Giỏ hàng

Rau mùi là gì với tác dụng của rau mùi cùng cách dùng rau mùi trị bệnh

Rau mùi là gì? Tác dụng của rau mùi chữa bệnh gì: huyết áp cao, tim mạch, tiêu hóa,… Cách dùng rau mùi tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của rau mùi. Cách sử dụng rau mùi chế biến món ăn, bảo quản. Giá rau mùi bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh rau mùi.

Đặc điểm nhận biết cây rau mùi là gì và tác dụng của rau mùi

Đặc điểm nhận biết cây rau mùi là gì và tác dụng của rau mùi

Rau mùi là gì?

Rau mùi còn được gọi là mùi ta, ngò hay ngò rí. Tên khoa học của nó là Coriandrum sativum. Loại cây thảo này nhỏ, mọc quanh năm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Rau mùi có chiều cao khoảng từ 20 đến 60cm. Thân cây mảnh, lá nhẵn màu xanh lục, mặt dưới chia thành các phiến hình trái xoan và có răng, mặt trên xẻ thành rất nhiều tua. Loại cây này có nguồn gốc từ châu Phi và Tây Nam Á.

Đặc điểm nhận biết cây rau mùi

Rau ngò ta được dùng như một loại gia vị trong các món ăn hằng ngày. Loại rau này có tính ấm, vị cay nên còn hiệu quả trong chữa trị bệnh.

Ngò rí được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mùi thơm đặc trưng, có vẻ ngoài bắt mắt khi trang trí và nêm nếm cho món ăn.

Bộ phận sử dụng trong chế biến và làm thuốc của rau ngò là phần lá và thân. Những chiếc lá gần gốc có cuống dài, cây gồm 1 đến 3 lá chét, xẻ thành các thùy với răng tròn và to. Trong khi đó, những lá bên trên có lá chét nhỏ hơn, thùy nhỏ và có hình sợi.

Rau ngò có hoa màu trắng hoặc hơi hồng và cụm lại thành tán từ 3 – 5 gọng. Quả của nó rất nhỏ, hình cầu, nhẵn, kích thước chiều dài chỉ từ 2 – 4mm.

Thành phần dinh dưỡng của rau mùi

Trong rau ngò chứa nhiều acid ascorbic có công dụng lọc máu hiệu quả. Ngoài ra, loại rau này còn chứa những chất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, chất béo, chất xơ, chất đạm,… và tinh dầu.

Thành phần dinh dưỡng của rau mùi và đặc điểm nhận biết cây rau mùi

Thành phần dinh dưỡng của rau mùi và đặc điểm nhận biết cây rau mùi

Tác dụng của rau mùi

  • Lá rau ngò có công dụng kích thích tiêu hóa, chống bệnh đầy hơi, cung cấp chất bổ và gia tăng hoạt động bài tiết nước tiểu,…
  • Nhờ hàm lượng tinh dầu trong rau ngò rí cao nên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh yếu khả năng sinh lý.
  • Bên cạnh đó, rau ngò rí còn hiệu quả trong trị chứng long đờm, cảm cúm, và sổ mũi. Nếu sử dụng nước ép từ rau ngò thường xuyên còn giúp cơ thể bổ sung đầy đủ các vitamin quan trọng như A, C, B1, B2, đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Với tác dụng trị long đờm, rau ngò giúp loại bỏ các chất đờm ứ đọng trong đường hô hấp để bạn cảm giác dễ chịu hơn.
  • Hạt rau mùi mang đến công dụng bất ngờ trong chữa cảm lạnh, nhức đầu. Ngoài ra, khi dùng rễ ngò rí sắc uống để trị sỏi thận, bệnh phù nề hay vàng da thì càng thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Không chỉ có hạt và rễ phát huy tác dụng, lá rau ngò còn giúp trị mụn nhọt, các vết thương do côn trùng cắn.
  • Với phụ nữ, việc giữ cho là da luôn hồng hào và sáng mịn là mối quan tâm lớn nhất. Do đó, nếu muốn có làn da đẹp, sử dụng rau ngò trộn hỗn hợp đắp mặt là một trong những cách tối ưu.
  • Rau ngò làm giảm huyết áp: Những người mắc chứng bệnh huyết áp cao được khuyên nên dùng rau ngò thường xuyên. Loại cây này có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và đau tim.
Tác dụng của rau mùi trong chữa nhiều căn bệnh hiệu quả.

Tác dụng của rau mùi trong chữa nhiều căn bệnh hiệu quả.

Cách dùng rau mùi

Rau ngò có nhiều cách sử dụng khác nhau nhưng dùng sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là các cách sử dụng rau ngò bạn có thể tham khảo.

Cách dùng rau mùi chữa bệnh rong kinh

Nguyên liệu:

  • Hạt rau ngò khô: 6g
  • 600ml nước

Cách tiến hành:

Rửa sạch hạt rau ngò khô rồi đem sắc với 600ml nước cho đến khi chỉ còn 300ml, bỏ thêm chút đường vào cho dễ uống, mỗi ngày chia làm 3 lần, nên uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 3 – 5 ngày.

Cách dùng rau mùi cải thiện sữa cho sản phụ sau sinh

Dùng 6g quả mùi già sắc với 100ml nước, đun sôi 15 phút rồi chia 2 lần uống trong ngày. Nếu muốn có tác dụng nhanh chóng, cần làm theo bài thuốc này 3 ngày liên tiếp.

Cách dùng rau mùi trị mụn, giữ làn da luôn tươi trẻ

Cách thực hiện: Người ta đem rau ngò giã nát lấy nước cốt, lượng dùng khoảng 1 thìa cà phê, sau đó cho vào trộn với bột nghệ thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp lên mặt, mát – xa da khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm mỗi tối trước khi ngủ.

Cách sử dụng rau mùi trị bệnh sởi

Người ta thường dùng rau ngò để trị bệnh sởi bằng cách sau:

Chọn những cây mùi già đem rửa sạch, phơi khô để đun nước tắm hoặc giặt quần áo cho trẻ em bị sởi. Ngoài ra, dùng hạt hoặc lá ngò giã nhuyễn kết hợp một ít rượu trắng, sau đó cho vào gói vải và xoa nhẹ lên người. Sử dụng phương pháp này đi kèm với uống nước sắc rau mùi tươi để khỏi bệnh nhanh chóng.

Cách bảo quản rau mùi

  • Rau mùi mua về nhặt hết lá vàng, úa và cắt bỏ rễ.
  • Sau đó, cho phần lá vào một bát nước lạnh ngâm khoảng 5 – 10 phút.
  • Vớt rau ngò ra và đặt lên một chiếc khăn giấy sạch rồi cuốn lại.
  • Cho rau ngò vào túi bóng, buộc chặt miệng và bảo quản trong tủ lạnh.

Xem thêm: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/loi-ich-suc-khoe-bat-ngo-cua-loai-rau-re-nhu-beo-tet-nha-nao-cung-co-c62a937978.html

Hình ảnh rau mùi

Rau mùi khi còn non và khi trưởng thành.

Rau mùi khi còn non và khi trưởng thành.

Hoa rau mùi khi già có màu trắng.

Hoa rau mùi khi già có màu trắng.

Hạt rau mùi có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Hạt rau mùi có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Các sản phẩm tinh chế từ rau mùi bày bán trên thị trường.

Các sản phẩm tinh chế từ rau mùi bày bán trên thị trường.

Tác dụng phụ của rau mùi

Đối với người bị bệnh gan:

Trong rau ngò có chứa nhiều tinh dầu dễ bay hơi làm kích hoạt các cơ quan trong cơ thể. Do đó, nếu ăn nhiều rau này sẽ gây tác dụng phụ, cụ thể là tăng bài tiết mật và làm tổn thương gan.

Người mắc bệnh dạ dày:

Ngò rí được chứng minh là có hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, loại thuốc nào cũng vậy, nếu lạm dụng sẽ phản tác dụng ngược lại. Trong trường hợp này, nếu sử dụng rau ngò quá nhiều, dạ dày sẽ bị gây hại và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Theo một báo cáo y tế, trong vòng 1 tuần sử dụng tới 200ml chiết xuất rau mùi sẽ gây ra triệu chứng như đau dạ dày, nôn mửa, di chuyển khó khăn hay đau bụng,…

Đối với phụ nữ mang bầu:

Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn rau ngò vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Xem thêm: Cách làm đẹp da từ rau ngò



Giá rau mùi bao nhiêu tiền 1kg?

Rau ngò là loại gia vị cần thiết trong các món ăn hằng ngày nên rất dễ mua. Hiện nay, trên thị trường, giá bán đa dạng tùy thuộc vào nơi sản xuất và chất lượng.

Để tránh mua phải rau chứa chất bảo vệ thực vật, bạn nên tìm mua sản phẩm ở các siêu thị uy tín, được kiểm soát chặt chẽ về mức độ an toàn. Giá bán rau mùi dao động khoảng 35.000 đồng/ 1kg.

Cách trồng rau mùi

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt giống rau ngò chuẩn.
  • Khu nuôi trồng cần có điều kiện ánh sáng, thoát nước tốt và độ PH khoảng 6,2 – 6,8%.
  • Thời vụ gieo rau ngò thích hợp là vào mùa xuân.

Bước 2: Tiến hành gieo trồng

+ Ủ hạt: Ngâm hạt rau ngò qua đêm trong nước hơi ấm.

+ Gieo trồng:

Sau khi hạt nảy mầm, trộn thật nhẹ hạt giống rau ngò với một nắm đất tơi xốp hoặc tro bếp. Làm như vậy để hạt giống khi gieo không dính vào nhau và sẽ đều hơn. Tiếp đến, rắc đều lên đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên bên trên có độ dày khoảng 1cm.

+ Chăm sóc: Cần tưới nước đều và giữ cho đất luôn đủ độ ẩm. Sau 3 – 4 ngày, mầm sẽ bắt đầu xuất hiện lá xanh, tuy nhiên vẫn còn rất non.

Rau ngò vừa là gia vị trong các món ăn, vừa là vị thuốc được nhiều người áp dụng trong đời sống. Trên đây là tác dụng và cách dùng rau mùi chữa bệnh. Hy vọng, bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button