Bệnh cao huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về tim mạch, tiểu đường, thận…. Vậy bệnh cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, cách điều trị?
Bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, tăng xông. Bệnh phổ biến ở người già, béo phì hay mắc một số bệnh lý liên quan: Tiểu đường, mỡ máu cao….
Huyết áp được hiểu áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp cao xảy ra khi lực tác động của máu lên thành mạch quá cao khiến tim phải hoạt động liên tục để đáp ứng nhu cầu đưa máu đi nuôi cơ thể.
Người ta dựa vào 2 trị số: Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) để chẩn đoán một người có mắc bệnh huyết áp hay không.
Ví dụ: Một người bình thường có mức huyết áp là 120/80 mmHg. Điều này có nghĩa huyết áp tâm thu là 120, huyết áp tâm trương là 80.
Tuy nhiên, một người được xem như bị bệnh tăng xông nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg.
Nguyên nhân cao huyết áp
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tăng huyết áp. Mỗi triệu chứng bệnh lại có những nguyên nhân khác nhau.
Cân nặng ảnh hưởng đến huyết áp
Nhóm người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao. Những người có trọng lượng cơ thể càng lớn thì càng cần máu lưu thông để cung cấp năng lượng và oxy. Bởi vậy, sự tăng dịch cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Tuổi tác là nguyên nhân chính của bệnh tăng xông
Bất kì đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh cao huyết áp. Theo thống kê cho thấy, người có tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị huyết áp lớn. Đặc biệt, người cao tuổi thường bị cao huyết áp ở dạng tăng huyết áp tâm thu.
Hút thuốc, uống rượu bia – nguyên nhân phổ biến tăng huyết áp
Theo nghiên cứu, hút thuốc lá khiến huyết áp tăng đột biến. Người sử dụng thuốc lá thường xuyên có thể tăng huyết áp tâm thu đến hơn 4 mmHg. Chất nicotin trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh sản xuất ta chất làm co mạch máu. Theo đó làm huyết áp tăng cao.
Chất cồn trong rượu bia có tác động tiêu cực đến huyết áp. Cơ thể cứ tiếp nhận 10g cồn thì huyết áp tăng lên khoảng 1 mmHg. Nếu sử dụng rượu bia trong thời gian dài thì huyết áp cao có thể diễn tiến thành mạn tính.
Chế độ ăn uống giàu chất béo khiến huyết áp tăng cao
Chế độ ăn giàu chất béo làm tăng lượng cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Lượng cholesterol cao là nguyên nhân chính gây xơ vữa, tăng nguy cơ cao huyết áp.
Ăn quá mặn liên quan trực tiếp đến bệnh cao huyết áp
Ăn quá nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của natri vào màng tế bào. Hàm lượng ion natri cao chuyển vào tế bào cơ trơn của mạch máu. Theo đó, lượng nước trong tế bào nhiều làm tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến huyết áp cao
Lười vận động tăng nguy cơ cao huyết áp
Những người lười vận động thường có nhịp tim nhanh, khiến động mạch hoạt động nhiều hơn. Không những thế, đây còn là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì cao. 3 tình trạng trên góp phần không nhỏ làm huyết áp tăng cao.
Cao huyết áp có thể do di truyền
Nếu người trong gia đình bạn có tiểu sử bị cao huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Một số bệnh có ảnh hưởng đến huyết áp
Bên cạnh đó, nhóm người mắc các bệnh như mỡ máu cao, tiểu đường hay gan nhiễm mỡ… cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Triệu chứng bệnh tăng huyết áp
Theo kết quả nghiên cứu, có đến 33% người huyết áp cao không biết mình mắc bệnh. Nguyên nhân xuất phát từ triệu chứng không cụ thể của bệnh. Hoặc cũng có thể do nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh khác.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở người cao huyết áp:
- Nhức đầu: Triệu chứng xuất hiện khi huyết áp cao đã diễn tiến thành ác tính.
- Chảy máu mũi: Là dấu hiệu tăng huyết áp ở giai đoạn đầu. Nếu huyết áp tăng đột ngột, chảy máu mũi không ngừng thì bạn cần nhanh chóng đi khám bác sỹ để xác định bệnh.
- Xuất hiện vệt máu trong mắt. Đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.
- Tê, ngứa rát các chi: Là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của do bệnh cao huyết áp.
- Buồn nôn, nôn: Không chỉ là biểu hiện của tăng huyết áp, đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Bởi vậy, cần kết hợp với các dấu hiệu như nhìn mờ, khó thở để xác định bệnh.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đến bác sỹ để có chuẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị bệnh huyết áp cao phù hợp.
Tham khảo thêm: http://suckhoedoisong.vn/tu-khoa/cao-huyet-ap/
Phương pháp điều trị huyết áp cao
Huyết áp cao không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, não, thận…. Bởi vậy, cần có phương pháp điều trị huyết áp cao đúng cách để ngăn ngừa hậu quả của bệnh.
Điều chỉnh lối sống giúp điều hòa huyết áp
Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định huyết áp
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, người bệnh huyết áp nên nên duy trì vận động thường xuyên để kiểm soát trọng lượng cơ thể và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh nên áp dụng các bài tập vừa sức và phù hợp để phòng tránh ngụy cơ đột quỵ.
Hạn chế muối giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp
Muối có tác động trực tiếp đến huyết áp. Những người có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh tăng huyết áp nên cắt giảm lượng muối trong thức ăn. Áp dụng chế độ ăn nhạt là phương pháp ổn định huyết áp hiệu quả.
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp giúp cân bằng huyết áp
Thực đơn cho người cao huyết áp nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng và chất xơ. Các chất này có nhiều trong rau xanh, củ quả.
Bên cạnh đó, từ bỏ các thói quen như hút thuốc, uống rượu, bia. Đây là các nguyên nhân gây tăng huyết áp hàng đầu.
Chữa cao huyết áp bằng rau củ quả hiệu quả hơn hẳn thuốc Đông, Tây y?
Chữa trị cao huyết áp bằng thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh huyết áp cao
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không đạt được mức huyết áp mục tiêu, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị huyết áp cao theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Hiện nay, có các nhóm thuốc hỗ trợ và điều trị cao huyết áp như:
- Nhóm thuốc chẹn beta bao gồm propranolol, nadolol, pindolol, timolol, metoprolol, atenolol….
- Nhóm thuốc đối kháng canxi bao gồm nicardipin, nifedipin, amlodipin, felidipin, verapamil, isradipin, diltiazem…
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển gồm enalapril, captopril, benazepril, lisinopril….
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II bao gồm Irbesartan, candesartan, valsartan.
Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nấm lim xanh hàng ngày để ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm lim xanh có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Nấm lim xanh có chứa nhiều dược chất quý như riterpenoid, carbohydrate, polysaccharides, vitamin và các khoáng chất thiết yếu…. Các chất này có tác dụng cân bằng cholesterol, giảm mỡ máu, thúc đẩy lưu thông máu. Nhờ đó, các chỉ số huyết áp được duy trì ở mức bình thường.
.