Quả mướp hương là gì và tác dụng quả mướp hương chữa bệnh gì: đau đầu, trĩ, viêm mũi,… Các thành phần dược chất trong quả mướp hương. Cách dùng mướp hương chữa bệnh hiệu quả. Hình ảnh mướp hương và cách nhận biết mướp hương ra sao? Giá mướp hương bao nhiêu? Cách trồng mướp hương như thế nào?
Mướp hương là gì?
Mướp hương là gì? Mướp hương (Smooth Luffa) là thực vật dây leo, tên khoa học Luffa Aegyptiaca, họ bầu bí, chi Mướp (Luffa). Chúng là loài cây bản địa của vùng Bắc Phi. Ngoài ra, mướp hương còn có tên gọi khác như: mướp ta, mướp gối.
Mướp hương có đặc điểm như sau:
- Lá: 5-7 thùy có rang và mọc so le, dạng tim.
- Hoa đơn tính màu vàng, hoa cái thường mọc đơn độc.
- Những hoa đực tập hợp lại thành chùm dạng chùy.
- Quả dài khoảng 25-35 cm, rộng 6-8 cm, có hình trụ.
- Mặt ngoài vỏ có màu lục nhạt và đường gân xanh chạy dọc.
- Quả khi già thì sẽ khô, bên trong là nhiều xơ dai.
- Dễ trồng, thích nghi với nhiều môi trường.
- Quả có mùi thơm.
Mướp gối là một loại thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Mướp hương rất dễ chế biến, lại mang nhiều dinh dưỡng nên được người dân ưa chuộng. Không chỉ vậy, cây mướp hương còn được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh. Ngoài ra, xơ từ quả mướp chín cũng được tận dụng làm vật cọ rửa hữu hiệu.
Xem thêm: http://kinhtenongthon.com.vn/cach-trong-muop-huong/
Thành phần dược chất của mướp hương
Thành phần dược chất của mướp hương rất đa dạng. Rất nhiều người chỉ nghĩ đây là một nguyên liệu nhà bếp bình thường. Thế nhưng chúng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
Các thành phần hóa học của mướp hương:
- Quả mướp chứa chất đắng, chất nhầy, Saponin, Mannan, Lignin, Galactan, mỡ, Protein 1,5%.
- Mướp tươi chứa nhiều Phytin, Choline, các loại Acid amin tự do.
- Hạt chứa chất đắng Cucurbitacin B, trong nhân có 41-45% chất dầu.
Các bộ phận của cây mướp hương:
- Xơ mướp:
- Vị ngọt, tính bình.
- Giúp thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, hoạt huyết thông lạc.
- Dây mướp:
- Vị ngọt, có tính bình.
- Giúp thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Lá mướp:
- Vị đắng, chua và hơi hàn.
- Tác dụng chỉ huyết, hoá đàm chỉ khái, thanh nhiệt giải độc.
- Hạt mướp:
- Vị hơi ngọt, tính bình.
- Công dụng thanh nhiệt hoá đàm, sát trùng.
- Quả mướp:
- Vị ngọt, tính mát.
- Tác dụng lương huyết giải độc, thanh nhiệt hoá đàm.
- Rễ mướp có tác dụng làm thanh nhiệt giải độc.
Các thành phần dược chất của mướp gối đã được khoa học nghiên cứu và chỉ ra. Bởi ích lợi các chất khá nhiều nên mướp gối được ứng dụng sâu rộng trong đời sống con người.
Mướp hương được coi là vị thuốc rẻ tiền.
Tác dụng của mướp hương
Tác dụng của mướp hương như thế nào? Đây là điều nhiều người thắc mắc. Theo Đông y, quả mướp rất lành tính, không gây hại, có thể dùng để trị nhiều bệnh. Từ hoa cho đến xơ mướp, mướp tươi hay mướp khô đều có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể như:
- Công dụng chữa chứng đậu sởi.
- Kích thích tiết sữa cho các bà mẹ đang nuôi con.
- Tăng cường sự tuần hoàn trong cơ thể.
- Tác dụng trị gân cốt đau nhức hay đau mỏi ngực sườn.
- Chữa kinh nguyệt không đều, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.
- Dùng ngoài chữa vết thương chảy máu, ghẻ lở, mụn, nắng nóng miệng khát.
- Điều trị ho gà, ho nhiều đờm, nhiễm giun đũa, tiểu tiện khó.
- Chữa đau lưng, viêm mũi và viêm nhánh khí quản hiệu quả.
- Phòng ngừa những bệnh về mắt, trị hen hay chứng khó thở.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường hay đau cơ, giảm viêm khớp.
- Giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, đau nửa đầu, bệnh trĩ.
- Công dụng duy trì não bộ, làm đẹp da hiệu quả.
Công dụng của mướp gối được coi là khá “thần kỳ”. Các nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng làm lành các tổn thương nhanh chóng của loại mướp này. Người sử dụng có thể hoàn toàn an tâm khi dùng mướp gối mà không lo có tác dụng phụ.
Cách dùng mướp hương
Cách dùng mướp hương tốt cho sức khỏe ra sao? Đây là câu hỏi mà nhiều bà nội trợ đặc biệt quan tâm. Công dụng đặc biệt và cách sử dụng của mướp hương đã được ghi trong cuốn “Lục xuyên bản thảo”. Người dùng có thể tham khảo theo những cách dưới đây:
Dùng mướp hương chữa sốt cao:
- Hoa mướp 20g, đậu xanh 100g để cả vỏ.
- Ninh nhừ đậu lấy 400ml nước cốt.
- Hoa mướp thái nhỏ, thả vào rồi đun sôi 5-10 phút.
- Chắt nước uống 2-3 lần/ngày.
Mướp hương chữa đau nửa đầu, viêm mũi:
- Dùng 15-30g rễ mướp, đem sắc uống mỗi ngày.
Chữa mụn nhọt, nhiễm trùng:
- Lá mướp khô đem đốt lấy tro, đắp vào rất hiệu quả.
Trị đau lưng, đau hông:
- Thân cây mướp 30g, hổ trượng 15g, xa tiền tử 30g, hoàng bá 10g.
- Mang sắc nước uống 1 thang/ngày.
Mướp hương chữa tắc tia sữa:
- Xơ mướp 1 cái, hành tươi (khô) 1 củ, gai bồ kết 10 cái.
- Tất cả băm nhỏ, sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml.
- Uống 2 lần trong ngày, duy trì trong 2-3 ngày.
Mướp hương chữa viêm đường tiết niệu:
- Quả mướp sạch 200g, nấu nhừ với 350ml nước.
- Ăn cùng ít mật ong, mỗi ngày ăn 2 lần.
- Sử dụng 10 ngày/một liệu trình.
Phương pháp sử dụng mướp hương kể trên không quá phức tạp. Người dùng có thể thực hiện ngay tại nhà. Cần tuân thủ đúng trình tự để mướp hương đạt công dụng tốt nhất.
Dược liệu | Mướp hương, mướp gối. |
Thành phần | Vitamin C, Protein, Axid amin,… |
Công dụng | Chữa đau đầu, sốt cao, tắc sữa,… |
Cách dùng | Cách sắc nấu thân, lá, hoa, rễ, quả mướp hương. |
Hình ảnh | Hình ảnh mướp hương. |
Nhận biết | Nhận biết mướp hương và mướp trâu. |
Giá thành | 15.000 đồng đến 40.000 đồng/kg. |
Cách trồng | Cách trồng mướp hương tại nhà. |
Xem thêm:
Hình ảnh mướp hương
Hình ảnh mướp hương có dễ nhận ra không? Trên thực tế, đây là loại thực vật dây leo có đặc thù riêng, khó lẫn với loại thực vật khác. Người ta có thể nhìn ra cây mướp hương thông qua các hình dáng bên ngoài. Ví dụ như:
- Dây leo bằng tua có cuốn phân nhánh, thường từ 4-6 nhánh.
- Tua cuốn màu xanh lục nhạt, đa giác, lông ngắn màu trắng.
- Thân thường dài khoảng 5-10 mét, leo trên cao.
- Lá rộng 7-20 cm, dài 8-16 cm, 2 mặt có lông nhám màu trắng.
- Hoa vàng được mọc từ nách lá ra.
- Hạt có hình trứng dẹp màu đen, 2 đầu tròn, có rìa.
Hình ảnh mướp gối xuất hiện nhiều tại các phiên chợ và trong bữa cơm của gia đình. Mọi người thường chế biến mướp với nhiều món ăn khác nhau. Trong đó phải kể đến như: mướp xào, nấu canh mướp, mướp luộc,…
Cách nhận biết mướp hương
Cách nhận biết mướp hương như thế nào để mua được loại đúng chuẩn? Hiện nay ở Việt Nam phổ biến 2 loại mướp là: mướp hương và mướp trâu. Vậy làm sao để có thể phân biệt được chúng. Dưới đây là những hướng dẫn phân biệt cơ bản người mua có thể tham khảo. Cụ thể như:
Nhận biết qua mùi vị:
- Mướp hương có mùi thơm ngọt dịu đặc trưng.
- Mướp trâu có vị ngọt, không thơm.
Phân biệt bởi hình dáng:
- Quả mướp hương dài 25-35 cm, vỏ xanh sáng.
- Quả mướp trâu lớn và dài hơn, sọc kẻ cũng đậm hơn.
Sau khi chế biến:
- Mướp trâu thường dai hơn, hơi hắc.
- Mướp hương mềm.
Phương pháp nhận biết mướp gối rất dễ và người dùng có thể tự phân biệt được bằng mắt thường. Ngoài ra, nên mua mướp hương ở cửa hàng thực phẩm; hệ thống siêu thị uy tín nhằm đảm bảo nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và an toàn sức khỏe.
Xem thêm: https://www.cooky.vn/blog/lam-the-nao-nhan-ra-duoc-muop-huong-voi-muop-trau-3665
Giá mướp hương
Giá mướp hương trên thị trường không cố định mà thay đổi tùy vào từng thời điểm và mùa vụ. Nếu đang đầu hoặc cuối vụ, giá mua mướp có thể sẽ cao hơn mọi khi. Ngoài ra, dáng quả mướp tự nhiên thường cong, nếu áp dụng cách thủ công sẽ giúp chúng thẳng hơn. Thương lái lại khá ưa chuộng mướp thẳng nên sẵn sàng trả với mức giá cao gấp đôi. Cụ thể:
- Giá mua mướp hương (thường) cho thương lái tại vườn: 4.000-6.000 đồng/kg.
- Loại mướp hương thẳng, đẹp bán cho thương lái: 8.000-12.000 đồng/kg.
- Tại các chợ, quả mướp hương tươi có giá khoảng 15.000-20.000 đồng/kg.
- Trong các cửa hàng, siêu thị bán thực phẩm hữu cơ: 25.000-40.000 đồng/kg.
Giá cả mướp gối rẻ, ai cũng có thể mua. Mùa mướp có từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Để an toàn, tốt nhất nên mua mướp gối đúng theo thời vụ giúp tránh hóa chất còn tồn dư. Ngoài ra, cần tìm chọn những quả nặng tay, vỏ ít vết nám đen, cuống tươi là được.
Xem thêm: https://baonghean.vn/trong-muop-huong-thu-lai-hon-10-trieu-sao-138154.html
Cách trồng mướp hương
Cách trồng mướp hương như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Đây là giống cho năng suất cao, độ chắc ngọt và hương vị lại rất ngon. Bởi vậy mà nhiều người muốn tự tay trồng cây mướp hương để sử dụng trong gia đình. Có thể tham khảo theo phương pháp trồng và chăm sóc sau đây:
- Thời vụ gieo trồng: từ tháng 2-4 hoặc tháng 7-9.
- Mật độ: 5 gói hạt (loại 5gram/gói) dùng cho 360 m2.
- Cày xới đất kỹ, lên luống cao 25-30 cm.
- Sau 12 ngày trồng, bón thúc bằng Ure, Kali.
- Bón thúc lần 2 nếu cây được 5-6 lá.
- Khi được 2 tháng, giảm liều lượng phân bón xuống.
- Cắt bỏ hoa trái gần gốc nhất, cố định dây mướp leo.
- Thường xuyên ủ ấm cho cây, không để ứ nước.
- Tích cực nhổ cỏ quanh gốc mướp.
- Loại bỏ quả sâu, ong đốt, dị dạng.
- Dùng thuốc phòng sâu bệnh đúng thời điểm, liều lượng, nồng độ.
Phương pháp trồng mướp hương không quá phức tạp. Người trồng cần đặc biệt lưu ý đến lượng nước tưới cũng như lượng phân bón phù hợp. Lý do bởi mướp hương là loài sợ ngập úng. Nếu không xử lý khéo léo dễ khiến năng xuất cây trồng không cao. Từ đó dẫn đến chất lượng của quả mướp cũng không tốt bằng bình thường được.
Xem thêm: