Giỏ hàng

Bệnh thường gặp ở người già là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thường gặp ở người già phổ biến là loãng xương, đột quỵ, bệnh về hệ tiêu hóa, hô hấp, bệnh tiền đình… Chúng có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp ở người già do sức khỏe yếu dần vì tuổi cao, các chức năng cơ thể bị suy giảm. Bạn nên tìm hiểu những bệnh mà người cao tuổi thường mắc dưới đây để có cách phát hiện, điều trị hoặc phòng tránh đúng cách.

Bệnh thường gặp ở người già là rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thường có những nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào?

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở người già.

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở người già.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Môi trường ô nhiễm, thời tiết chuyển mùa, nhiễm độc hóa chất, thuốc… Các bệnh lý về tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ…  Chính là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người già.

Rối loạn tiền đình có triệu chứng nào?

Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, ùa tai… là những biểu hiện dễ thấy ở người cao tuổi mắc tiền đình.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng về tai (mất khả năng nghe), tổn thương thần kinh trung ương.

Tỷ lệ người cao tuổi mắc rối loạn tiền đình là 2,0 %.

Điều trị rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Cải thiện bệnh nhờ bài tập đơn giản

– Các bài tập đầu, cổ:

  • Ngửa cổ ra sau, cúi đầu xuống, sau đó nghiêng sang trái rồi qua phải. Làm khoảng 15 lần.
  • Nằm ngửa ra giường, dùng một tay giữ cằm và 1 tay đặt lên đỉnh đầu. Sau đó vặn mạnh về một bên rồi đổi bên có tiếng kêu “rắc” là được. Làm khoảng 10 lần.
  • Đan các ngón tay vào nhau, đặt sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực. Làm khoảng 10 lần.

– Các bài tập xoa mặt, tay:

  • Áp 2 bàn tay vào nhau, xoa nóng rồi xoa lên mặt, hốc mắt và tai. Làm khoảng 10 lần.

– Bài tập day ấn huyệt:

  • Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa tự day các huyệt như 2 bên thái dương, sống mũi, nội quan, túc tam lý, phong trì…
  • Day ấn huyệt mỗi lần từ 5-10 phút. Mỗi lần day khoảng 10 cái.

– Các bài tập thể dục khác:

  • Đi bộ nhẹ nhàng.
  • Hai chân đứng rộng bằng vai, cúi gập người sao cho đầu ngón tay chạm vào ngón chân. Vung 2 tay lên xuống đồng thời quay cả mặt theo. Làm liên tục 10 lần.
Điều trị bệnh bằng thuốc tân dược

Thuốc kháng histamin, kháng cholineric hoặc Funarizine, Cinarizine, Cinnarizin… thường có tác dụng nhanh, cắt giảm các cơn đau do chứng rối loạn tiền đình gây ra.

Bệnh loãng xương thường gặp nhiều ở người già

Bệnh loãng xương là bệnh thường gặp ở người già, xảy ra ở các cơ xương khớp. Do tình trạng giảm khối lượng xương, lún các đốt xương, gãy xương.

Vì sao người già thường mắc bệnh loãng xương?

Khi tuổi tác ngày một cao, nội tiết tố giảm, cùng với việc ăn uống không khoa học (thiếu chất, không đúng bữa) là nguyên nhân gây loãng xương ở người già.

Biểu hiện của bệnh loãng xương ở người già

Hiện tượng tăng quá trình hủy xương và giảm hoạt động tạo xương do tế bào xương bị lão hóa. Sự hấp thụ canxi ở ruột bị hạn chế và gây suy giảm các hormone sinh dục.

  • Đau nhức xương.
  • Đau cột sống.
  • Bị gù vẹo cột sống.
  • Đổ nhiều mồ hôi, ớn lạnh…

Người cao tuổi mắc loãng xương chiếm 1,9 %.

Người cao tuổi thường mắc bệnh loãng xương.

Người cao tuổi thường mắc bệnh loãng xương.

Loãng xương ở người già được điều trị như thế nào?

Dùng thuốc chữa loãng xương cho người già

– Nhóm thuốc tạo xương như canxi, vitamin, thuốc chống đông hóa.

– Nhóm thuốc chống hủy xương: Bao bao gồm các nhóm nhỏ là hormone và nhóm thuốc Calcitonin, bisphosphonat.

Tất cả những thuốc trước khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Tăng cường tập thể dục thể thao: đi bộ, tập dưỡng sinh, chơi cầu lông, đạp xe… Những hoạt động này giúp các khớp xương được vận động, tránh đông hóa và cơ xương chắc khỏe.

Người già nên hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và sử dụng thuốc an thần. Nên bổ sung sữa chứa canxi mỗi ngày (có thể thay nước lọc) để giúp xương chắc khỏe.

Huyết áp tăng cao là bệnh thường gặp ở người già

Huyết áp được cho là tăng khi huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Nguyên nhân cao huyết áp ở người già

Do chế độ ăn uống sinh hoạt nhiều mỡ, muối… Nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa thành mạch dẫn đến lòng mạch hẹp và huyết áp tăng.

Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như như tai biến mạch máu não, suy tim…

Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7 %.

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở người già

– Nhức đầu là dấu hiệu ban đầu của người già bị huyết áp cao.

– Chảy máu mũi là dấu hiệu của cao huyết áp giai đoạn đầu.

– Tê hoặc ngứa các chi.

– Buồn nôn hoặc nôn, khó thở và nhìn mờ là biểu hiện người cao huyết áp.

– Chóng mặt, đi lại khó khăn, bị ngất đột ngột.

Xem thêm:

Điều trị bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi như thế nào?

– Về chế độ ăn cho người cao tuổi:

  • Ăn ít muối, giảm cân nếu thừa cân.
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia, cafe.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn đủ bữa.

– Về chế độ tập luyện thể thao:

  • Đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền…
  • Tập 30 phút một ngày.

– Sử dụng bài thuốc từ thiên nhiên:

  • Dùng nước uống từ hoa hòe, nước ngô luộc, chè sen…
  • Dùng thiên ma, bạch thược, câu đằng, chi tử mỗi thứ 12g, hoàng cầm 8g, mẫu lệ mỗi thứ 20g. Ngày uống một thang, sắc uống làm 3 lần.
  • Thục địa, hạ khô thảo mỗi thứ 16 g, bạch linh, đan bì, kỷ tử, cúc hoa mỗi thứ 12g, thạch quyết minh 20g, câu đằng 10g. Ngày một thang, chia làm 3 lần.
  • Bán hạ chế, thạch xương bồ, trần bì, thiên ma mỗi thứ 8g, bạch linh, cam thảo 4 g. Một ngày một thang, sắc uống làm 3 lần.

 

 

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button