Tác dụng phụ của cây mật nhân là gì? Tác hại của mật nhân nếu dùng không đúng cách? Sự thật rượu mật nhân gây chết người? Uống nhiều mật nhân có tốt không? Công dụng của cây mật nhân chữa bệnh gì? Cách sử dụng phòng tránh tác dụng phụ cây mật nhân, giúp phát huy công dụng mật nhân tốt nhất, an toàn.
Tác dụng phụ của cây mật nhân hầu như rất ít. Bởi thảo dược này khá an toàn và dễ sử dụng. Thế nhưng đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, suy gan thậm chí là tử vong do sử dụng mật nhân. Điều này có đúng hay không?
Mật nhân còn được dân gian gọi là “cây bá bệnh”, “cây bách bệnh”. Bởi trong dân gian truyền tai mật nhân giống như thần dược, bệnh gì cũng chữa khỏi. Vậy quan điểm của Đông y như thế nào?
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, mật nhân có thể cao khoảng 15m, thường mọc bên dưới tán lá của các cây cổ thụ. Cây bách bệnh sinh trưởng tốt tại các khu vực rừng một số tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hoà, Quảng Trị, Ninh Thuận, Đà Nẵng…
Trong Đông y, cây mật nhân có tính mát, vị hơi đắng, ích cho thận và gan. Theo khoa học, mật nhân có tên là Eurycoma longifolia. Thảo dược này có một số tác dụng tốt như:
- Bảo vệ và tái tạo tế bào gan;
- Kích thích cơ thể điều tiết testosteron;
- Kích thích quá trình sản sinh tinh dịch ở nam;
- Tăng ham muốn sinh lý;
Nhờ đó, cây mật nhân được đánh giá cao trong điều trị các bệnh suy giảm chức năng sinh lý như rối loạn xuất tinh, liệt dương, loãng tinh, giảm ham muốn sinh lý… hiệu quả tận gốc. Ngoài ra, mật nhân cũng rất tốt để giải rượu, ăn uống khó tiêu, chữa lỵ, đi ngoài. Lá mật nhân rất tốt để chữa bệnh ghẻ lở.
Tác dụng phụ của cây mật nhân?
Tác dụng phụ của cây mật nhân có thể gây nguy hại đến tính mạng. Đặc biệt, loài cây này cũng không thể chữa bách bệnh như dân gian quan niệm. Chưa có tài liệu nào chứng minh về tác dụng chữa cao huyết áp, tiểu đường, xương khớp của mật nhân. Mặt khác, việc sử dụng thảo dược này một cách tuỳ tiện lại gây ra hệ luỵ đáng sợ cho sức khoẻ. Đã có một số báo đưa tin về các trường hợp tổn thương gan, ngộ độc, thậm chí là tử vong do sử dụng mật nhân sai cách.
Tác dụng phụ của cây mật nhân có thể xảy ra trong một số trường hợp:
- Sử dụng cây mật nhân quá nhiều;
- Dùng mật nhân tuỳ tiện kết hợp với nhiều loại thuốc Đông y khác;
- Uống mật nhân không theo chỉ định của thầy thuốc;
Những tác dụng phụ của mật nhân thường thấy là đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp, ngộ độc… Mỗi trường hợp sử dụng mật nhân sai cách sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu uống mật nhân gây ra những hiện tượng này, bạn nên đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Tác dụng phụ của cây mật nhân với người bệnh
Do cây mật nhân kích thích sự sản sinh nội tiết tố nam giới, người mắc các bệnh dưới đây không nên sử dụng:
- Ung thư;
- Bệnh tim;
- Viêm, u xơ, phì đại tuyến tiền liệt;
- Đái tháo đường;
- Bệnh thận;
- Bệnh gan;
- Bệnh mất ngủ;
Trong quá trình điều trị các bệnh này, sự gia tăng testosterone sẽ làm chậm khả năng phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân đã khỏi bệnh cũng không nên dùng mật nhân. Nếu dùng mật nhân có thể khiến sức khoẻ suy yếu.
Tác dụng phụ mật nhân với người sức khoẻ yếu
Ít ai biết về tác dụng phụ của cây mật nhân với người sức khoẻ yếu. Bởi rất nhiều người quan niệm mật nhân rất tốt để tăng cường sức khoẻ. Trên thực tế, những người có thể trạng yếu sử dụng mật nhân sẽ gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, những đối tượng này được khuyên không nên dùng mật nhân.
Tác dụng phụ của mật nhân gây hạ đường huyết
Với những người đang sử dụng thuốc insulin, uống mật nhân có thể gây hạ đường huyết trong máu. Biểu hiện hạ huyết áp là sau khi uống mật nhân, họ sẽ bị run rẩy chân tay, chóng mặt.
Tác hại của cây mật nhân là gì?
Bên cạnh những tác dụng phụ của cây mật nhân, thảo dược này có tác hại, độc tố gì hay không? Mặc dù không quá gây nguy hiểm, mật nhân có thể gây chết người nếu không sử dụng đúng cách.
Sự thật về rượu mật nhân chết người?
Cách đây 4 năm, báo An ninh thủ đô có đưa tin về một người đàn ông tử vong do uống rượu cây mật nhân. Theo đó, ông Hướng lấy 1 chén nhỏ rượu mật nhân mới ngâm để uống. Chỉ một vài tiếng sau, ông bị cứng lưỡi, không nói được và hôn mê. Người nhà hỏi bạn ông là ông Sang về nguồn gốc của rượu mật nhân. Ông Sang liền uống nhiều chén rượu mật sâm liên tiếp để thử thuốc. Một lát sau, ông cũng bị những triệu chứng như ông Hướng. Sau 3 ngày, ông Sang tử vong.
Do thông tin trong bài báo khá ít, không thể nhận định được rượu mật nhân có phải là nguyên nhân gây tử vong hay không. Tuy nhiên, thói quen ngâm rượu bằng các cây thuốc quý không có cơ sở, nguồn gốc là rất nguy hiểm. Trong khi hiện nay, nhiều gian thương nhập dược liệu không rõ nguồn gốc, chất lượng trà trộn làm thuốc Nam quý. Người dân cần hết sức cảnh giác.
Tác hại của cây mật nhân theo Đông Y?
Ông Trương Văn Minh, Chủ tịch Hội Đông y Đắk Lắk cho biết, không phải ai cũng nên dùng mật nhân. Một số đối tượng có sức khoẻ nhạy cảm dùng cây bách bệnh này có thể gây nguy hại đến tính mạng. Những nhóm không được dùng mật nhân:
- Người bị bệnh gan, mật, dạ dày, tim mạch…
- Người có sức đề kháng yếu;
- Phụ nữ có thai;
Xem thêm:
Cách sử dụng mật nhân hạn chế tác dụng phụ, tác hại
Để tránh tác dụng phụ của cây mật nhân, bạn nên biết cách dùng đúng và khoa học. Dưới đây là một số phương pháp dùng mật nhân theo Đông y cũng như những lưu ý khi sử dụng.
Những cách dùng mật nhân ít tác dụng phụ
Cách dùng mật nhân ngâm rượu tăng cường sinh lý
Chuẩn bị:
- 1kg củ mật nhân phơi khô, cạo sạch vỏ;
- 10 lít rượu nếp;
- 7 lạng nho khô;
Mật nhân đem thái lát rồi bỏ vào ngâm cùng rượu, nho khô trong bình thuỷ tinh. Sau 20 ngày có thể đem sử dụng. Mỗi bữa ăn cơm, bạn lấy 1 chén mật nhân (10ml) để uống. Một ngày chỉ nên uống 2 chén vào bữa trưa và tối.
Xem thêm: Giá cây mật nhân bao nhiêu 1kg? Nên mua mật nhân ở đâu?
Bài thuốc mật nhân trị liệt nửa người
Bài thuốc này sử dụng để trị chứng liệt nửa người do khí suy, phong tê.
Chuẩn bị:
- 4gr rễ mật nhân;
- 8gr xấu hổ sao;
- 8gr đậu chiều sao;
- 6gr cây thần sa;
- 5gr hồ tiêu sọ;
- 10gr rễ đinh lăng;
- 8gr dây đau xương;
- 8gr dây trâu cổ;
- 5gr quế chi;
- 3gr gừng sống;
Đem tất cả sắc và uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang cho đến khi hết bệnh.
Bài thuốc từ rễ bách bệnh chữa khí hư
Bài thuốc được dùng để trị khí huyết suy kém, liệt nửa người, giải nhiệt.
Một thang gồm có:
- 6gr rễ mật nhân;
- 12gr đỗ đen;
- 10gr hà thủ ô;
- 8gr rau muống biển;
- 8gr rễ ô môi;
- 8gr cỏ xước;
- 8gr dây gùi;
- 2gr dây ký ninh;
Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Bạn nên uống cho đến khi hết bệnh thì dừng.
Bài thuốc chữa đau bụng, khó tiêu từ mật nhân
Bài thuốc để trị chứng chướng bụng, khó tiêu hiệu quả.
Một thang thuốc gồm có:
- 50gr rễ mật nhân;
- 100gr vỏ quýt;
- 100gr bồ bồ;
- 100gr hậu phác;
- 100gr hoắc hương;
- 100gr cam thảo nam;
- 50gr sả;
- 50gr củ gấu;
- 50gr tiêu lốt;
Các vị thuốc trên rửa sạch và đem phới hoặc sây khô rồi nghiền nhỏ thành bột. Mỗi ngày đem uống khoảng 12g cho đến khi hết bệnh.
Sử dụng các bài thuốc từ mật nhân sẽ có tác dụng sau 1 – 3 tháng. Thời gian hết bệnh tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân cũng như cách sử dụng.
Xem thêm: Mật nhân có phải là một thần dược? Những bài thuốc từ mật nhân – Báo Sức khoẻ & Đời sống
Lưu ý sử dụng tránh tác hại, tác dụng phụ của cây mật nhân
Để tránh tác dụng phụ của cây mật nhân, cần sử dụng thảo dược này theo chỉ định của bác sĩ. Theo Đông y, mật nhân có rất ít công dụng nếu sử dụng một mình. Do đó, cần kết hợp mật nhân với các thảo dược khác. Việc này bạn không nên tự ý thực hiện mà phải theo chỉ định của các thầy thuốc.
Những lưu ý cần nhớ khi dùng mật nhân
Một số điều cần đặc biệt lưu ý khi dùng mật nhân:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng;
- Không dùng nồi kim loại khi sắc thuốc. Chỉ sử dụng nồi đất để tránh làm giảm dược tính.
- Cần mua và sử dụng mật nhân theo chỉ định của các thầy thuốc, bác sĩ Đông y.
- Không uống mật nhân khi sử dụng thuốc Tây y;
Ai không được dùng mật nhân?
Các đối tượng dưới đây tuyệt đối không được dùng mật nhân, việc sử dụng có thể gây nguy hại tính mạng.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú;
- Trẻ em dưới 10 tuổi;
- Người mắc các bệnh về nội tạng (gan, thận, dạ dày, mật…);
- Người bị tiểu đường;
- Người bị cao huyết áp;
- Người bị ung thư;
- Người bị bệnh tim mạch;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu;
Ngoài ra, người khoẻ mạnh cũng không nên dùng mật nhân thường xuyên tránh làm hệ miễn dịch suy yếu.
Sử dụng mật nhân cần kiêng gì?
Uống mật nhân hầu như không phải kiêng gì. Bệnh nhân sử dụng thảo dược này cần kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ.
Uống nhiều mật nhân có tốt không?
Mặc dù mật nhân tốt cho gan, giúp tăng cường sinh lý hiệu quả, nhưng nếu uống mật nhân quá nhiều, thường xuyên lại gây tác dụng ngược. Vì vậy, các chuyên gia khuyên chỉ nên uống khoảng 2 – 3 chén rượu mật nhân mỗi ngày. Ngoài ra, sau khoảng 3 tháng sử dụng mật nhân, nên dừng lại khoảng 1 tháng rồi mới uống tiếp. Việc sử dụng mật nhân tốt nhất vẫn là hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ của cây mật nhân rất dễ xảy ra nếu không sử dụng đúng cách. Mặc dù mật nhân rất quý, nhưng sử dụng thảo dược này một cách tuỳ tiện có thể gây nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, khi mắc bệnh nên được điều trị nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Xem thêm: