Giỏ hàng

Quả sa nhân với tác dụng của quả sa nhân và cách dùng chữa bệnh là gì?

Quả sa nhân là gì? Tác dụng của quả sa nhân chữa bệnh gì: Kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng cường hệ thống miễn dịch… Cách dùng quả sa nhân tốt, tránh tác dụng phụ. Cách sử dụng quả sa nhân chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá quả sa nhân bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh cây quả sa nhân và đặc điểm nhận biết quả sa nhân.

Tác dụng chữa bệnh của quả sa nhân và cách sử dụng quả sa nhân

Tác dụng chữa bệnh của quả sa nhân và cách sử dụng quả sa nhân

Quả sa nhân là gì?

Quả sa nhân, sa nhân đỏ, sa nhân thầu dầu hay mè tré bà (danh pháp hai phần: Amomum villosum) là loài thực vật thuộc họ Gừng được trồng ở khắp vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Hạt sa nhân đỏ sau khi chín sẽ khô và có mùi thơm mạnh, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong Đông y.

Đặc điểm của quả sa nhân

Cây cỏ, cao 0,5 – 1,5m. Thân rễ nhỏ, mọc bò ngang chằng chịt như mạng lưới. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác nhau mang tên sa nhân, cũng được dùng.

Mùa hoa quả  của cây sa nhân: Tháng 5 – 6; Quả: Tháng 7 – 8.

Nơi phân bố  của cây sa nhân: Cây mọc hoang ở rừng núi, dưới tán cây râm mát. Trên đây là một số thông tin về cây sa nhân, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sa nhân được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

Đặc điểm của quả sa nhân là gì cùng tác dụng và cách dùng như thế nào

Đặc điểm của quả sa nhân là gì cùng tác dụng và cách dùng như thế nào

Tác dụng của quả sa nhân

Thành phần hóa học Có Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene. Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

Tác dụng chữa bệnh của quả sa nhân 

  • Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.
  • Tác dụng trừ phong thấp, giảm đau của quả sa nhân: Dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy… Dùng sa nhân với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền… Ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.
  • Quả sa nhân có tác dụng an thai: Dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang kí sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.
Quả sa nhân có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng

Quả sa nhân có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng

Cách dùng quả sa nhân

Quả sa nhân có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau. Do vậy cũng có rất nhiều cách dùng kết hợp với các dược liệu khác nhau để điều trị bệnh.

Cách dùng quả sa nhân trị bụng đầy đau do khí trệ

Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống.

Hương sa nhị trần thang
  • Sa nhân 6g,
  • Mộc hương 4g,
  • Đảng sâm 10g,
  • Trần bì 6g,
  • Bán hạ, Phục linh đều 10g,
  • Cam thảo 3g,
  • Gừng tươi 6g sắc uống.
Hương sa chỉ truật hoàn
  • Sa nhân 6g,
  • Chỉ thực 8g,
  • Mộc hương 4g,
  • Bạch truật 10g, sắc uống.

Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu

Hương sa lục quân tử thang
  • Sa nhân 6g,
  • Mộc hương 4g,
  • Đảng sâm,
  • Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10g,
  • Trần bì 6g,
  • Sinh khương 8g,
  • Cam thảo 3g, sắc uống.
Súc sa tán
  • Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.

Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động

Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh. Nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.

Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính

Bài Hương sa lục quân ( như trên).

Súc sa hoàn:

  • Sa nhân 6g,
  • Chế phụ tử 6g,
  • Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can khương,
  • Mộc hương đều 4g, Kha tử bì,
  • Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).

Xem thêm:

Thuốc chữa bệnh từ quả sa nhân – Báo sức khỏe và đời sống

Một số kinh nghiệm dùng Độc vị Sa nhân trị bệnh

Đau nhức răng: ngậm Sa nhân. Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết. ( Tạp chí Trung y Triết giang 1988, 3:100).

Chú ý: Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.

Hình ảnh quả sa nhân

Hình ảnh quả sa nhân

Quả sa nhân khô

Quả sa nhân khô

Vị thuốc sa nhân

Vị thuốc sa nhân

Video về quả sa nhân:

Giá quả sa nhân

Nơi mua bán vị thuốc sa nhân đạt chất lượng ở đâu?

Thuốc Đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng… xuất hiện tràn lan trên thị trường. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.

Sa nhân là vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc Đông y (thuốc Nam, thuốc Bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn. Vị thuốc sa nhân được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc sa nhân tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi. Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button