Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng điều trị mụn nhọt, viêm sưng tuyến vú, sốt rát, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn…
Tên khoa học: Paris polyphylla.
Thất diệp nhất chi hoa, hay còn gọi là cây bảy lá một hoa, độc cước liên, sâm bảy lá, thiết đăng đài, tảo hưu… Từ lâu, thất diệp nhất chi hoa đã được dùng trong dân gian chủ yếu để thanh nhiệt giải độc, điều trị sốt và rắn độc cắn. ngoài ra thất diệp nhất chi hoa còn được dùng điều trị mụn nhọt, viêm sưng tuyến vú, sốt rát, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, có thể giã củ đắp lên nơi sưng đau.
Thành phần hoá học:
Trong tảo hưu người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucozit.
Trong thân rễ và quả Paris quadrifolia L. người ta chiết được một glucozit gọi là paristaphin, và một chất nhựa gọi là paridol.
Theo đông y:
Vị tảo hưu (thân rễ của cây thất diệp nhất chi hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc
Ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, vị tảo hưu còn dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen xuyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên những nơi sưng đau.
Tại châu Âu, người ta dùng thân, rễ và quả của loài Paris quadrifolia (4 lá) làm thuốc tẩy, nhưng có chất độc. Dùng với liều vừa phải, thân, rễ và quả có tác dụng làm ngủ, chống co thắt và gây nôn tẩy.
Thu hái và chế biến:
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô.
Liều dùng:
Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 2,8 triệu/ kg.