Lá tre là gì với tác dụng lá tre chữa bệnh gì: viêm phổi, sỏi thận, cảm, kiết lỵ,… Cách dùng lá tre để chữa bệnh hiệu quả như thế nào? Hình ảnh lá tre trong tự nhiên ra sao? Giá thành lá tre bao nhiêu tiền 1kg?
Lá tre là gì?
Lá tre là gì? Lá tre là một bộ phận thuộc cây tre; họ Cỏ và lớp thực vật 1 lá mầm. Những phiến là tre chưa được mở hết sẽ được gọi là trúc diệp. Nếu lá tre ở dạng đọt hoặc búp thì sẽ được gọi là trúc diệp quyến tâm. Lá tre có những đặc điểm sau:
- Cấu tạo: 2 phần là bẹ lá và phiến lá.
- Bẹ lá: nối cành tre tới cuống lá, gắn rất chặt.
- Bẹ có hình lòng máng, phần cuống lá chỉ ngắn khoảng vài mm.
- Phiến lá có hình trứng thuôn, đầu mũi thì nhọn.
- Phiến lá thường lật ra ngoài.
- Tại 2 mặt lá đều có lông cứng, thô ráp khi sờ vào.
- Chiều dài lá từ 10-20cm, rộng khoảng 15-25mm.
- Phiến lá bao gồm từ 3-5 đôi gân lá xếp song song.
- Lá tre hường có màu xanh lục từ thẫm đến nhạt.
Lá trúc diệp là một loại lá ưa ánh sáng, ưa ấm. Chúng mọc nhanh hay chậm là do lượng ánh sáng nhận được. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong lá tre có chứa chất Chlorophyll, Cholin,… tốt cho sức khỏe. Chúng thường được dùng để làm bài thuốc chữa bệnh trong dân gian.
Tác dụng của lá tre
Tác dụng của lá tre như thế nào đối với con người? Từ rất lâu đời, lá tre được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong dân gian và Đông y. Công dụng làm thuốc của lá tre sớm được ghi lại trong cuốn “Danh y biệt lục”; cuốn sách này đã có cách ngày nay khoảng 1500 năm. Lá tre cho ra nhiều vị thuốc quý, chữa nhiều loại bệnh khác nhau như:
- Tác dụng lá tre chữa cảm sốt, sỏi thận.
- Công dụng điều trị viêm thận phù thũng hiệu quả.
- Lá tre có thể dùng để trị hen suyễn, mụn nhọt sẽ rất tốt.
- Công dụng điều trị bệnh viêm bàng quang cấp tính.
- Chữa bệnh viêm phồi tràn dịch nhờ lá tre.
- Giúp giảm viêm sưng tấy rất hiệu quả.
- Trị chúng co giật ở trẻ nhỏ, điều trị thời kỳ đang mọc sởi.
- Chữa bệnh thủy đậu, ho suyễn, trúng gió.
- Trị nấc, miệng lưỡi lở loét, chữa tiển ra máu.
- Chữa tăng huyết áp, dự phòng viêm não B hiệu quả.
- Công dụng chữa chảy máu chân răng, kiết lỵ kinh niên.
- Trị chứng viêm thanh quản, đau họng, mất tiếng.
Công dụng của trúc diệp là vô cùng hữu ích cho con người. Theo Đông y, lá cây tre có vị ngọt nhạt, tính lạnh, hơi cay; đi vào kinh tâm và phế. Dùng lá tre rất an toàn, không lo sợ gặp phải tác dụng phụ như thuốc Tây y.
Xem thêm:
Tên gọi | Lá tre. |
Tên khác | Trúc diệp, trúc diệp quyến tâm. |
Phân bố | Vùng ẩm ướt, khí hậu ấm nóng. |
Thành phần | Chlorophyll, Cholin,… |
Công dụng | Chữa viêm phế quản, sỏi thận, cảm, kiết lỵ,… |
Cách dùng | Cách sắc nước lá tre chữa bệnh. |
Hình ảnh | Hình ảnh lá tre trong tự nhiên. |
Giá thành | Giá lá tre tươi và giá lá tre khô. |
Xem thêm:
Cách dùng lá tre
Cách dùng lá tre chữa bệnh như thế nào là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm. Đây là loại dược liệu dân gian lành tính và rất dễ sử dụng. Người dùng có thể tham khảo các phương pháp sử dụng lá tre như sau:
Chữa cảm sốt, miệng khô khát bằng lá tre:
- Trúc diệp 30g, mạch môn 8g, thạch cao 12g.
- Gạo tẻ 7g, đảng sâm 2g, bán hạ 4g, cam thảo 2g.
- Đem sắc với 400ml nước, cô cạn còn 100ml.
- Uống làm 2 lần trong 1 ngày.
Chữa viêm thanh quản hay mất tiếng:
- Trúc diệp 12g, tang bạch bì 12g, trúc như 12g, gừng 4g.
- Thổ bối mẫu 10g, cát cánh 8g, thanh bì 8g, nam tính chế 6g.
- Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa kiết lỵ lâu năm nhờ lá tre:
- Trúc diệp quyển tâm khoảng 4g.
- 2g hạt cau già, 10g chè tươi sao vàng.
- Đem sắc với 200ml nước cho còn 50ml nước.
- Sử dụng trong ngày.
Chữa thủy đậu từ lá tre:
- Trúc diệp 8g, cát cánh 4g, liên kiều 8g, hành tằm 2 củ.
- Đạm đậu sị 4g, sơn chi 2g, bạc hà 2g, cam thảo 2g.
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trị viêm bàng quang cấp tính:
- Trúc diệp 16g, mộc thông 12g, sinh địa 12g.
- Hoàng cầm 12g, đăng tâm 6g, cam thảo 6g.
- Mang sắc nước uống trong ngày.
Phương pháp dùng trúc diệp không hề khó. Ngoài ra, có thể lấy lá tre với lá có tinh dầu, mùi thơm như sả, bạc hà, hương nhu,…; sau đó làm thuốc xông hơi để trị cảm mạo cũng rất hiệu quả.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/la-tre-vi-thuoc-n144329.html
Hình ảnh lá tre
Hình ảnh lá tre như thế nào? Tuy tre là loai khá phổ biến nhưng không phải ai cũng được nhìn thấy tận mắt; nhất là người dân thành thị. Lá tre rất dễ nhận biết, là thứ rất gần gũi với người dân nhất là vùng nông thôn. Tre thường được trồng ở nhiều nơi trên đất nước. Cụ thể đặc điểm nhận biết loại thảo mộc này:
- Tre phân bố chủ yếu nơi ẩm ướt thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Ở Việt Nam, tre sống dọc đất nước từ Bắc vào Nam.
- Tre tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ.
- Tre xuất hiện nhiều ở những cách đồng hay ven đê điều, sông suối.
- Cây tre mọc hoang, trồng nhiều ở nhà để lấy thân làm nhà.
- Lá tre được dùng để cho ngựa ăn hay vật liệu đun ở nông thôn.
- Lá trúc diệp màu xanh mởn sẽ được hái làm thuốc.
Hình ảnh trúc diệp cũng như cây tre được coi là một biểu tượng khi nhắc đến nước Việt Nam. Cây tre và lá tre cũng được đi vào thơ ca và văn học nước nhà từ thời xa xưa. Chúng gắn liền với sự tích Thánh Gióng, giữ làng, giữ nước,…
10 công dụng trị bệnh từ lá tre
Giá lá tre
Giá lá tre bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra trước khi mua. Lá tre Việt Nam sống trong tự nhiên nên không quá lo lắng về chất lượng như loại lá khác. Tuy nhiên hiện nay, việc bán lá tre cho người dân còn chữa phổ biến; chỉ diễn ra ở một vài cơ sở nhất định. Để có lá tre dùng, người dân phải tìm kiếm cây ngoài tự nhiên để hái về là chủ yếu.
Trên thị trường, lá tre được thu mua xuất khẩu và bán với giá như sau:
- Giá thu mua lá tre tươi hiện nay dao động trong khoảng 7.000-8.000 đồng/kg.
- Lá tre khô xuất khẩu loại 1 giá 30.000 đồng/kg, đổ đống 25.000 đồng/kg.
- Giá bán lá tre tươi trên thị trường là khoảng 14.000-16.000 đồng/kg.
Giá thành trúc diệp đã được nêu ở trên. Nhờ nhặt lá tre mà nhiều người ở nước ta đã làm ra tiền tỷ. Lá tre Việt Nam hiện nay được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, điển hình là Nhật Bản.
Xem thêm: