Cây mía giò là gì? Tác dụng của mía giò chữa bệnh gì: Xơ gan, bệnh tiết niệu, ho gà, giảm tiết niệu… Cách dùng mía giò giải độc gan, thanh lọc cơ thể và chữa nhiều bệnh tránh tác dụng phụ như thế nào tốt? Cách nấu uống mía giò tránh tác dụng phụ tốt nhất. Giá mía giò bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cây mía giò.
Cây mía giò là gì?
Cây mía giò là dược liệu thiên nhiên có lợi cho sức khỏe con người. Nếu biết kết hợp đủ hàm lượng loại thảo dược này thì khả năng phòng và chữa được nhiều bệnh gia tăng.
Cây mía giò là gì?
Mía giò có tên gọi khác là cây tậu chó, cây cát lồi, đọt hoàng, đọt đắng. Loại cây này được chứng minh chiết xuất ra chất Diosgenin giúp chết tạo thuốc Steroid. Loại thuốc này có tác dụng không nhỏ trong việc chống viêm, cai đẻ, đồng hóa …
Tên khoa học của mía giò là Costus specious Smith, (Costus loureiri Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arboreum Lour.L). Thuộc Họ Gừng Zingiberaceae. Xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Đặc điểm của cây mía giò
Mía giò có đặc điểm như sau:
- Chiều cao của cây từ 50 – 60 cm, thân cây khá mềm và rễ phát triển thành củ;
- Lá cây xòe rộng, hình mác trụ, phía dưới của lá tròn, đầu phiến lá nhọn, nhẵn;
- Cụm hoa được mọc thành bông trên đầu cành, không có cuống, hình nang trứng;
- Hoa có màu đỏ, có lông dài, nhọn, tràng cánh hình phễu;
- Quảng nang dài 12mm, nhiều hạt nhẵn màu đen bóng;
Tác dụng của cây mía giò
Cây mía giò có khá nhiều đặc điểm mang lại cho bạn sức khỏe tốt, chữa nhiều bệnh. Dưới đây là thành phần và tác dụng của loại cây này bạn có thể tìm hiểu.
Thành phần của cây mía giò
- Phần rễ mía giò có chứa 87% nước;
- 6,75% chất anbuminoit;
- 66,65% hydrat cacbon;
- 10,65% xơ;
- 9,70% tro;
- 0,75% chất tan trong etê;
- 2,12% dios – genin;
- Ngoài ra còn có tigogenin và một số saponin khác;
Tác dụng của cây mía giò
- Mía gio chữa viêm thận, thuỷ thũng, xơ gan;
- Mía gio chữa ho gà;
- Mía gio chữa giảm niệu;
- Mía gio chữa cổ chướng, viêm nhiễm đường tiết niệu;
- Mía gio chữa cảm sốt, khát nước nhiều, môi rộp;
- Mía gio chữa đái buốt, đái dắt;
- Tác dụng chống viêm, giảm đau;
Cách dùng cây mía giò
Để chữa bệnh bằng mía giò bạn nên đi khám bác sĩ và tìm kiếm thông tin trước khi sử dụng.
Cách dùng mía giò chữa đau tai, viêm tai mãn tính
Sử dụng khoảng 20 gr mía giò tươi giã nhuyễn vắt lấy nước. Sau đó nhỏ trực tiếp vào tai rồi lấy bông thấm khô. Hoặc bạn cũng có thể chấm vào bông rồi rửa tai hàng ngày. Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần khoảng 3 phút thì trong khoảng một tuần bệnh sẽ đỡ hẳn.
Cách dùng mía giò chữa viêm thận phù thũng cấp
Dùng khoảng 15 gr mía giò rồi đun sôi với 1,5 lít nước. Uống hàng ngày thay nước lọc.
Cách dùng mía giò chữa mề đay mẩn ngứa
Dùng 100 gr mía giò sắc nước. Lấy nước này rửa sạch phần da bị mẩn ngứa, mề đay. Hoặc pha thêm nước lạnh để tắm hàng ngày ngăn chặn mụn nhọt và những loại mụn khác.
Cách dùng mía giò chữa đái buốt, đái dắt
Dùng mía giò, bồ công anh, râu ngô, rau má, mã đề, cam thảo dây. Tất cả cho vào nồi sắc nước uống hàng ngày. Lưu ý mỗi loại khoảng 10 gr chứ không dùng nhiều quá.
Cách dùng mía giò chữa viêm gan siêu vi trùng
Dùng 12 gr mía giò; 20 gr nhân trần; 12 gr thổ phục linh; 12 gr chi tử; 12 gr xa tiền tử; 12 gr sâm bố chính; 8 gr thủy xương bồ; 10 gr mạch môn; 12 gr bồ công anh; 6 gr cam thảo đất. Tất cả những nguyên liệu trên sắc với nước và uống trong một ngày.
Cây mía giò chữa bệnh cảm sốt cực kỳ hiệu quả – Nguồn Báo Mới
Hình ảnh cây mía giò
Xem thêm video:
Xem thêm:
Nguồn gốc cây mía giò
Mía giò xuất hiện khá nhiều tại các địa phương ở Việt Nam. Cho dù đồng bằng, miền núi, miền biển hay những nơi ẩm thấp thì mía giò cũng sinh sống được. Không những vậy, mía giò còn xuất hiện ở một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Ghine …
Ở Việt Nam, mía giò xuất hiện nhiều ở khu vực Tây Bắc. Những người ở khu vực này thường dùng búp non hoặc cảnh non của cây này làm thuốc, hoặc làm rau ăn hàng ngày.
Những người dùng cây mía giò
- Mía giò không dùng cho phụ nữ mang thai;
- Trước khi sử dụng bất kì ai cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ;
- Không ăn rau muống khi dùng thảo dược này. Vì rau muống khiến tác dụng của thuốc bị giảm sút thấy rõ;
Giá cây mía giò trên thị trường
Hiện tại trên thị trường, giá bán sản phẩm mía giò từ 170.000 đồng – 250.000 đồng/kg. Cây mía giò không phải là bán hạ nam, cũng không phải là bán hạ có mùi khó chịu. Chính vì thế người mua nên tới các hiệu thuốc Đông y để mua chính xác dược liệu này. Không nên tự ý hái và sử dụng, tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Cây mía giò có nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe con người. hãy dùng đúng hàm lượng và cách chế biến để có được bài thuốc chữa bệnh toàn diện nhất.
Xem thêm: