Giỏ hàng

Cây sa sâm có tác dụng gì?- Chú ý khi sử dụng cây sa sâm

Cây sa sâm vị ngọt, hơi đắng, tính mát vào kinh phế, vị công dụng dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân

Tên khoa học: launaea pinnatifida Cass (Microhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), thuộc họ Cúc Asteraceae.

Có 2 loại sa sâm là bắc sa sâm và nam sa sâm.

Có nơi nhân dân hái lá ăn sống như rau xà lách và chữa bệnh tạng bạch huyết
(lymphatisme). Có khi người ta dùng rễ phơi khô sao vàng sắc đặc uống cho mát phổi (giải nhiệt) có tác dụng nhuận và thông tiểu. Vùng Nha Trang những người đi biển dùng cây này giã nhỏ chữa những chỗ cá mực cắn.

Sa sâm có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.

Thành phần hóa học:

Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin…

Theo Đông y:

Sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát vào kinh phế, vị

Công dụng dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân

Một số bài thuốc dùng sa sâm để chữa bệnh

  1. Viêm phế quản mãn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy tóc, lưỡi khô, khát nước. Liều lượng: 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác
  2. Viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao phổi Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8-12g, Cam thảo 4g, Tang diệp 8-12g, Biển đậu 8-12g, Thiên hoa 8-12g. Cách dùng: sắc nước uống
  3. Trị máu thiếu, da vàng. Bột nghệ 12g, Hồi hương 4g, Nhục quế 4g, Sa sâm 12g. Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát Thang sa sâm mạch đông: Sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc ngày uống 1 thang
  4. Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng. Thang thanh kim ích khí: Sa sâm 20g, Hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống
  5. Trị hư lao, thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở. Sa sâm nam 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống 2 lần trong ngày.
  6. Chữa viêm phổi, ho đờm, tức ngực. Thang ích vị: Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống.
  7. Trị bệnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, còn sốt lai rai, họng khô, miệng khá. Sa sâm nam 20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Có thể sấy bột làm viên, ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g
    Lưu ý: Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng. Sa sâm tương tác với Lê Lô, một số bệnh nhân viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng sa sâm.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button