Cỏ the là gì? Tác dụng của cây cỏ the chữa bệnh gì: Trị mẩn ngứa, cảm cúm, viêm mũi dị ứng,… Cách dùng cỏ the tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây cỏ the. Cách sử dụng cỏ the sắc nước, giã đắp, bảo quản. Giá cỏ the bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh cây cỏ the.
Cỏ the là gì?
Cỏ the có tên khoa học là Centipeda minima, thuộc họ Cúc – Asteraceae. Trong dân gian, cây còn được gọi với một số tên khác như cóc mẵn, cúc ma, cây thuốc mộng,…
Cây thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang, ven đường, bờ rãnh. Trong các thành phố, có thể tìm thấy cây cóc mẵn ở khe gạch vỡ hở đất hoặc chân tường ẩm.
Đặc điểm của cây cỏ the
- Cỏ the là cây hàng năm, thân mềm, cao từ 5 – 20cm.
- Cành mọc lòa xòa sát mặt đất, ngọn có lông trắng mịn.
- Lá đơn nhỏ, mọc so le, bên mép có khía từ 1 – 3 răng cưa.
- Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc nách lá. Cánh hoa hình ống, màu trắng hoặc vàng nhạt, trên có răng cưa, tràng hoa hình chuông, màu tím.
- Quả bế 4 cạnh, phía trên dẹp, có lớp lông nhỏ mịn.
- Cây thường ra hoa vào tháng 2 – 4 và đậu quả từ tháng 5 – 7.
Thành phần dược chất của cỏ the
Cây cỏ the có vị cay, đắng, tính ấm, không độc, chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như:
- 0,11% tinh dầu
- Các chất taraxasterol, arnidiol và taraxasterol acetate
- 3,1% saponin triterpenoid, coumarin, sterol
- Các acid amin
Tác dụng của cây cỏ the
Tác dụng của cây cỏ the giúp chữa bệnh hiệu quả đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Loại cây này có khả năng ngăn ngừa và điều trị một số căn bệnh như:
- Chữa viêm phế quản, viêm họng cấp và mãn tính.
- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mãn tính.
- Điều trị ho gà, ho khan, ho dai dẳng, có đờm.
- Chữa bệnh lỵ amip, giun đũa, sốt rét.
- Chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm mắt có mủ.
- Trị rắn cắn và các bệnh ngoài da như viêm mủ da, viêm da thần kinh.
- Trị cảm cúm, viêm, nghẹt mũi.
- Thanh nhiệt, giải độc, trị mẩn ngứa, lở loét.
- Giảm đau, sưng tấy, bầm tím do va đập mạnh.
Cách dùng cây cỏ the
Cây cỏ the được sử dụng như một vị thuốc quý trong Đông Y. Tùy vào mục đích chữa bệnh, người dùng có thể chế biến cóc mẵn theo các cách khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất
Cách dùng cây cỏ the chữa viêm xoang
Sử dụng cỏ the để chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi là bài thuốc rất quen thuộc trong dân gian. Người bệnh có thể thu hái những cây đã ra hoa, đem về dùng trực tiếp hoặc phơi khô sắc thuốc.
Dưới đây là một số bài thuốc gia truyền mà các bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc 1: Cóc mẵn rửa sạch, vò nát rồi đem nhét vào từng bên mũi. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 30 phút giúp thông mũi, tiêu viêm.
Bài thuốc 2:
- Rửa sạch cây cóc mẵn rồi giã nát để lấy nước cốt.
- Dùng nước này nhỏ mũi từ 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt.
- Thực hiện liên tục trong 1 tuần, sau đó ngừng vài ngày lại tiếp tục liệu trình.
- Chỉ cần làm 2 – 3 liệu trình là bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc cóc mẵn khô nghiền thành bột mịn.
- Lấy bông gòn sạch thấm vào nước muối sinh lý rồi lăn qua bột, nhét vào lỗ mũi khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
Bài thuốc 4: Sắc nước 20g cóc mẵn khô (tương đương với 40g loại tươi) uống trong ngày.
Các bài thuốc trên không chỉ có tác dụng chữa viêm xoang mà còn giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Người bệnh nên kiên trì áp dụng các liệu trình chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất.
Cách dùng cây cỏ the trị ho, cảm cúm
Cỏ the là một trong những thảo dược có khả năng trị cúm rất tốt. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh dưới đây.
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Cóc mẵn, lá xương sông, râu ngô mỗi loại 40g.
- Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng từ 3 – 5 ngày để trị ho do cảm cúm.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- 15g cóc mẵn khô hoặc 30g loại tươi
- 500ml nước
Cách dùng: Sắc thuốc đến khi còn khoảng 100ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng khoảng 1 tuần. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho gió rất tốt.
Bài thuốc 3
- Dùng 100g cóc mẵn tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa cùng một chút rượu trắng. Làm ấm, ngày uống 2 lần để trị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu,…
- Cóc mẵn phơi khô, tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 6g chiêu bằng nước ấm uống. Người bệnh dùng thuốc 2 lần/ngày để chữa bệnh cảm cúm mới phát.
Cách dùng cây cỏ the trị đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc
Sử dụng cây cỏ the kết hợp cùng với một số vị thuốc khác có khả năng chữa các bệnh về mắt rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Cóc mẵn, bạc hà 12g
- Thảo quyết minh 8g
- Cúc hoa 4g
Cách dùng:
- Cho các nguyên liệu vào nồi đun với lửa nhỏ khoảng 15 phút.
- Để nguội rồi uống nước sắc, dùng từ 1 – 2 tuần giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Cây cỏ the
Hình ảnh cây cỏ the
Dưới đây là một số hình ảnh của cây cỏ the để các bạn tham khảo và nhận biết.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ the
- Cỏ the không chứa độc nhưng thành phần của cây có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Vì vậy, những người bị đau bao tử cần phải uống thuốc từ cây cóc mẵn sau khi ăn. Các trường hợp đau quá nhiều thì nên ngừng sử dụng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
- Khi dùng thuốc, người bệnh có thể mất cảm giác ngon miệng, ăn kém, tuy nhiên tình trạng này không đáng lo ngại. Sau khi thôi dùng thuốc, các triệu chứng kể trên sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Xem thêm video về cây cỏ the (cóc mẵn):
Giá cỏ the trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg?
Cỏ the là một thảo dược tốt và được bày bán nhiều ở các nhà thuốc, phòng khám Đông y. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều kẻ xấu lợi dụng chà trộn các sản phẩm kém chất lượng để bán kiếm lời. Người dùng nếu mua phải thuốc có nguồn gốc không rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị. Vì vậy, cần lưu ý chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động để mua được hàng tốt.
Giá của cây cóc mẵn thay đổi tùy vào từng thời điểm trong năm và hiện nay chưa có mức giá thống nhất.
Cách trồng và chăm sóc cây cỏ the
Cây cỏ the mọc hoang ở nhiều nơi nhưng có sức đề kháng kém, dễ chết do thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, người dùng có thể chủ động trồng cây tại nhà để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Cây cóc mẵn rất dễ trồng, chỉ cần được cung cấp đất sạch, đủ độ ẩm và ánh sáng là phát triển tốt. Đất quá cằn cỗi hay ẩm ướt, thiếu ánh sáng sẽ khiến cây chết hoặc làm giảm chất lượng của vị thuốc. Nên trồng cây trong 1 chậu nhỏ, đổ đất sạch vào, để nơi có ánh sáng vừa phải, sau đó gieo hạt, tưới ẩm, sau ít ngày là cây sẽ lên.
Sau khi cây đã mọc, hàng ngày lấy nước vo gạo tưới để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển tốt. Nếu lá quá tốt thì có thể tỉa bớt để đảm bảo độ thông thoáng và ánh nắng cho cây.
Cây cóc mẵn trồng sẽ tránh được nhiều bệnh tật, có khả năng thích nghi với các điều kiện thời tiết tốt.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về cây cóc mẵn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về tác dụng và cách dùng của vị thuốc quý này. Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
.