Tiểu đường nên kiêng ăn gì, uống gì để duy trì sự ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng? Thực phẩm có hại cho người tiểu đường có những loại nào?
Tiểu đường nên kiêng ăn gì, uống gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hụt hoặc không có insulin. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến, mù lòa, loét chân…
Hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi đái tháo đường. Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết của người bệnh. Vậy tiểu đường nên kiêng ăn gì, thực phẩm có hại cho người tiểu đường có những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp điều này.
Thực phẩm có hại cho người tiểu đường?
Người bị đái tháo đường có lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Do đó, bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo có hại, nhiều đường, thực phẩm dễ tiêu hóa… Bởi chúng sẽ khiến đường huyết tăng mạnh hoặc làm tăng cholesterol xấu (gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch).
Tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là lời khuyên về tiểu đường nên kiêng ăn gì, uống gì từ trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương.
Người bệnh đái tháo đường không được ăn đồ ngọt
Chất ngọt là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, nó làm bệnh tình tiến triển theo chiều hướng xấu, làm tăng khả năng mắc các biến chứng nặng nề. Do đó, người tiểu đường tuyệt đối không được ăn ngọt, đặc biệt là những thức ăn dưới đây:
- Trái cây khô;
- Trái cây chín, ngọt: xoài, na, nhãn, mía, nho…
- Bánh quy, bánh ngọt, kem, kẹo…
Người bệnh có thể tiêu thụ các chất ngọt nhân tạo có trong nước uống chứa aspartam và sacharine. Chúng vừa làm giảm lượng đường ăn vào vừa tạo cảm giác ngon miệng.
Thức ăn giàu chất béo bão hòa có hại cho bệnh tiểu đường
Đáp án cho câu hỏi tiểu đường nên kiêng ăn gì là thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho cơ thể. Ăn nhiều chất béo thì nguy cơ tăng cân rất cao. Đồng thời, việc này còn góp phần làm giảm hoạt lực của insulin và hạn chế sự sản xuất insulin của tuyến tụy.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các chất béo bão hòa và cholesterol có trong:
- Thịt mỡ;
- Phủ tạng động vật;
- Lòng đỏ trứng;
- Pho mát, bơ sữa;
- Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp: xúc xích, đồ đông lạnh, mỳ tôm, khoai tây chiên…
Theo các chuyên gia, lượng cholesterol đưa vào cơ thể người bệnh phải dưới 300mg/ngày và dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu mè thay cho lượng mỡ bão hòa.
Tiểu đường nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột
Tinh bột là chất dinh dưỡng cần thiết trong mọi bữa ăn của người bình thường. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột bởi chúng rất dễ được tiêu hóa, do đó làm tăng đường huyết đáng kể sau ăn.
Do đó, bệnh nhân cần ăn ít những thực phẩm sau:
- Gạo trắng, bánh mỳ trắng…
- Khoai tây, khoai sọ, ngô; sắn…
- Các chế phẩm từ gạo: bún, phở, miến, mỳ…
Thay vào đó, họ có thể sử dụng gạo lứt, ngũ cốc thô, ít bị chà xát vì lớp vỏ của chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Bệnh đái tháo đường nên kiêng uống gì?
Ngoài ăn gì thì uống gì cũng đóng góp một phần không nhỏ tới tiến triển của bệnh tiểu đường. Dưới đây là những loại đồ uống mà người bệnh nên hạn chế.
Người tiểu đường không được uống rượu bia
Bia rượu, đồ uống có cồn là thứ mà bệnh nhân đái tháo đường phải tuyệt đối tránh. Bởi khi kết hợp cùng những thức ăn có đường, rượu bia sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng không kiểm soát.
Nước ngọt, nước có ga không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
Đường hóa học nhân tạo trong nước ngọt, nước có ga dễ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, họ cần hạn chế tối đa những thức uống này.
Tiểu đường nên ăn gì, uống gì?
Bên cạnh việc tìm đáp án cho câu hỏi tiểu đường nên kiêng ăn gì, uống gì thì người bệnh nên tiêu thụ nhiều những thực phẩm dưới đây:
- Rau quả có màu xanh đỏ: bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, rau chân vịt…
- Trái cây tươi, ít đường: táo, ổi, các loại quả có múi…
- Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch…
- Các loại hạt: hạnh nhân, hướng dương, bí ngô, mè…
- Thịt trắng, thịt nạc: thịt gà (bỏ da), cá, thịt bò…
Ngoài những thức ăn trên, bệnh nhân có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng chữa trị tiểu đường như nấm lim xanh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật, Mỹ, trong nấm lim xanh có chứa hàm lượng cao các chất như proteoglycan, beta glucan… Chúng có khả năng:
- Kích thích tuyến tụy sản sinh insulin;
- Giảm lượng đường trong máu sau ăn;
- Giảm mỡ máu, ổn định huyết áp;
Bên cạnh đó, nấm lim xanh còn có tác dụng:
- Tăng cường sức đề kháng;
- Thanh lọc cơ thể;
Do đó, sử dụng nấm lim xanh thường xuyên sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa biến chứng tiểu đường cũng như giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
Lưu ý về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường, cần chú ý những điều sau:
- Ưu tiên món hấp, luộc nướng; hạn chế món chiên, xào;
- Không dùng mỡ động vật để chế biến thức ăn;
Ngoài ra, người bệnh cũng cần nhớ:
- Không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối có trong nước chấm, gia vị…
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa;
- Ăn chậm nhai kỹ;
- Chia lượng thức ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày để đường huyết không tăng sau ăn;
Xem thêm thông tin tại: https://tuoitre.vn/che-do-an-cho-benh-nhan-tieu-duong-1234423.htm
.