Giỏ hàng

Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Những lưu ý khi chích ngừa bệnh

Hiện nay, thay vì thụ động trong việc phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung thì rất nhiều chị em đã tiến hành tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Việc này giúp cho họ tránh được vi rút gây bệnh cũng như những tác hại mà bệnh có thể gây ra. Vậy khi tiến hành tiêm loại thuốc này thì chị em cần biết những gì?

Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Một số điều cần biết về thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung

Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung là một trong những giải pháp hữu hiệu hàng đầu được các chuyên gia đánh giá cao và đông đảo chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn hiện nay. Vậy việc này mang lại lợi ích gì và cần thực hiện như thế nào? Để giải đáp cho thắc mắc này thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu về về bệnh ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Khiến các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Khi mắc ung thư cổ tử cung, nếu không phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:

  • Gây ra các bệnh sinh dục
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nguy cơ gây vô sinh
  • Nguy cơ tử vong cao

Như vậy có thể thấy, bệnh ung thư cổ tử cung nếu bị biến chứng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường. Vì vậy, tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung sẽ ngăn chặn được các tác hại từ bệnh sớm.

Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia đầu ngành cho biết, ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa bằng hai cách là: khám tầm soát định kỳ và tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Trong đó:

  • Khám tầm soát bằng xét nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản, không gây đau nhằm kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phương pháp này không ngăn ngừa được bệnh ung thư cổ tử cung do HPV gây ra.
  • Phương pháp tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung, cách này giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy vi rút HPV trước khi loại vi rút này xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.

Qua đó có thể thấy, việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi nữ giới được tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung kết hợp với tầm soát định kỳ.

Vậy thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng như thế nào?

  • Giúp ngăn chặn hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung trước khi nữ giới tiếp xúc với vi rút gây bệnh.
  • Có thể ngăn ngừa được ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ.
  • Ngăn chặn các mụn cóc ở bộ phận sinh dục nữ giới và nam giới hiệu quả.

Khi nào nên sử dụng thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Theo các chuyên gia đầu ngành thì đối tượng tốt nhất để tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung là bé gái và bé trai từ 11 – 13 tuổi.

Phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm ngay vắc xin để phòng ngừa chủng bệnh. Bên cạnh đó, từ 30 tuổi vẫn có thể tiêm loại vắc xin này nếu chưa quan hệ tình dục. Nhưng với độ tuổi này thì công dụng của việc tiêm phòng không cao.

Một số tác dụng phụ khi chích ngừa ung thư

Bên cạnh đó, khi tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung thì người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như:

Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như: nhức đầu, sốt nhẹ hay các triệu chứng khác như bị cúm hoặc chóng mặt, ngất xỉu. Không những thế, việc tiêm thuốc vắc xin này còn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

Hơn thế, người bệnh còn xuất hiện một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: xuất hiện một số dị ứng nặng và thần kinh, tê liệt và sưng não. Tuy nhiên, vì đây là những tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa nên chị em đừng quá lo lắng.

Tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số tác dụng phụ

Tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số tác dụng phụ

Ngoài ra, khi đã tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung thì người bệnh cũng cần phải làm các xét nghiệm. Bởi thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung không có tác dụng thay thế các xét nghiệm Pap. Do vậy, trong chăm sóc y tế dự phòng đối với phụ nữ thì việc tầm soát ung thư cổ tử cung thông qua kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm Pap thường xuyên vẫn vô cùng quan trọng.

Qua đó có thể thấy, việc thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung có khá nhiều điều mà người bệnh cần quan tâm. Đồng thời, để việc này có hiệu quả cao nhất thì bạn nên thực hiện ở các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế địa phương.

Những lưu ý khi chích ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Khi chích ngừa bệnh ung thư cổ tử cung thì theo các chuyên gia đầu ngành cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Đối tượng chích ngừa

  • Đối tượng phù hợp nhất để chích ngừa ung thư cổ tử cung là phụ nữ chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ cũng có thể chích ngừa.
  • Ngoài ra, đối với những phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không được tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung.

Làm các xét nghiệm cần thiết trước khi chích ngừa

Bệnh ung thư cổ tử cung không phải do mình vi rút HPV gây ra. Do đó, trước khi chích ngừa thì chị em cần kết hợp với khám phụ khoa để làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Xem thêm:

Tiêm vắc xin: Biện pháp hiệu quả ngừa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung – Nguồn Vietnamnet

Số lượng mũi tiêm

Mỗi chị em nên tiêm 3 mũi ung thư cổ tử cung, mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng. Lưu ý, khi tiêm cần phải tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Trên đây là một số điều cần biết khi tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung mà bạn có thể tham khảo và từ đó tiến hành chích ngừa sớm để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button