Giỏ hàng

Nấm ngọc cẩu là gì? Công dụng, cách dùng nấm ngọc cẩu tốt nhất. Báo SK & ĐS

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Nấm ngọc cẩu là gì? Công dụng, tác dụng chữa bệnh từ nấm ngọc cẩu. Các loại nấm ngọc cẩu: Ngọc cẩu ruột tím, ngọc cẩu ruột vàng; ngọc cẩu đực, ngọc cẩu cái. Cách dùng nấm tỏa dương tươi, khô. Tác dụng phụ, lưu ý khi dùng ngọc cẩu. Giá nấm ngọc cẩu tươi, khô bao nhiêu tiền 1kg? Nơi mua bán ngọc cẩu chất lượng tốt nhất?

Nấm ngọc cẩu còn có các tên gọi khác là: Gió đất, nấm tỏa dương, hoa đất, cu chó, ngọt núi, ký sinh hoàn

Nấm ngọc cẩu còn có các tên gọi khác là: Gió đất, nấm tỏa dương, hoa đất, cu chó, ngọt núi, ký sinh hoàn

Nấm ngọc cẩu là gì?

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr. Ngoài tên gọi “ngọc cẩu”, chúng còn có các tên gọi khác là: Gió đất, nấm tỏa dương, hoa đất, cu chó, ngọt núi, ký sinh hoàn… Tuy nhiên, tên gọi chính xác nhất của nấm tỏa dương theo tiếng dân tộc là “dùng pờ nòm mà”. Tỏa dương là loại nấm thuộc họ Dó đất có tác dụng giúp chữa yếu sinh lý, tăng cường sinh lực.

Nấm ngọc cẩu là loại nấm gì?

Theo nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh văn phòng của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy, trong ngọc cẩu có chứa chất Anthoxyanozit, L-Arginin. Tiền chất này sau khi chuyển hóa vào cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này sẽ tác động gây giãn mạch ngoại biên, làm kích thích môi lớn và môi nhỏ của âm hộ và dương vật. Vì thế, nấm ngọc cẩu được biết đến là “thần dược” trong chuyện phòng the. Xưa kia, ông bà ta chỉ dùng loại cây thuốc này để giúp tăng cường sinh lý, đẻ con sòn sòn.

Đặc điểm nấm ngọc cẩu?

Nấm tỏa dương có những đặc điểm gì? Trên thực tế, nấm tỏa dương đã trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt được loại nấm này. Vậy hãy cùng tham khảo những đặc điểm dưới đây.

Đặc điểm hình dạng của nấm tỏa dương

Đặc điểm chung của nấm ngọc cẩu như sau:

  • Phía thân trên phình to như “cái ấy” của chó đực. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất, quyết định cái tên “ngọc cẩu” của cây thuốc.
  • Đường kính thân nấm từ 2 – 3cm.
  • Chiều dài cây nấm từ 10 – 15cm.
  • Hình dạng hoa đực và hoa cái nấm ngọc cẩu có sự khác biệt rõ ràng.
  • Sau khi hái 1 – 2 thường dễ bị thâm.
  • Có màu đỏ tím.
  • Hoa nấm ngọc cẩu cái có những chấm đỏ như hình nõn chuối.
Đặc điểm hương vị của nấm tỏa dương
  • Nấm tỏa dương có vị đắng, tính ngọt vào kinh can thận.
  • Ruột nấm màu tím sẽ thơm ngon hơn nấm có ruột màu vàng.
  • Uống vào sẽ dễ “nổi hứng” ngay nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ có nguy cơ bị liệt dương.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu?

Theo nghiên cứu của Ray Sahelian, M.D về nấm ngọc cẩu. Loại nấm này còn có tên gọi khác là nấm tỏa dương, được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc đặc biệt những khu vực Nội Mông và Tây Tạng.

Tại Việt Nam, người ta thường tìm thấy nấm tỏa dương ở các vùng núi cao. trên 1.500m. Chúng thường sống trong bóng tối, trên những rễ cây gỗ lớn chìm trong lòng đất, dưới lùm cây bụi. Dù không khó tìm kiếm nhưng nó nằm trong các khu rừng sâu, rất khó hái như:

  • Tam Đảo;
  • Sapa;
  • Ba Vì;
  • Hoàng Liên Sơn;
  • Tây Côn Lĩnh…

Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi được thu hái ở những vùng núi độ cao trên 2.000m như ở đỉnh Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh. Nơi đây, khí hậu quanh năm lạnh giá, vào mùa đông tuyết phủ kiến rừng.

Các loại nấm ngọc cẩu

Phân loại nấm ngọc cẩu dựa trên 2 yếu tố:

  • Yếu tố màu sắc;
  • Yếu tố giới tính.

Cụ thể, nấm ngọc cẩu có hai loại, nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái; ngọc cẩu ruột tím và ngọc cẩu ruột vàng chính là hai loại đó. Về mặt khoa học, thế giới đã thống kê được 18 chi và 110 loài khác nhau. Tuy nhiên có thể dựa vào hình dáng, màu sắc ruột nấm để chia ra thành các loại với tên gọi riêng.

Các loại nấm ngọc cẩu phổ biến hiện nay là nấm ruột tím và nấm ruột vàng

Các loại nấm ngọc cẩu phổ biến hiện nay là nấm ruột tím và nấm ruột vàng

Phân loại nấm ngọc cẩu qua màu sắc ruột nấm

Để phân biệt được chúng ta cần bổ đôi nấm ra để quan sát. Nhờ vào màu sắc của ruột nấm tỏa dương mà chia ra:

  • Nấm ngọc cẩu ruột tím;
  • Nấm ngọc cẩu ruột vàng pha trắng.
Nấm ngọc cẩu ruột tím

Kích thước nấm ngọc cẩu ruột tím bé hơn so với nấm ruột vàng. Cuống nấm màu đỏ, càng già càng đậm. Thân nấm có kích thước chiều cao từ 12 – 17cm. Khi phơi khô chúng có mùi gần giống như mùi thuốc Bắc. Loại nấm này thường được tìm thấy ở dưới gốc cây cổ thụ, thân cây đã bị mục rỗng.

Đây cũng là loại nấm được nhiều người biết đến hơn cả. Nhìn bên ngoài màu đỏ nhưng bên trong ruột lại là màu tím. Loại nấm này có lượng nước khá cao nên khi ngâm rượu nếu không phơi khô sẽ bị nhạt nước, không ngon. Tốt nhất nên phơi nấm qua 1 – 3 nắng rồi mới ngâm để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nấm ngọc cẩu ruột vàng

Ngoài ngọc cẩu ruột tím thì loại nấm này còn có thêm loại ruột vàng. Tuy nhiên, phần ruột có pha thêm màu trắng hoặc màu nâu sậm nên nhiều người hay nhầm lẫn. Đặc biệt, phần biểu bì giữa lớp ruột và vỏ nấm mỏng hơn so với loại nấm ruột tím. Không những thế, loại nấm này ít nước nên khi thái sẽ không có hiện tượng nước ứa ra như loại nấm ruột tím.

Cây nấm trưởng thành cao từ 15 – 20cm, có nhiều cây cao hơn. Tuy nhiên, loại nấm này không có mùi thơm đặc trưng như nấm ruột tím. So về kích thước, loại nấm này to hơn nấm ruột tím. Cuống nấm có màu vàng đậm, khi thái trông lát nấm có các đường gân như gân lá.

Nấm ngọc cẩu đực

Nấm ngọc cẩu đực

Nấm ngọc cẩu cái

Nấm ngọc cẩu cái

Phân biệt ngọc cẩu qua hình dáng hoa

Ngoài việc nhận biết thông qua màu sắc ruột nấm, chúng ta có thể dựa vào hình dáng hoa để phân biệt nấm đực hay nấm cái.

Đặc điểm nấm ngọc cẩu đực

Nấm ngọc cẩu đực hình chóp, có kích thước dài hơn. Thân nấm nhẵn, chóp nấm sần sùi. Khác với nấm cái, loại nấm này không nở như dạng bông hoa. Chiều cao cây nấm từ 10 – 15cm. Khi ở giai đoạn sinh trưởng, cây nấm có kích thước to và thơm hơn ngọc cẩu cái. Vì thế, khi lựa chọn sử dụng nấm tỏa dương người ta thường lựa chọn loại nấm này nhiều hơn cả.

Đặc điểm nấm ngọc cẩu cái

Nấm ngọc cẩu cái có chiều cao thấp hơn và thường nhỏ hơn so với nấm ngọc cẩu đực. Cây nấm ngọc cẩu cái thường nở như dạng một bông hoa. Phần đầu của hoa có màu trắng hoặc pha lẫn màu vàng, cuống hoa có màu hồng hoặc đỏ. Nấm cái sau khi nở hoa thường có màu sẫm và nhiều thịt. Tuy nhiên nấm cái không thơm bằng nấm đực.

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu được coi là vị thuốc quý được người Dao sử dụng từ lâu. Cho đến nay trải qua nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng tác dụng của nấm ngọc cẩu ngày càng được khẳng định. Nấm ngọc cẩu được nhiều người săn đón. Đây không chỉ là “thần dược phòng the” mà còn là một loại thuốc giúp bồi bổ cơ thể và chữa trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm: Công dụng của nấm ngọc cẩu – Báo Sức khỏe Đời sống

Tác dụng của nấm ngọc cẩu trong Đông y

Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có vị ngọt, tính ấm. Vị thuốc quý này có công dụng:

  • Bổ thận tráng dương.
  • Nhuận tràng thông tiện.
  • Nấm ngọc cẩu được dùng để chữa liệt dương, lưng đau gối mỏi.
  • Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Chữa viêm dạ dày, viêm thận, xuất huyết, táo bón người già…
  • Giúp ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người sau sinh đẻ.
  • Chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối.

Nấm ngọc cẩu kết hợp cùng với nhân sâm cũng có tác dụng tốt cho những ai bị hao tổn nguyên khí. Nấm ngọc cẩu giúp bổ thận tráng dương rất tốt. Loại nấm này được dùng phổ biến trong chữa liệt dương, xuất tinh sớm.

Tác dụng chính của nấm ngọc cẩu

Tác dụng chính của nấm ngọc cẩu

Tác dụng của nấm ngọc cẩu ngâm rượu?

Bác sỹ Đông y – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thêm đây: Nấm tỏa dương là vị thuốc quý và thông dụng trong y học cổ truyền. Hiện tại nấm được xếp vào trong nhóm dược liệu giúp bổ dương của Đông y. Nấm thường sử dụng kết hợp với nhiều vị thuốc khác giúp bổ dương như: nhục thung dung, tiên mao, phá cố chỉ, ba kích tím… Nấm ngọc cẩu chữa cụ thể một số bệnh về sinh lý bao gồm: lãnh cảm, liệt dương, hiếm muộn, di mộng tinh, xuất tinh sớm…

Ngoài ra, bác sỹ Hoàng Đôn Hòa – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam tại Thái Nguyên qua những nghiên cứu về ngọc cẩu cũng đã đưa ra giá trị của ngọc cẩu. Cây nấm ngọc cẩu có chứa anthoxyanozit, L-Arginin – chất có tác dụng kích dục cả nam lẫn nữ. Trong Đông y được nhiều người tin dùng, thấy hiệu nghiệm nên nấm ngọc cẩu mới trở thành vị thuốc quý trong y học.

Ngọc cẩu sau khi ngâm rượu có mùi vị thơm ngon, được đa số cánh mày râu yêu thích. Tác dụng của nấm ngâm rượu như sau:

  • Sử dụng rượu ngâm ngọc cẩu được sử dụng để bổ máu, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức xương khớp, mỏi tay chân.
  • Tác dụng đặc biệt với nam giới là bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực.
  • Nấm ngọc cẩu ngâm rượu còn có thể giúp phụ nữ hồi phục nhanh sức khỏe sau khi sinh con.
  • Ngoài ra phụ nữ còn có thể sử dụng nấm ngọc cẩu để chữa nám da, tàn nhang nhờ nội tiết tố estrogen có sẵn trong nấm.

Tỏa dương giúp tráng dương bổ thận?

Tác dụng nấm tỏa dương theo GS. Đỗ Tất Lợi

Nấm ngọc cẩu có hình dáng bên ngoài giống như bộ phận sinh dục của loài chó. Đây là loại thực vật có cùng hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Công dụng nổi bật nhất của nấm ngọc cẩu đó chính là tăng cường sinh lực và chữa yếu sinh lý. GS. Đỗ Tất Lợi đưa ra thông tin ngắn gọn về nấm ngọc cẩu như sau: “Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở. Dùng dưới dạng thuốc rượu…”.

Ngoài ra, theo bác sỹ Hoàng Sầm (Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam), nấm ngọc cẩu có một số tác dụng đối với chuyện “chăn gối”.

Tác dụng nấm tỏa dương theo nghiên cứu của bác sỹ Hoàng Đôn Hòa

Nghiên cứu về tác dụng này, bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh Văn phòng của Viện Y dược bản địa Việt Nam cho biết: Nấm ngọc cẩu tăng cường sinh lý, chữa yếu sinh lý và xuất tinh sớm. Đó là nhờ Anthoxyanozit, L-Arginin – Một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO), kích thích hưng phấn. Tuy nhiên, việc tăng sinh lý đến mức còn tùy vào thể trạng của từng người.

Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch quá mạnh ở bộ phận sinh dục. Điều này gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật.

Ngoài việc giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh loại nấm này còn có tác dụng với cả nữ giới. Theo kinh nghiệm dân gian, nấm ngọc cẩu được dùng cho phụ nữ lãnh cảm, không còn hứng thú với chuyện “yêu”.

Tác dụng của nấm ngọc cẩu có được là hoạt chất protodioscin. Protodioscin  có tác dụng mạnh đến việc tăng cường nội tiết tố trong cơ thể một cách tự nhiên nhất. Đối với nam giới, nấm ngọc cẩu chính là “thần dược” cho chuyện chăn gối, có thể mang lại hiệu quả cho người hỏng hẳn chức năng sinh lý.

Nấm ngọc cẩu giúp tăng cường sinh lý nam giới

Nấm ngọc cẩu giúp tăng cường sinh lý nam giới

Nấm ngọc cẩu trị hậu sản cho phụ nữ

Người dân tộc Dao đỏ từ xa xưa đã sử dụng nấm ngọc cẩu như một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong đó đặc biệt là yếu sinh lý và chữa hậu sản. Phụ nữ sau sinh thông thường cơ thể mất nhiều máu và sức khỏe suy kiệt. Bởi vậy, việc sử dụng nấm ngọc cẩu mang lại nhiều tác dụng trong việc giúp phục hồi sức khỏe cho chị em sau khi sinh.

Nhiều người sử dụng nấm ngọc cẩu sau một thời gian ngắn có thể lên nương, làm rẫy, leo núi như người bình thường. Ngoài ra một tác dụng cũng được biết đến của nấm ngọc cẩu đó là làm mất đi các mảng nám, tàn nhang trên da, tiêu diệt những khối u trong cơ thể. Các lương y lành nghề người Dao khuyên nên sử dụng nấm ngọc cẩu để chăm sóc sắc đẹp và bảo vệ cơ thể.

Không phải tự nhiên mà nấm ngọc cẩu bổng trở thành “thần dược” của người dân tộc Dao. Không những giúp phục hồi khả năng sinh lý của phái mạnh, loại nấm này còn giúp tăng cường nội tiết tố estrogen cho phụ nữ. Nội tiết tố chính là thứ không thể thiếu để duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ càng lớn tuổi, hàm lượng estrogen sinh ra càng ít đi. Vì thế, nhiều bệnh tật sinh ra, ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm. Sử dụng nấm ngọc cẩu như một vị thuốc “thần” giúp phái nữ hồi lại sinh khí như ban đầu hiệu quả.

Tác dụng chữa bệnh của nấm ngọc cẩu tươi

Nấm ngọc cẩu tươi được thu hái tự nhiên trên những ngọn núi cao. Việc sử dụng nấm tươi sẽ tinh giản đi quá trình chế biến và giữ nguyên các thành phần dược chất. Nấm ngọc cẩu tươi khi sử dụng trực tiếp sẽ không sử dụng chất bảo quản nên đảm bảo an toàn cho người dùng hơn so với nấm khô. Một số tác dụng chữa bệnh của nấm ngọc cẩu tươi như sau:

  • Giúp bổ máu, bổ thận;
  • Kích thích ăn ngon miệng;
  • Chữa nhức mỏi chân tay;
  • Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh;
  • Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Tác dụng trị bệnh của nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô được sử dụng nhiều hơn. Theo kinh nghiệm dân gian thì muốn để nấm ngọc cẩu thành vị thuốc chữa bệnh thì cần được chế biến. Nấm tỏa dương tươi có thể phơi nắng hoặc sao khô đến khi có mùi thơm để trở thành nấm tỏa dương khô.

Nấm ngọc cẩu khô đã giúp trung hòa được vị chát vốn có của nấm. Bởi vậy sau khi phơi khô nấm ngọc cẩu có vị đậm đà, thơm ngon hơn rất nhiều so với nấm tươi. Tác dụng chữa bệnh của nấm tỏa dương sau khi phơi khô vẫn được giữ nguyên. Một số công dụng của nấm ngọc cẩu khô như sau:

  • Thành phần dược chất giúp bổ gan, bổ máu, tốt cho thận và mật;
  • Thông kinh mạch;
  • Kích thích ăn ngon miệng;
  • Chữa nhức mỏi chân tay;
  • Chữa đau lưng mỏi gối;
  • Giãn gân cốt, thông khí huyết;
  • Di tinh, liệt dương ở nam giới;
  • Viêm loét dạ dày, hành tá tràng;
  • Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh…
Nấm ngọc cẩu tươi, khô đều có tác dụng chữa bệnh.

Nấm ngọc cẩu tươi, khô đều có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng phụ của nấm ngọc cẩu

Uống nấm ngọc cẩu có tác dụng phụ không? tác hại của nấm ngọc cẩu là gì? là vấn đề còn nhiều nghi vấn. Cũng giống như các thảo dược khác, nấm tỏa dương cũng có 2 mặt lợi hại. Thảo dược phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh hoặc xuất hiện tác dụng phụ hay không phụ thuộc nhiều vào cách dùng.

Nấm ngọc cẩu có tác dụng phụ không?

Nấm tỏa dương có độc tính rất mạnh. Bởi vậy, nếu không sử dụng đúng cách, người dùng sẽ phải đối mặt với những tác dụng khó lường. Khi chất độc của tỏa dương khi vào cơ thể sẽ đi thẳng đến hai kinh can, thận Điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.

Các bác sỹ khuyên rằng, bất kì loại thuốc hay thảo dược nào đều cần sử dụng đúng liều lượng. Nấm tỏa dương cũng tương tự. Người ta thường nói: “Sung mãn quá thì có hại, vui lắm thì sinh buồn, tần suất sinh hoạt phòng the quá nhiều thì hại đến thân thể”. Bởi vậy, nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây tổn hại đến sinh lực.

Hay việc dùng nấm giả, nấm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Trong tự nhiên, có nhiều loài cây mang đặc điểm hình dáng giống nhau. Riêng nấm ngọc cẩu, có tận 3 loại cây có hình dáng tương tự đó là:

  • Nấm sơn huyết.
  • Nấm căn ma.
  • Nấm bách lục hồng điểm.

Đặc biệt, có một thứ nấm độc mang hình dáng y hệt tỏa dương. Người Mèo thường gọi loại nấm này là “lùng tà:, người tày gọi là “nôm nọi pơ lao”. Nếu không may sử dụng, người dùng lập tức trúng độc, nguy cơ tử vong cao. Do vậy, để tránh dùng phải nấm độc, bạn không nên tự hái nấm về sử dụng hoặc mua nấm không rõ nguồn gốc.

Hình ảnh cây nấm ngọc cẩu ngâm trong bình rượu khiến 2 người ngộ độc

Hình ảnh cây nấm ngọc cẩu ngâm trong bình rượu khiến 2 người ngộ độc

Thực hư chuyện ngộ độc nấm ngọc cẩu

Trong thực tế, một số trường hợp sử dụng nấm ngọc cẩu có xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Tiêu biểu là trường hợp 2 bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại BV  Đa khoa TƯ Thái Nguyên vào ngày 12/9/2017 được Báo Mới đưa tin.

Theo ghi nhận, 2 bệnh nhân này được chuẩn đoán bị ngộ độ do nghi uống rượu nấm ngọc cẩu. Loại rượu này được hai người mua ở ven đường. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng chóng mặt, nôn mửa, tim chậm, huyết áp tụt… Đây chính là thực tế chứng minh tác hại của nấm ngọc cẩu giả, không rõ nguồn gốc.

Bác sĩ Lê Duy Đạo, khoa Cấp cứu (BV Đa khoa TƯ Thái Nguyên) cho biết, các thầy thuốc Đông y thường dùng tỏa dương cùng các vị thuốc khác như ba kích, tiên mao, nhục thung, dâm dương hoắc… để chữa yếu sinh lý. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Bác sỹ Đạo cũng cho biết, hiện nay, nhiều người có sở thích uống rượu ngâm các loại nấm, củ, rễ cây rừng. Vì tin theo lời mời chào về công dụng của “tiên dược”, nhiều người quyết định mua luôn rượu ngâm ở dọc đường, không rõ nguồn gốc. Thậm chí, họ còn không biết rượu ngâm với rễ hay gốc cây gì. Điều này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu như bị ngộ độc.

Tham khảo thêm: Thực hư việc ngộ độc nấm ngọc cẩu – Báo Mới

Cách dùng nấm ngọc cẩu chữa bệnh tốt nhất

Nấm ngọc cẩu có hai cách sử dụng phổ biến là sắc nước uống và ngâm rượu. Trong đó ngâm rượu là cách dùng được ưa chuộng nhiều nhất.

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu là cách dùng được phái nam ưa chuộng

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu là cách dùng được phái nam ưa chuộng

Sơ chế nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu dù được hái lượm tự nhiên hay mua trên thị trường đều cần được rửa để lớp đất cát và bụi bẩn bám trên thân nấm. Bạn có thể sử dụng một bàn chải cứng để làm trôi đi lớp bụi bẩn được nhanh nhất.

Sau khi nấm được làm sạch sạch, người dùng tiến hành thái nấm. Khi thái, bạn nên thái miếng có kích thước vừa phải sao cho phù hợp với khối lượng ngâm. Tiếp đến, người dùng đem số nấm đã thái phơi khôi.

Nấm chỉ phơi khô ở chỗ có bóng râm. Không phơi nấm trực tiếp vào ánh sáng mặt trời dễ giảm đi dược tính. Thời gian phơi nấm thường là từ 1 đến 2 ngày. Khi thấy nấm khô lại là có thể đem đi sử dụng.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu sắc nước uống

Cách sắc nấm ngọc cẩu

Nấm tỏa dương ít khi được sắc nước bởi vị khó uống, thậm chí nồng lên gây cảm giác ghê cho người dùng. Nguyên do bởi, nấm ngọc cẩu tươi có chứa nhiều nhựa nên vị sẽ nồng và chát.

Để tránh được độ chát của nấm, người dùng hay hãm nấm giống như hãm trà. Nếu bạn có sẵn nấm ngọc cẩu khô thì chỉ cần rử sạch rồi hãm vào bình trà là xong. Đối với ngọc cẩu tươi thì phải sơ chế qua và thái nhỏ mới có thể hãm lấy nước uống được. Khi hãm chỉ cần đổ nước sôi đợi khoảng 15 phút là có thể sử dụng được.

Lưu ý khi dùng nước sắc ngọc cẩu
  • Người dùng có thể sử dụng nước hãm từ nấm ngọc cẩu uống trong ngày thay nước lọc trong ngày.
  • Người dùng có thể cho thêm chút đường để giảm độ chát của nước nấm tỏa dương.
  • Khi uống hết ấm trà đầu có thể pha thêm nước nóng để uống tiếp, tránh lãng phí nấm.
  • Nếu nước nấm tỏa dương có vị nhạt thì người dùng thay nấm mới vào.

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu là cách dùng được người dùng ưa chuộng nhất. Tuy nấm tỏa dương vẫn sắc nước uống được nhưng không thể hữu dụng như ngâm với rượu được.

Chuẩn bị trước khi ngâm rượu nấm tỏa dương
  • Chọn rượu ngâm nấm ngọc cẩu

Đối với rượu ngâm nấm ngọc cẩu thì người dùng có thể sử dụng rượu trắng thông thường. Nếu ai muốn dùng những loại rượu đắt tiền đều được. Về độ của rượu thì dao động khoảng 40 – 45 độ là hợp lý. Không chọn loại rượu có nồng độ cao bởi khi đem sử dụng rất khó uống vì nặng.

  • Chọn bình ngâm rượu nấm tỏa dương

Với bình ngâm rượu, người dùng chỉ nên lựa chọn hai chất liệu là: Thủy tinh hoặc sành sứ. Tuyệt đối không sử dụng chất liệu nhựa dẻo để chứa rượu. Khi để rượu lâu dài trong bình nhựa dễ sinh ra các chất độc gây nguy hại cho cơ thể. Về dung tích bình thì tùy vào số lượng nấm ngọc cẩu ngâm với bao nhiêu lít rượu.

Nấm ngọc cẩu tươi ngâm rượu

Nhiều người dùng do không có thời gian phơi khô nên sử dụng nấm tỏa dương tươi ngâm trực tiếp luôn. Nấm ngọc cẩu tươi trước khi ngâm phải rửa sạch hết đất cát bám rồi để ráo nước. Nếu đất cát khó trôi bạn có thể dùng bàn chải sạch để cọ cho hết bụi bẩn.

Nấm ngọc cẩu có khá nhiều nhựa nên khi bị dập hay tháo lát ra nấm rất dễ bị thâm lại. Tuy nấm dễ bị thâm nhưng chất lượng của nấm vẫn được giữ nguyên. Người dùng có thể yên tâm sử dụng nấm ngọc cẩu bị thâm mà không phải lo đến chất lượng chữa bệnh.

Nguyên liệu:

  • Nấm tỏa dương tươi: 1kg
  • Mật ong nguyên chất: 200 ml
  • Rượu: 5 lít
  • Bình thủy tinh hoặc sành sứ

Cách ngâm: Đem nấm tươi đã được phơi khô cho hết vào bình thủy tinh sạch. Người dùng cho thêm 200ml mật ong rồi đổ ngập 5 lít rượu ngập hết chỗ nắm. Rượu ngâm nấm tươi có thể sử dụng sau 3 tháng. Rượu ngọc cẩu tươi thành phẩm sẽ có màu đen sậm, có mùi thơm nhẹ.

Ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu sẽ có mùi vị đậm đà hơn rượu ngâm nấm tỏa dương tươi. Đặc biệt là vị chát trong nấm tỏa dương cũng không còn. Vì vậy, người dùng thường sử dụng nấm khô ngâm rượu là chủ yếu.

Nguyên liệu:

  • Nấm ngọc cẩu khô
  • Rượu trắng: 10 lít
  • Mật ong tự nhiên nguyên chất: 200gr
  • Bình thủy tinh hoặc sành sứ

Cách ngâm: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị bỏ vào bình rồi đậy kín nắp lại. Rượu ngấm ngọc cẩu tươi được ngâm tốt nhất trong thời gian tốt từ 2 đến 3 tháng. Sau khoảng thời gian trên, người dùng có thể sử dụng bình thường.

Một số bài thuốc nấm ngọc cẩu ngâm rượu
  • Bài thuốc nấm tỏa dương ngâm rượu bỏ thận tráng dương

Nguyên liệu:

+ Ngọc cẩu khô, quy bản, hoàng cầm, hoàng bá, đỗ trọng ,ngưu tất, tri mẫu: 16g.

+ Địa hoàng, đương quy: 10g.

+ Tục đoạn, phá cố chỉ: 8g.

+ Bình thủy tinh

+ Rượu: 1 lít

Cách ngâm: Đem tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi cho thêm 1 lít rượu đổ đầy. Đậy nắp kín đợi 60 ngày là có thể sử dụng được.

  • Bài thuốc ngâm rượu tỏa dương chữa thận hư

Nguyên liệu

+ Ngọc cẩu khô, sâm cau khô, ba kích tím khô, nhục thung dung: 500g.

+ Dâm dương hoắc: 50g.

+ Bình thủy tinh

+ Rượu: 8 lít

Cách ngâm: Cho tất cả nguyên liệu vào bình. Sau đó đổ thêm 8 lít rượu vào bình và đậy kín nắp. Ngâm đủ 60 ngày là người dùng có thể sử dụng được.

  • Bài thuốc nấm tỏa dương ngâm rượu tăng cường sinh lực

Nguyên liệu:

+ Nấm ngọc cẩu: 10g

+ Lộc nhung: 10g

+ Câu kỷ tử: 30g

+ Ba kích: 20g

+ Ngưu tất, nhục quế: 10g

+ Bình thủy tinh

+ Rượu: 2 lít

Cách ngâm: Đem tất cả nguyên liệu cho vào bình Cho vào bình đổ 2 lít rượu trên 40 độ. Ngâm 1 tháng thì uống được

Hướng dẫn cách bảo quản nấm tỏa dương tươi khô

Sau khi thu hái và chế biến, nếu không biết cách bảo quản, nấm ngọc cẩu rất dễ ẩm mốc và hỏng. Bởi vậy, người dùng cần áp dụng những biện pháp bảo quản riêng để giữ và sử dụng nấm lâu dài.

Cách bảo quản nấm tỏa dương tươi lâu

Sau khi mua nấm tỏa dương tươi, bạn cần bảo quản trong ngăn mát tử lạnh. Cách này có thể giúp duy trì độ tươi của nấm từ 1 đến 2 tuần. Trong thời gian này, bạn cần nhanh chóng sử dụng. Sau 2 tuần, nấm rất dễ bị hỏng. Lúc này, nấm sẽ chuyển từ màu đỏ thẫm sang màu đen. Điều này chứng tỏ nấm đã bị thối, không nên sử dụng. Nếu số lượng nấm tỏa dương tươi lớn, tốt nhất bạn nên phơi khô để bảo quản lâu hơn.

Bảo quản nấm ngọc cẩu khô không bị ẩm mốc

  • Nấm tỏa dương sau khi phơi nếu chưa khô hẳn, bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô hơn.
  • Để tránh ẩm mốc, bạn nên cho nấm khô vào túi nilon buộc kín hoặc cho vào hộp thủy tinh đậy kín nắp.
  • Không để nấm khô tại nơi ẩm ướt, có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Đeo bao tay hoặc dùng vật dụng gắp nấm khi lấy nấm ngọc cẩu sử dụng. Tuyệt đối không nên để tay tiếp xúc với nấm khô. Việc này rất dễ khiến nấm bị ẩm mốc.

Phân biệt nấm ngọc cẩu thật giả

Hiện nay nhiều thương lái nhằm trục lợi cá nhân đã nhập những loại nấm giả, nấm có hình dáng gần giống nấm ngọc cẩu để rao bán và gán mác công dụng tương đương nhau. Tuy nhiên những loại nấm giả này không hề có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, người tiêu dùng cần có những kiến thức để nhận biết, phân biệt nấm tỏa dương thật và giả.

Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi khô thật giả thông qua mùi thơm đặc trưng, màu sắc tự nhiên

Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi khô thật giả thông qua mùi thơm đặc trưng, màu sắc tự nhiên

Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi khô

Với nấm giả có nhiều loại. Trong đó có nấm non, chất lượng kém được thổi phồng tác dụng cho người mua. Ngoài ra các loại nấm có hình dáng giống nấm ngọc cẩu, nấm làm giả cũng được trà trộn vào bán. Nhiều loại nấm giả được bán còn dính độc tố trong cây nấm. Sau khi dùng chúng ta nhẹ có thể bị ngộ độc mà nặng thì bỏ mạng vì loại nấm không rõ nguồn gốc.

Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi

Nấm tỏa dương tươi dễ bị làm giả bởi các loại nấm cùng họ. Hiện nay ngoài tự nhiên cũng có nhiều loại nấm ngọc cẩu: Nấm tỏa dương ruột vàng, nấm ngọc cẩu ruột tím, nấm tròn và nấm nhọn. Theo đặc điểm hình thái có: Nấm ngọc cẩu đực, nấm tỏa dương cái.

Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào cho thấy loại nấm ruột tím hay ruột vàng là tốt hơn hay có tác dụng chữa bệnh hơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ xưa thì mọi người nên sử dụng nấm ruột vàng. Nguyên nhân là do sau khi phơi khô nấm để sử dụng thì nấm ruột vàng sẽ có hương vị thơm hơn so với loại nấm ruột tím.

Nấm tỏa dương tươi có tác dụng chữa bệnh tốt nhất là loại có chiều cao vào khoảng 10-12 cm, có ruột màu vàng, thân nấm màu vàng tươi, không bị ẩm mốc, mọng nước. Nấm ngọc cẩu đực có tác dụng tốt hơn nấm cái.

Phân biệt nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô thường được chế biến thành 2 loại: Loại nguyên cây sấy khô và loại thái lát mỏng phơi khô. Nếu chế biến đúng cách 2 loại này đều sử dụng rất tốt. Nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu thơm ngon hơn nấm tươi.

Trên thị trường hiện nay, nhiều lái buôn trộn những loại nấm khô khác giả làm nấm tỏa dương. Tuy vậy, vẫn có thể dựa vào màu sắc, mùi hương của nấm tỏa dương khô để phân biệt.

Nấm ngọc cẩu khô chuẩn

Khi phơi khô, nấm tỏa dương khô phải có mùi thơm dịu. Nấm không có hiện tượng bị ẩm mốc và không có mùi lạ. Về màu sắc, nấm có màu nâu sẫm, không vụn nát. Cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.

Nấm kém chất lượng

Khi cầm nấm giả khô hoặc nấm ngọc cẩu khô kém chất lượng, đưa lên ngửi ta không thấy mùi thơm, hoặc chỉ thấy mùi hôi. Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, thậm chí thấy mốc, bị vụn nát nhiều, thường dính nhiều chất bột. Thân nấm và củ nấm dời dạc, không liền khúc. Về hình dáng, nấm chất lượng thấp thường có kích thước lớn để tăng lãi cho người buôn.

Phân biệt nấm ngọc cẩu và nấm tích dương

Nấm tích dương là loại nấm có cùng hình dáng và cùng họ với ngọc cẩu. Tuy nhiên đây không phải là tên gọi khác của nấm ngọc cẩu. Cách hiệu quả nhất trong việc phân biệt hai loại nấm này chính là dựa vào màu sắc vỏ bên ngoài của chúng.

Cả 2 loại nấm này đều thích hợp sống ở những nơi núi cao (thường cao hơn 1000m so với mực nước biển) và ưa những nơi có khí hậu lạnh. Và cả 2 loại nấm này đều xuất hiện ở thời điểm các tháng cuối thu. Ngoài ra, cả 2 loại nấm này đều có 1 công dụng giống nhau là tăng cường sinh lý, giúp bổ thận tráng dương và dùng được cả ở nam và nữ.

Nấm ngọc cẩu và nấm tích dương rất giống nhau về hình dáng. Phân biệt hai loại nấm này dựa vào màu sắc và độ dài nấm

Nấm ngọc cẩu và nấm tích dương rất giống nhau về hình dáng. Phân biệt hai loại nấm này dựa vào màu sắc và độ dài nấm

Nấm ngọc cẩu thật

Loại nấm này thông thường phình to ở dưới gốc. Nhưng càng lên cao thì càng nhỏ và thon, thân nấm có độ dài đến 15cm. Cây nấm có bắp nhọn dài, trông thân nấm nhẵn, vỏ màu đỏ thẫm có mùi thơm và nhiều xơ.

Nấm tích dương

Nấm tích dương có hình dáng bên ngoài giống với ngọc cẩu. Đây là một loại nấm thường sống bằng cách kí sinh trên các loại cây khác. Nấm này thường có thân mềm có bên ngoài có màu nâu đỏ hay vàng nhạt, hơi trắng chứ không đỏ thắm như ngọc cẩu. Phần thân cây mọc ở dưới đất ngắn phần ở trên đất cao khoảng 40 cm, trông cao và dài hơn so với ngọc cẩu.

Phân biệt nấm ngọc cẩu ta và nấm ngọc cẩu Trung Quốc

Hiện nay trên thị trường đang bán nhiều loại nấm ngọc cẩu Trung Quốc nhưng với cái giá cắt cổ, đắt hơn so với nấm ngọc cẩu ta. Nấm tỏa dương Trung Quốc có hình dáng rất giống với nấm tỏa dương ruột tím của ta. Loại nấm này có kích thước to và dài hơn hẳn. Bởi lẽ người bán tiêm chất kích thích vào để nấm phát triển nhanh và thu lợi. Cần phân biệt hai loại nấm này để tránh mua phải nấm giả, nấm mốc gây độc khi sử dụng.

Nấm ngọc cẩu rừng Việt Nam

Nấm tỏa dương Việt Nam có hình dạng nhỏ, màu vàng hoặc đỏ tươi. Nếu để trực tiếp nhiều ngày ngoài trời sẽ hơi thâm một chút vì không có chất bảo quản. Khi phơi khô, nấm ngọc cẩu rừng có mùi thơm đặc trưng, ngâm rượu có màu đỏ nhạt, vị chát.

Nấm ngọc cẩu Trung Quốc

Nấm tỏa dương Trung Quốc có hình dáng to hơn nấm ta, màu sắc sặc sỡ do bơm thuốc kích thích. Để ngoài trời cả tuần cũng không hề bị biến màu vì được tiêm chất bảo quản. Khi nhìn vào vỏ nấm thấy ít gai hơn và màu sẫm đen chứ không đỏ tươi như nấm thật. Khi nấm ngâm rượu nấm giả thì nước rượu trong vắt không có mùi thơm của nấm.

Mua nấm ngọc cẩu giá tốt, chính hãng trên cả nước

Giá nấm ngọc cẩu sẽ được đảm bảo khi mua đúng nơi bán uy tín, tin cậy. Chúng ta có quá nhiều nơi cung cấp, nhiều nguồn bán nấm ngọc cẩu trên internet. Nhưng bạn cần thông thái trước khi mua, cần chọn đúng địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả.

Mua nấm ngọc cẩu tại các địa chỉ bán hàng online uy tín

Nấm ngọc cẩu được chào hàng tràn lan trên internet với rất nhiều cơ sở bán hàng. Vì vậy, không thể kiểm soát tình trạng nấm ngọc cẩu giả bị trộn các loại nấm khác, nấm tiêm thuốc bảo quản, chất kích thích. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn địa chỉ bán hàng online uy tín, tin cậy.

Một địa chỉ bán hàng online được cho là uy tín nếu có đủ các thành tố sau:

  • Thường xuất hiện đầu tiên trên các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Trình bày rõ ràng, thông tin minh bạch, chính xác.
  • Có nhiều lượt người xem và bình luận đánh giá về sản phẩm.
  • Có mục bình luận công khai trên mỗi sản phẩm.
  • Có địa chỉ bán và trụ sở rõ ràng, được Bộ Công Thương cấp giấy phép bán hàng online.
Chọn địa chỉ mua nấm ngọc cẩu uy tín, chính hãng, có kiểm định chất lượng tại các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng...

Chọn địa chỉ mua nấm ngọc cẩu uy tín, chính hãng, có kiểm định chất lượng tại các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…

Địa chỉ nơi bán nấm ngọc cẩu rừng Tây Bắc

Nấm ngọc cẩu sinh trưởng trên núi cao hơn 1500m, khí hậu lạnh. Vì vậy, nấm toả dương mọc tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, được các đồng bào dân tộc thu hái về. Nấm tỏa dương được bán nhiều ở các chợ nhỏ vùng cao. Một số tỉnh có nấm ngọc cẩu như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

Bạn có thể mua nấm ngọc cẩu rừng chính gốc tại các tỉnh thành này khi đi du lịch. Có rất nhiều địa chỉ bán nấm ngọc cẩu khác nhau. Không thể khẳng định nơi nào bán nấm ngọc cẩu thật, giả. Vì vậy, nên chọn nấm ngọc cẩu dựa trên hình thức và giá thành.

Mua nấm ngọc cẩu ở đâu tại Hà Nội?

Giá nấm ngọc cẩu tại Hà Nội không quá cao so với các tỉnh Tây Bắc. Vì vậy, bạn không cần mất nhiều công sức để mua được nấm toả dương thật. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội, internet thường rao bán nấm ngọc cẩu rất tràn lan. Vì vậy, khi mua nấm ngọc cẩu cần lưu ý sau:

  • Nên đến một số hiệu thuốc Đông y uy tín tại Hà Nội;
  • Nên mua nấm ngọc cẩu qua các cơ sở đã được kiểm định chất lượng.

Mua nấm ngọc cẩu ở đâu tại TP. HCM?

Có thể nói, nhu cầu mua hoa nấm ngọc cẩu của người dân Hà Nội và TP HCM đang tăng cao. Tuy nhiên, đây lại không phải là nơi trồng được ngọc cẩu. Tất cả các sản phẩm đều được vận chuyển từ Sapa xuống theo dạng bột hoặc khô để bán trên thị trường. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là mua nấm tỏa dương ở đâu uy tín.

Với người dân Hà Nội thì có thể đi xe lên vùng núi Tây Bắc để mua hoa tam thất tươi. Nhưng với người TP.HCM thì điều này trở nên khó khăn hơn vì tỏa dương tươi không sơ chế dễ hỏng sau vài ngày. Hiện nay ở các thành phố lớn có khá nhiều cửa hàng bán nấm tỏa dương uy tín.

Mua nấm ngọc cẩu tại Hải Phòng và các tỉnh khác

Giá nấm ngọc cẩu tại Hải Phòng, các tỉnh thành khác cũng tương tự so với Hà Nội, TP. HCM. Bên cạnh việc tìm đến các nhà thuốc Đông y, cơ sở uy tín thì bạn cũng nên biết cách chọn mua nấm ngọc cẩu tốt qua hình dáng, màu sắc, mùi vị.

Các địa chỉ bán hàng online có thể đảm bảo nhu cầu mua bán nấm ngọc cẩu tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Bạn nên mua nấm ngọc khô thay vì tươi để đảm bảo nấm đã được sơ chế không mốc, dễ dàng sử dụng và bảo quản.

Cách chọn mua nấm ngọc cẩu chất lượng

Hiện nay chẳng khó để tìm mua loại nấm này, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn nấm tốt, nấm thật. Nấm ngọc cẩu có thể mua ở dạng tươi hoặc ở dạng khô, tùy theo mục đích và điều kiện bảo quản, thời gian sử dụng của người mua. Vì vậy, người tiêu dùng cần lưu ý cách chọn nấm ngọc cẩu tươi khô chất lượng, không ham rẻ mà mua phải nấm giả.

Màu sắc nấm dạng tươi: Phần thân trên nấm có màu tím hoặc đỏ nhưng phần chân nấm có màu trắng. Vì vậy bạn không cần lo ngại nếu thấy màu trắng xuất hiện ở lòng chân nấm. Mùi hương, màu sắc nấm dạng khô: Nấm tỏa hương thơm khá đậm, bạn nên tránh mua loại không còn mùi hương hoặc có mùi hôi. Nấm khô có màu vàng nâu sậm, hãy tránh các loại nấm chuyển sang trắng hoặc đen.

Mua được nấm ngọc cẩu tươi chất lượng tốt

Để mua được nấm ngọc cẩu tươi chất lượng tốt với giá bán phải chăng, bạn nên chọn những thời điểm thích hợp. Ví dụ thời điểm mua nấm ngọc cẩu tươi bạn nên mua vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.

Mua nấm ngọc cẩu khô giá rẻ chất lượng

Để mua nấm ngọc cẩu khô giá rẻ chất lượng, bạn nên chọn mua từ thời điểm tháng 1 đến tháng 5. Thời gian này nấm con mới mọc, sản lượng dồi dào nên giá bán rẻ hơn các thời điểm khác trong năm tới vài trăm ngàn/kg. Vậy bạn đã mua được nấm ngọc cẩu vừa có chất lượng tốt, vừa có giá bán rẻ hơn các thời điểm khác.

Giá nấm ngọc cẩu trên thị trường hiện nay

Khi tác dụng nấm ngọc cẩu được lan truyền rộng rãi, nhiều người nhanh chóng săn tìm loài thảo dược này. Nấm được ví như viagra giúp tăng cường sinh lý chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng. Cũng bởi nhu cầu lớn nên giá tỏa dương được các thương lái đẩy lên cao. Vậy giá nấm ngọc cẩu bao nhiêu tiền 1kg?

Nấm ngọc cẩu trên thị trường được bán dưới 2 loại chính là loại tươi và khô. Mỗi loại có một mức giá khác nhau:

  • Giá nấm tỏa dương khô dao động từ 200.000 – 800.000đ/kg.
  • Nấm tỏa dương tươi dao động từ 800.000đ – 2.000.000đ/kg.
  • Có thời điểm, tại Hà Nội, giá nấm tỏa dương lên tới 4 triệu đồng/kg.
Giá nấm ngọc cẩu tươi khô có sự khác nhau giữa các tỉnh thành

Giá nấm ngọc cẩu tươi khô có sự khác nhau giữa các tỉnh thành

Giá nấm ngọc cẩu khô bao nhiêu tiền 1kg?

Dưới đây là thống kê mức giá tại các nơi mua bán nấm ngọc cẩu bạn có thể tham khảo. Để mua được nấm thật, chất lượng tốt, giá chuẩn, bạn nên mua tại địa chỉ uy tín, có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng.

Giá nấm ngọc cẩu khô tại Hà Nội

Nấm ngọc cẩu khô tại Hà Nội có mức giá dao động từ 800.000 – 1.500.000đ/ kg. Tùy theo từng loại và mùa vụ, giá nấm có sự biến động khác nhau. So với các khu vực khác, giá nấm tỏa dương tại Hà Nội cao hơn do công vận chuyển và sơ chế. Hay nấm tỏa dương ruột tím thường cao hơn ruột vàng chừng 100.000 – 300.000đ/kg.

Giá nấm ngọc cẩu khô tại TP HCM

Giá nấm tỏa dương khô tại TP HCM dao động từ 600.000 – 1.500.000đ/ kg. Bên cạnh đó, người dùng có thể mua rượu nấm ngọc cẩu với giá 1.800.000đ/ bình 10 lít. Nấm tại đây thường được vận chuyển từ miền Bắc. Nguyên nhân do nấm này chỉ sinh trưởng và phát triển tại khu vực có khí hậu lạnh.

Giá nấm ngọc cẩu khô tại các tỉnh Tây Bắc

Nấm ngọc cẩu phân bố nhiều tại các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Hoà Bình… Bởi vậy, khi mua nấm ở đây có giá thành rẻ hơn các khu vực khác. Nếu bạn mua trực tiếp tại các tỉnh có nấm mọc nhiều, giá nấm tỏa dương khô chỉ giao động từ 400.000 – 600.000đ/kg.

Giá nấm tỏa dương có sự chệnh lệch giữa các tỉnh. Tại các tỉnh có nấm ngọc cẩu sinh trưởng, giá nấm thường rẻ hơn. Ngược lại, những nơi không có nấm thì gái cao hơn do chi phí vận chuyển và bảo quản.

Giá nấm ngọc cẩu tươi chính hãng

So với nấm ngọc cẩu khô, nấm tỏa dương tươi có giá rẻ hơn hẳn. Tuy nhiên, nấm ngọc cẩu tươi thông thường chỉ bán khi vào mùa, từ tháng 10 đến tháng 5.

Giá nấm tỏa dương tươi tại các tỉnh Tây Bắc

Nếu may mắn, bạn có thể mua được nấm ngọc cẩu tươi trực tiếp từ những người đi hái. Khi này, giá nấm tương đối rẻ, chỉ khoảng 100.000 – 150.000đ/kg. Thậm chí, nếu mua với số lượng lớn, giá nấm còn rẻ hơn đáng kể.

Giá nấm ngọc cẩu tươi tại Hà Nội

Hà Nội không phải địa bàn phân bố của nấm ngọc cẩu. Bởi vậy, để mua được nấm tươi, bạn phải đặt mua trước 1 ngày. Sau đó, người bán sẽ đặt nấm tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và bán ra với giá từ 200.000 đến 400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu không đúng mùa, bạn có thể chọn mua nấm khô để dễ dàng sử dụng.

Giá nấm toả dương tươi tại TP. Hồ Chí Minh

Cũng tương tự như Hà Nội, tại TP HCM, nấm ngọc cẩu tươi không không dễ dàng tìm mua. Do phải vận chuyển từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào nên giá thành nấm tươi cao hơn các khu vực khác. Giá nấm giao động từ 250.000  – 500.000đ/kg.

Tại TP HCM, nấm ngọc cẩu khô thường được ưa dùng hơn nấm tươi. Bởi nấm tỏa dương tươi khó bảo quản, có thể gây ngộ độc nếu không biết cách sơ chế.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button