacin trong đậu phộng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn cân bằng lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Ngoài ra, chất polyphenol trong đậu phộng còn giúp chống lão hóa tốt.
Theo các nghiên cứu, những người ăn khoảng 28g đậu phộng trở lên trong một tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật lên đến 25%.
Các công dụng khác của lạc
- Dầu đậu phộng có thể được dùng làm xà phòng.
- Ở Mỹ, dầu đậu phộng còn được dùng để massage làm đẹp da cho phụ nữ.
- Ở Pháp, một số nghiên cứu chỉ ra rằng dầu đậu phộng có thể dùng làm nguyên liệu cho động cơ diesel.
- Sau khi ép dầu, đậu phộng chỉ còn lại bã, trong đó vẫn còn một lượng chất béo và chất đạm cao. Người ta dùng bánh dầu này để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Thân, lá cây đậu phộng cung cấp một lượng đạm lớn nên có thể dùng làm thức ăn tươi cho động vật nhai lại.
Xem thêm:
Cách dùng của lạc
Đậu phộng không chỉ là một nguyên liệu trong món ăn mà nó còn là loại thuốc quý.
Cách dùng lạc chữa ho nhiều đờm
- Sử dụng 30 hạt đậu phộng, nấu chín nhừ rồi trộn lẫn với 30g mật ong.
- Mỗi ngày ăn 2 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Cách dùng lạc chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu
- Cách 1: Dùng 100g vỏ đậu phộng sắc nước uống thay trà hằng ngày.
- Cách 2: Vỏ đậu phộng đem tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó, cất vào lọ rồi đậy nắp kín để dùng dần. Ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 9g với nước ấm.
Cách dùng lạc chữa bệnh thiếu máu
Dùng 100g nhân đậu phộng, 50g táo tàu và đường đỏ nấu nhừ rồi sử dụng ngày một lần.
Cách dùng lạc chữa bệnh mất ngủ
- Lấy khoảng 100g lá đậu phộng tươi hoặc 40g khô cho vào nồi.
- Đổ nước ngập thuốc rồi bắc lên bếp đun sôi, tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa là được. Sử dụng nước thuốc chắt ra chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.
Cách dùng lạc chữa bệnh viêm thận mạn tính
Cách 1: Dùng nhân đậu phộng và đậu tằm rang với đường đỏ để sử dụng.
Cách 2: Nhân đậu phộng dùng sắc với hồng táo để làm thuốc uống.
Lưu ý:
- Sử dụng đậu phộng quá liều có thể gây ra tiêu chảy, mắt, miệng bị khô.
- Đậu phộng bị mốc tuyệt đối không nên sử dụng vì dễ gây ung thư gan.
Xem thêm: Lợi ích bất ngờ của đậu phộng
Hình ảnh cây lạc
Sản phẩm từ lạc
- Đậu phộng luộc hoặc rang muối: Món ăn chơi được nhiều người ưa chuộng.
- Xôi đậu phộng: Đậu phộng được dùng để nấu xôi giống như các loại đỗ khác.
- Dầu đậu phộng: Dầu thực vật được chiết xuất từ hạt đậu phộng, có mùi thơm giống như dầu mè.
- Sữa đậu phộng: Loại sữa được làm bằng cách ngâm đậu phộng trong nước rồi xay, sau đó lọc, đun chín và uống.
Xem thêm: Video về tác dụng của đậu phộng
Những người không nên dùng lạc
Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Dưới đây là một số trường hợp nên hạn chế ăn đậu phộng để tránh hậu quả nghiêm trọng.
- Người bị bệnh mỡ máu
Đậu phộng chứa một lượng lớn chất béo, do đó những người mỡ máu cao nên hạn chế sử dụng vì có thể làm cho lượng mỡ trong máu tăng lên.
- Người bị bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cũng cần tránh dùng nhiều đậu phộng vì phải hạn chế lượng dầu sử dụng mỗi ngày.
- Người mắc bệnh gout
Đậu phộng chứa nhiều protein và chất béo nên không thích hợp cho người bị bệnh gout. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Người cắt túi mật
Trong đậu phộng chứa nhiều dầu vì vậy cần lượng dịch mật lớn để tiêu hóa chúng. Với những người đã cắt túi mật, lượng dịch không đủ cung cấp, khi ăn đậu phộng nhiều sẽ khó tiêu hóa.
- Người bị bệnh dạ dày
Vì đậu phộng có hàm lượng chất béo, protein cao nên gây khó tiêu và hấp thụ đối với những trường hợp bị đau bụng mãn tính, dạ dày, tiêu chảy,…
Giá lạc bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện nay, trên thị trường, giá lạc thường không ổn định. Tùy thuộc vào chủng loại, chất lượng mà đậu phộng có giá khác nhau.
Với loại quả khô, giá bán khoảng 18.000 – 20.000 đồng/1kg. Còn với loại nhân đậu phộng khô, giá bán dao động khoảng 50.000 – 55.000 đồng/1kg. Giá giữa loại đậu phộng trắng và đỏ có sự chênh lệch không quá lớn. Loại đậu phộng đỏ thường đắt hơn một chút so với loại nhân trắng.
Xem thêm: