Hình ảnh cây mật nhân (cây bách bệnh) tươi, khô như thế nào? Cây mật nhân mọc ở đâu? Đặc điểm mật nhân chữa bệnh, tăng cường sinh lý nam. Cây mật nhân có mấy loại? Cách nhận biết, phân biệt mật nhân thật, giả. Tác dụng phụ, tác hại của mật nhân giả. Lá mật nhân có trị bệnh không? Hướng dẫn chọn mua mật nhân tốt nhất.
Hình ảnh cây mật nhân chữa bệnh
Hình ảnh cây mật nhân được nhiều người tìm kiếm bởi tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Trong đó, khả năng tăng cường sinh lý nam giới là công dụng nổi bật của loài thảo dược này. Vậy cây mật nhân có trông như thế nào?
Mô tả đặc điểm chung cây mật nhân
Ở Việt Nam, cây mật nhân còn được gọi là cây bách bệnh hoặc cây bá bệnh. Người ta thường nhận diện cây mật nhân thông qua các đặc điểm sau:
- Mật nhân có chiều cao trung bình từ 2 đến 8m, thậm chí có cây cao tận 15m.
- Thân cây nhỏ, mọc thẳng và có nhiều lông trắng.
- Ngọn cây bách bệnh mọc nhiều cuống. Mỗi cuống có vài chục lá.
- Lá cây thuộc dạng kép, không có cuống, gồm từ 13 đến 42 lá nhỏ đối nhau. Mặt trên của lá có màu xanh nhạt, mặt dưới lại có màu trắng.
- Đây là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ một trong 2 loại hoa: Hoa đực hoặc hoa cái. Hoa bách bệnh có màu nâu đỏ, chùm kép hay chùm tán. Chùm hoa thường mọc ở ngọn. Tháng 3 – 4 là thời điểm ra hoa chính của cây. Mỗi hoa có 5 đến 6 cánh nhỏ.
- Cây mật nhân kết quả vào độ tháng 5 – 6, sau khi hoa tàn. Quả giống hình trứng, hơi rẹt. Ở giữa có rãnh dài từ 1 đến 2cm, ngang dài 0.5 đến 1cm. Trong quả mật nhân có chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Ban đầu quả có màu xanh non. Khi chín, quả chuyển sang màu đỏ thẫm.
Hầu hết các bộ phận của cây mật nhân đều có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là thân, vỏ và rễ cây. Lá cây mật nhân ít có lợi ích nhất.
Cây mật nhân có mấy loại?
Cây mật nhân là một loài thảo dược quý. Loài cây này có tên khoa học là Eurycoma longifolia. Ở mỗi quốc gia, loài cây này lại được gọi với nhiều tên khác nhau:
- Tại Malaysia: Tongkat ali, penawar pahit, pasak bumi, penawar bias, bedara merah, bedara putih, lempedu pahit, tongkat baginda, payong ali, muntah bumi, petala bumi, Malaysian ginseng, tongkat ali.
- Tại Indonesia: Tongkat ali, bidara laut (tiếng Indonesia), pasak bumi, babi kurus (tiếng Java).
- Tại Thái Lan: Tung saw; lan-don, phiak, hae phan chan, plaa lai phuenk.
- Tại Việt Nam: mật nhân, bá bệnh, bách bệnh, bá bịnh, mật nhơn.
- Tại Lào: tho nan.
- Tại Mỹ và châu Âu: Long jack.
Thông thường, các loài thảo dược thường phân thành các loại khác nhau dựa vào màu sắc, hình dáng… Tuy nhiên, mật nhân chỉ có duy nhất 1 loại, không có loại nào khác. Bởi vậy, người mua cần nhận biết được chính xác hình ảnh cây mật nhân để tránh mua phải hàng giả.
Trên thị trường hiện nay, mật nhân được bán dưới 2 dạng chủ yếu là loại tươi và khô. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng có thể chọn loại phù hợp.
Cây mật nhân mọc ở đâu?
Cây bá bệnh thường mọc dưới những tán cây lớn. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây mật nhân tại hầu hết các tỉnh ở nước ta. Tuy nhiên, khu vực phân bố nhiều nhất là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Mật nhân ban đầu được tìm thấy ở khu vực núi Hồng Lĩnh tại Hà Tĩnh. Trong những năm trở lại đây, người ta phát hiện ra cây bá bệnh còn mọc ở các tỉnh Kon Tum – Tây Nguyên.
Mật nhân mọc dại trên các vùng núi cao. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng loài thảo dược này trong vườn nhà mình bằng hạt giống hoặc cây con. Do chỉ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu núi cao nên bạn cần đảm bảo việc pha trộn tỷ lệ đất trồng, chú ý làm giàn che thoáng mát…
Hiện nay, số lượng mật nhân trong tự nhiên ngày càng suy giảm do tình trạng khai thác quá tải của con người. Khi công dụng chữa bệnh của bá bệnh được nhiều người biết đến, nhu cầu sử dụng loài thảo dược này càng cao. Nhiều người đổ xô vào rừng tìm mật nhân bán lấy tiền. Nhận thấy được tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang cho xây dựng các khu vườn ươm mật nhân giống để phục vụ nhu cầu.
Hướng dẫn phân biệt cây mật nhân thật, giả
Cây mật nhân tuy mọc dại trong rừng nhưng lại là một loài thảo dược qu. Để mua được mật nhân thật, chất lượng không dễ dàng bởi tình trạng thật giả lẫn lộn hiện nay. Bởi vậy, người dùng cần nhận biết chính xác hình ảnh cây mật nhân.
Thị trường buôn bán cây mật nhân
Tác dụng cây mật nhân dẫn đến tình trạng buôn bán tràn lan
Từ lâu, trong dân gian đã sử dụng cây bách bệnh là thuốc chữa bệnh. Song đến tận năm 2006, công dụng của loài thảo dược này mới được các nhà nghiên cứu trường ĐH Dược Hà Nội công nhận.
Một trong số những công dụng nổi bật nhất của mật nhân là tăng cường sinh lực cho phái mạnh.Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, uống mật nhân giúp cải thiện sức khỏe tình dục cho nam giới. Các dược chất trong mật nhân kích thích cơ thể tăng tiết hoocmon sinh dục nam tự nhiên. Theo đó, dùng mật nhân giúp giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp. Đồng thời, chúng ngăn chặn các dấu hiệu yếu sinh lý/bất lực trước khi bước vào độ tuổi trung nhiên như:
- Giảm ham muốn;
- Chất lượng sinh hoạt tình dục thấp;
- Xuất tinh sớm…
Bên cạnh tác dụng đặc biệt trên, mật nhân còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đáng chú ý khác như:
- Chữa ăn uống không tiêu, đầy hơi, đầy bụng, nghẹn;
- Chữa ngộ độc và say rượu;
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường;
- Giảm đau lưng;
- Gân xương yếu mỏi, chân tay và lưng đau nhức;
- Khó thở, tức ngực;
- Viêm gan do siêu vi rút ;
- Trị tắm ghẻ, lở ngứa;
- Trị khí huyết kém.
Tham khảo thêm: Sự thật tác dụng trị bệnh của cây mật nhân – Báo sức khỏe và Đời sống
Hỗn loạn thị trường mua bán cây bách bệnh
Bởi những công dụng tuyệt vời trên nên cây bách bệnh được nhiều người tìm kiếm. Đáp ứng nhu cầu sử dụng cao, nhiều cơ sở bày bán mật nhân tràn lan trên thị trường. Dạo quanh khu chợ buôn bán dược liệu, bạn có thể bắt gặp không ít cửa hàng bán sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Theo quan sát, một số nơi đã trà trộn các loại rễ cây khác bán dưới danh nghĩa mật nhân.
Không chỉ trên thị trường, mật nhân còn bày bán “nhan nhản” trên các trang mạng. Chỉ cần gõ tìm kiếm từ khóa “nơi mua bán mật nhân”, có hàng nghìn kết quả được trả về. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang không biết ở đâu bán hàng thật, giả. Tốt nhất, người mua nên chọn những website uy tín, có giấy chứng nhận nguồn gốc dược liệu rõ ràng.
Nếu không nhận biết được hình ảnh cây mật nhân thật, người dùng rất dễ mua phải hàng giả. Điều này không những không giúp bệnh tình thuyên giảm mà còn làm bệnh nặng thêm. Nhiều người sử dụng mật nhân nhưng không thấy hiệu quả như những gì được quảng cáo. Một số trường hợp xuất hiện một số triệu chứng ngộ độc như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Thực chất, cây mật nhân rất lành tính, không có tác dụng phụ. Việc xuất hiện các biểu hiện trên có thể bắt nguồn từ nguyên nhân dùng phải hàng giả.
Xem thêm:
Tác dụng phụ của cây mật nhân. Cách dùng tránh tác hại của mật nhân
Cách nhận biết cây mật nhân thật, giả
Phân biệt hình ảnh cây mật nhân thật dựa trên quan sát
Khi chọn mua cây bách bệnh, người dùng có thể nhận biết hình ảnh cây mật nhân thông qua hình dáng và màu sắc của thảo dược.
- Khi thái, rễ cây mật nhân có màu vàng tươi. Đặc biệt, rễ không có lõi. Nếu có lõi, đích thị không phải mật nhân thật. Các miếng khi được thái lát vẫn còn bám phần vỏ rễ màu vàng nhật bên ngoài. Tuy nhiên, nếu là thân cây, người ta sẽ tuốt vỏ đi bởi vỏ câ có màu xanh đen.
- Cây có thớ đều nhau và không có các đoạn đứt do mắt hoặc nhánh gây nên.
Nhận biết mật nhân thật giả thông qua mùi vị
- Khi phơi khô, rễ cây mật nhân có mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Không một loài cây nào có mùi thơm giống như vậy. Mùi thơm này do tinh dầu và các hoạt chất từ thảo dược phát ra. Ngược lại, cây mật nhân được giảm giả không có mùi đặc trưng này.
- Tiến hành nhấm thử phần rễ cây, nếu có vị đắng gắt, tê đầu lưỡi thì là mật nhân thật. Còn cây mật nhân giả, hoặc thân cây mật nhân có vị đắng nhẹ hoặc không đắng.
- Nước sắc rễ mật nhân khi uống có vị đắng gắt, rất khó uống. Tuy nhiên, nếu kiên trì, uống đền lần thứ 3 là quen.
Xem thêm:
Chọn mua mật nhân trị bệnh
Dịch vụ bán hàng online hiện nay đang rất phát triển ở nước ta. Điều này vừa giúp cho người bán có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn. Đồng thời, người mua có thể mua hàng dê dàng hơn. Chỉ bằng 1 cú “click”, bạn đã có thể sở hữu sản phẩm một cách nhanh chóng. Bên cạnh những tiện ích đó, người dùng cũng phải đối mặt với nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Do vậy, nếu đặt mua mật nhân trên mạng, bạn nên yêu cầu người bán cho kiểm tra hình ảnh cây mật nhân trước khi nhận hàng. Đặc biệt, cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Nguồn gốc thảo dược, giấy chứng nhận thảo dược sạch được công khai trên website. Việc chọn địa chỉ bán cây thuốc uy tín giúp người dùng hạn chế thấp nhất việc mua thảo dược ở những nơi không rõ nguồn gốc, những người bán rong ở vỉa hè, ven đường…
Giá rễ cây mật nhân hiện nay trên thị trường giao động từ 120.000đ/1kg đến 150.000đ/1kg. Tuy nhiên, nhiều nơi rao bán với mức giá rất rẻ, chỉ khoảng vài chục ngàn đồng 1 kg. Trên thực tế, phần rễ cây mật nhân to bằng cổ tay phải mất từ 5 -7 năm phát triển. Để đào được bộ rễ như vậy là không hề đơn giản. Do vậy, rễ cây mật nhân không bao giờ rẻ hơn 100.000đ. Nếu rẻ hơn, bạn hãy nghĩ ngay đến trường hợp có thể là thân cây hoặc mật nhân giả.
Xem thêm: